Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên. (Trang 37)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Thái Nguyên cách Trung Tâm thành phố 12 km theo đường Hồ Núi Cốc. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.835,88 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp xã Cù Vân, xã An Khánh - huyện Đại Từ.

- Phía Nam giáp xã Phúc Tân - huyện Phổ Yên, xã Phúc Trìu - Thành phố Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. - Phía Tây giáp xã Tân Thái - huyện Đại Từ.

Xã Phúc Xuân được chia thành 15 xóm, đang trong quá trình nghiên cứư đầu tư phát triển mạnh. Cơ sở của xã đã và đang được đầu tư nâng cấp. Cùng với tuyến đường Hồ Núi Cốc là huyết mạch lưu thông đi thành phố và các xã lân cận đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, mở rộng thương mại - du lịch với các xã lân cận và thành phố.[17]

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phúc Xuân có địa hình dạng đồi núi, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn.

Cao độ nền xây dựng từ 26m đến 27m so với mực nước biển. Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m so với mực nước biển. Cao độ cao nhất từ 50m đến 60m so với mực nước biển.

Phúc xuân là một xã miền núi nằm ở phía Tây thành phố, có địa hình tương đối thuận lợi, đồi núi nằm rải rác bao quanh tạo mặt bằng không đồng

đều có chỗ cao và trũng. Chỉ vì lẽ đó gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp và bố trí công trình.[17]

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Phúc Xuân có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, sự thể hiện rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30

C.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ)

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.007 mm/năm, tập chung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9 ) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất là tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 -17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Phúc Xuân nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.

+ Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa nóng, từ tháng 4 đến tháng 10, vào các tháng 6, 7, 8 đôi khi có xuất hiện gió Tây nam khô và nóng.

Các hiện tượng bất thường của thời tiết như mưa lũ, nắng nóng kéo dài, mưa đá… ít xảy ra.[17]

4.1.1.4. Thực vật

Thảm thực vật: Hệ thực vật ở đây mang đặc tính của khu bản địa Bắc nên chủ yếu là rừng tái sinh trồng keo và bạch đàn.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số

Cơ cấu dân số của xã Phúc Xuân được thể hiện dưới bảng 4.1

Bảng 4.1.Tình hình biến động dân số của xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh 2012 – 2010 2010 2011 2012 Số % 1 Tổng số nhân khẩu Người 6.520 7.456 7.991 1.447 22.6 2 Tổng số hộ Hộ 1.712 1.880 1.978 266 15.7 2.1 Hộ sản xuất PNN Hộ 420 634 890 470 111.9 2.2 Hộ sản xuất NN Hộ 1.292 1.246 1.088 -204 - 15.8 3 Tỷ lệ gia tăng dân số % - 1,14 1,22 0,22

(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)[17]

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng số dân trong xã năm 2011 là 7.991 người, trong đó nam giới có 4299 người (chiếm 53,8% tổng số dân toàn xã), nữ giới là 3692 người (chiếm 46,2% tổng số dân toàn xã). Giai đoạn 2009 - 2011, số hộ sản xuất phi nông nghiệp và số hộ sản xuất nông nghiệp tỉ lệ nghịch; số hộ sản xuất phi nông nghiệp tăng dần lên phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ của thành phố cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009,tổng só hộ gia đình tham gia sản xuất là 1.712 trong đó số hộ sản xuất PNN là 420 hộ chiếm 24.5%, sản xuất NN của xã lần lượt là 1.292 hộ chiếm 75.5%, đến năm 2011 tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã là 1.978 trong đó số hộ sản suất PNN là 890, và 1088 hộ sản xuất NN tương ứng với tỉ lệ là 45% và 55%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, chuyển mục đích sử dụng, lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp giảm thay vào đó là sự gia tăng lao động trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

* Khu kinh tế nông nghiệp

Xác định vị trí quan trọng sản xuất Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu, trong 5 năm qua được sự hỗ trợ của nhà nước và đầu tư các chương trình, dự án, khuyến nông tăng hệ số sử dụng đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...kết quả có nhiều chuyển biến tích cực về diện tích, năng suất và sản lượng.

- Về trồng trọt: Tập chung chủ yếu vào các loại cây: Lúa, ngô, đỗ tương, đậu, đặc biệt là cây chè và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau mầu khác, sản xuất hai vụ lúa là vụ xuân và vụ mùa.

+ Lúa vụ xuân: năm 2013 diện tích đạt 180 ha, năng suất đạt 48,4 tạ/ha, sản lượng đạt 849,6 tấn.

+ Lúa vụ mùa: năm 2013diện tích đạt 277 ha, năng suất đạt 45,1 tạ/ ha, sản lượng 1271,2 tấn

+ Cây ngô: diện tích gieo trồng đạt 72 ha, năng suất bình quân đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng đạt 293,1 tấn.

+ Cây đỗ tương diện tích trồng cả năm 25 ha, năng suất 17 tạ/ha, sản lượng 42,6 tấn.

+ Cây lạc diện tích trồng cả năm 30 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 54,0 tấn.

+ Cây khoai lang diện tích trồng cả năm 23 ha, năng suất 53,2 tạ/ha, sản lượng 1.223,6 tấn.

+ Cây chè: tổng diện tích chè hiện có 328,5 ha; trong đó chè kinh doanh 283,5 ha, năng suất 155 tạ/ha, sản lượng đạt 4.394,3 tấn ( riêng chè thâm canh 235 ha, năng suất 155 tạ/ha, sản lượng đạt 3.642,5 tấn búp tươi). Diện tích trồng chè mới là 4 ha, trồng phục hồi là 5 ha.

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc chú ý phát triển một số vùng, hộ chăn nuôi năm 2013 tổng số đàn gia súc, gia cầm, trong đó:

+ Đàn trâu, bò 380 con + Đàn lợn 4.000 con

+ Đàn gà, vịt khoảng 50.000 con

Tỷ lệ phòng dịch gia súc, gia cầm được quan tâm và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND thành phố nên trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra.

- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng trồng mới trong 5 năm qua đã hoàn thành tốt, khoanh nuôi bảo vệ rừng được quan tâm, chú trọng, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác.

- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm thu được chưa mang tính hàng hoá, chỉ mang tính cải thiện đời sống cho người dân.[17]

* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Là một xã có tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ dọc tuyến đường Hồ Núi Cốc chạy qua địa bàn. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tương đối phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 2,4tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch thành phố giao.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hiều thành phần và chủ trương của thành phố về phát triển kinh tế của xã, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã phát triển nhanh đa dạng, thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia.

4.1.2.3. Giáo dục

Trong những năm qua cơ sở vật chất trường học luôn được quan tâm đầu tư, xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, cụ thể là: Về cơ sở vật chất của trường trong năm học vừa qua được quan tâm, củng cố cơ sở vật chất từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học.

- Niên khoá 2012 – 2013 :

+ Trường mầm non : Có 06 lớp, 13 giáo viên, 265 cháu, trong đó có 96 cháu trong độ tuổi đủ tâm thế và nhận thức vào lớp 1, nhà trường có một giáo viên đạt danh hiệu ‘Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố ’, trường đạt tiên tiến.

+ Trường tiểu học : Có 10 lớp với 360 học sinh, 21 giáo viên, tỷ lệ lên lớp đạt 100%, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 35,45%, học sinh khá 43,7%.

+Trường trung học cơ sở : có 08 lớp với 285 học sinh, 33 giáo viên, học sinh giỏi đạt 27,56 %,khá 40,25 %.

- Diện tích đất giáo dục là 1,78 ha. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có chuyển biến tích cực theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, UBND về phát động phong trào thi đua “hai tốt” trong các trường học.[17]

4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã được chú ý đầu tư xây dựng phù hợp với bộ mặt trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố cũng như của tỉnh. Đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, hoạt động của người dân. Trụ sở, ủy ban xã được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp tạo không khí làm việc tích cực, hiệu quả. Hệ thống điện lưới đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và các cơ quan đóng trên địa bàn.[17] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.5. An ninh - Quốc phòng

Công tác an ninh - quốc phòng được đảm bảo, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không để xảy ra điểm nóng, khiếu kiện đông người, kéo dài xảy ra trên địa bàn xã. Xã tổ chức điều chỉnh kế hoạch tác chiến trị an phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng lực lượng cơ động tại chỗ đáp ứng tốt các nhiệm vụ được giao. Làm tốt chính sách hậu phương quân đội, động viên thăm hỏi, tặng quà tân binh, gia đình có quân nhân tại ngũ…[17]

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên Xuân – TP Thái Nguyên

Xã Phúc Xuân có vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa và tổ chức các hoạt động lớn, quan trọng của thành phố Thái Nguyên cũng như của tỉnh Thái Nguyên. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; lao động có trình độ văn hoá, là cơ sở để tiếp thu khoa học kĩ thuật và công nghệ mới.

Điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng cho phép phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp với nhiều loại cây đa dạng để phát triển mạnh công nghệ chế biến đặc biệt là cây chè.

Hệ thống giao thông thông thoáng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.

Tuy nhiên vẫn còn đó một số khó khăn cần khắc phục để có thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có của xã. Công tác xây dựng đô thị còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Tình trạng một số người dân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật gây cản trở tới việc xây dựng, giải tỏa một số nơi trong dự án quy hoạch vẫn còn xảy ra. Khu vực doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường trên địa bàn xã.

Việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản vẫn mang tính chất tự phát, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ huỷ hoại môi trường tự nhiên,cần được điều chỉnh kịp thời.

4.2. Hiện trạng phế thải nông nghiệp của xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên

4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương

Sản xuất nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân. Theo thống kê của UBND xã Phúc Xuân năm 2013: tổng diện tích cây lương thực có hạt là 559 ha trong đó diện tích trồng lúa là 457 ha (2 vụ) , ngô là 72 ha. Ngoài ra diện tích trồng khoai lang là 23 ha, lạc 30 ha, đỗ tương 25 ha các loại rau 7,8 ha.

Bảng 4.2. Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Xuân năm 2011 Đơn vị : ha STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1835,88 100 1 Đất nông nghiệp 1399,91 76,25 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 607,91 33,11 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 319,48 17,40 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 288,43 15,71 1.2 Đất lâm nghiệp 765,42 41,69 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 26,58 1,44

2 Đất phi nông nghiệp 388,63 21,17

2.1 Đất ở 48,99 2,67

2.2 Đất chuyên dùng 95,86 5,22

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,36 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,42 0,13

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 241,0 13,12

3 Đất chưa sử dụng 47,34 2,58

Qua bảng 4.2 cho thấy xã Phúc Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên là 1835,88 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với 1399,91 ha chiến 76,25% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 607,91 ha. Trong đó diện tích cây hàng năm là 319,48 ha chiếm 17,40% so với diện tích đất tự nhiên của xã và chiếm 52,55% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Điều này có nghĩa là hàng năm xã sẽ có một khối lượng lớn phế thải nông nghiệp được tạo thành thải ra môi trường nông thôn.

4.2.2. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp

Xã Phúc Xuân kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp là chính. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp được người dân sử dụng để trồng lúa, ngô, lạc và các loại rau màu

Sử dụng phiếu điều tra và trực tiếp đi khảo sát điều tra 90 hộ gia đình về diện tích canh tác, năng suất, sản lượng, thành phần và khối lượng phế thải nông nghiệp sau thu hoạch ta thu được bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quảđiều tra thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp của 90 hộ dân xã Phúc Xuân TT Loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/năm) Khối lượng phế thải (tấn/ha) Tổng phế thải (tấn/năm) Tỷ lệ (%) 1 Lúa 23,1 4,88 112,73 28,28 653,28 90,65 2 Ngô 6,48 4.08 58,752 9,8 63,50 8,81 3 Đỗ, lạc 1,6 1,7 2,72 2,4 3,84 0,53 4 Rau 0,6 1,65 0,99 0,14 0,08 0,01 5 Tổng 37,17 720,7 100,00 (Nguồn:Kết quảđiều tra, phỏng vấn)

Qua điều tra 90 hộ gia đình trên tổng số 1.088 hộ sản xuất nông nghiệp của xã thì lượng phế thải nông nghiệp mà họ thải ra trong quá trình sản xuất của một năm là tương đối lớn với 720 tấn. Đây là một lượng phế thải rất lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên. (Trang 37)