Đặc điểm hình thái lá của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 47)

Bình, tnh Yên Bái

Lá bưởi thuộc dạng lá đơn, có phiến lá tương đối to và rộng, có hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, lá có màu xanh đậm, không có lông, mép lá có răng nhỏ, gân phụ 5 - 6 cặp, có eo lá và đây là một đặc điểm để phân biệt giữa các giống khác nhau, có đốt ở đáy phiến lá và ở trên lá có túi dầu thơm. Màu sắc lá, độ lớn của eo lá, mật độ răng cưa, mật độ túi tinh dầu và khí khổng thay đổi phụ thuộc vào giống, mùa vụ, tuổi cây và tuổi cành. Tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng nhất

định bởi các điều kiện sinh sống.

Tuổi thọ của lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây, ở điều kiện nước ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 - 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài hơn. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ

rụng rải rác trong năm và ở nước ta thì lá bưởi thường rụng vào mùa đông. Số lá trên cây có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng bưởi. Bởi 95% năng suất của cây trồng là do quá trình quang hợp quyết định. Vì vậy, đặc

điểm hình thái, kích thước, màu sắc của lá là rất quan trọng để cây có thể quang hợp tạo năng suất cây trồng cao nhất.

Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái bộ lá của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Chiều dài trung bình lá (cm) Chiều rộng trung bình lá (cm) Mép lá Hình dạng lá Màu sắc lá Phiến Eo lá Phiến Eo lá 11,96 3,26 5,88 2,73 Gợn sóng Bầu dục Xanh đậm

Lá của cây bưởi Đại Minh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá gợn sóng, lá có màu xanh đậm, gân vàng và đầu nhọn xẻ 2 thùy. Chiều dài phiến lá của cây bưởi Đại Minh nằm trong khoảng từ 9,9 cm đến 13,5 cm và độ dài trung bình là 11,96 cm. Chiều rộng của phiến lá nằm trong khoảng từ 5,3 cm đến 6,7 cm và trung bình là 5,88 cm. Eo lá có chiều dài khoảng từ 2,5 cm đến 4,3 cm và chiều dài trung bình là 3,26 cm. Độ rộng eo lá khoảng từ 1,9 cm đến 3,5 cm và trung bình là 2,73 cm.

Như vậy, diện tích lá càng lớn thì quá trình quang hợp diễn ra càng mạnh, quá trình tích lũy vật chất khô càng nhiều thì năng suất cây trồng càng cao. Do

đó, nếu lá quá to thì sự phát triển về thân lá nhiều hơn là phát triển hoa vì vậy chúng ta cần chú ý chăm sóc, bón phân hợp lý kết hợp với cắt tỉa bỏ những cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu và cắt bỏ những lộc ra không đúng chỗ.

4.2.3. Thi gian xut hin lc xuân và lc hè ca ging bưởi Đại Minh trng ti huyn Yên Bình, tnh Yên Bái

Thời gian xuất hiện lộc cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với sự ra hoa, đậu quả và năng suất. Ngoài ra thời gian ra lộc còn chịu tác động sâu sắc của điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đồng thời thời gian xuất hiện lộc là cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật bón phân và cắt tỉa.

Cây bưởi Đại Minh giống như các giống bưởi khác một năm có thể cho từ 3 - 4 đợt lộc/năm tùy vào từng điều kiện thời tiết và kỹ thuật thâm canh. Trong các đợt lộc/năm thì lộc xuân và lộc hè thường có số lượng nhiều hơn và sinh trưởng khỏe hơn các đợt lộc khác trong năm. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện lộc đến khi kết thúc ra lộc của các đợt lộc là khác nhau. Qua theo dõi sự

xuất hiện lộc trên cây bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình tôi thu được kết quả như sau.

Bảng 4.4: Thời gian xuất hiện lộc xuân của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

(Trên cây 12 - 13 tuổi)

TT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả theo dõi

1 Thời gian lộc xuất hiện Lộc xuân 01 - 03/2 Lộc hè 02 – 04/5 2 Thời gian lộc ra rộ Lộc xuân 15 - 19/2 Lộc hè 14 - 17/5 3 Thời gian kết thúc ra lộc Lộc xuân 01 - 04/3 Lộc hè 29 – 31/5 4 Thời gian từ khi xuất hiện đến kết thúc ra lộc (ngày) Lộc xuân 30,5 Lộc hè 28,5 Qua bảng 4.4 cho thấy:

Về lộc xuân: Trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cây bưởi Đại Minh thường xuất hiện lộc xuân vào khoảng thời gian đầu tháng 2 và kết thúc ra lộc vào khoảng đầu tháng 3. Thời gian từ khi lộc xuân xuất hiện đến khi kết thúc ra lộc trong khoảng 29 - 32 ngày, trong đó thời gian từ khi lộc xuân xuất hiện đến khi lộc ra rộ khoảng 14 đến 16 ngày và thời gian từ khi lộc xuân ra rộđến khi kết thúc ra lộc trong khoảng 15 - 17 ngày.

Về lộc hè: Trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cây bưởi Đại Minh thường xuất hiện lộc hè vào khoảng thời gian đầu tháng 5 và kết thúc ra lộc vào khoảng cuối tháng 5. Thời gian từ khi lộc hè xuất hiện đến khi kết thúc ra lộc trong khoảng 28 - 29 ngày, trong đó thời gian từ khi lộc hè xuất hiện đến khi lộc ra rộ khoảng 13 - 14 ngày và thời gian từ khi lộc hè ra rộ đến khi kết thúc ra lộc trong khoảng 14 - 15 ngày.

4.2.4. Động thái tăng trưởng lc xuân ca ging bưởi Đại Minh trng ti huyn Yên Bình, tnh Yên Bái

Lộc xuân thường được phát sinh từ cành thu năm trước hoặc các cành già của các năm trước nữa. Cành xuân mang hoa gọi là cành quả, không có hoa là cành dinh dưỡng. Lộc xuân thường có số lượng nhiều hơn và sinh trưởng khỏe hơn các đợt lộc khác trong năm. Sự sinh trưởng về chiều dài, đường kính và số

lá/lộc của đợt lộc xuân được thể hiện qua bảng 4.5

trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Chỉ tiêu Ngày sau khi lộc xuất hiện (ngày)

07 14 21 28 35

Chiều dài (cm) 2,96 6,4 13,78 19,29 20,31

Đường kính (cm) 0,20 0,23 0,26 0,28 0,29 Số lá/lộc (lá) 0,00 4,5 9 10,2 10,4

Qua bảng 4.5 cho thấy: chiều dài, kích thước và số lá trên cành lộc xuân tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng từ 7 - 28 ngày sau khi lộc xuất hiện. Sự

tăng trưởng về chiều dài, đường kính và số lá trên cành lộc xuân có mối quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mật thiết với nhau, qua theo dõi động thái tăng trưởng lộc xuân là đợt lộc được hình thành đầu tiên của năm rất có ý nghĩa vì tạo cành chủ yếu mang quả.

Về chiều dài: trong khoảng 7 - 14 ngày chiều dài lộc xuân tăng trưởng từ

2,86 cm lên 6,4 cm tăng 3,44 cm, từ 14 đến 21 ngày chiều dài lộc tiếp tục tăng trưởng nhanh lên 13,78 cm tăng 10,82 cm so với 14 ngày trước đó, khoảng thời gian từ 21 đến 28 ngày chiều dài lộc tăng trưởng tiếp tục tăng từ 13,78 cm lên 19,29 cm tăng 5,51 cm và tăng nhẹ từ 28 đến 35 ngày, tăng 1,02cm trong 7 ngày. Ta thấy lộc xuân đã thành thục với chiều dài đo không thay đổi khi được 35 ngày trởđi.

Về đường kính: cùng với sự tăng trưởng về chiều dài thì đường kính lộc xuân cũng có sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu. Trong khoảng thời gian 7 đến 14 ngày đường kính lộc xuân tăng trưởng từ 0,2 cm lên 0,23 cm tăng 0,03 cm, từ 14 đến 21 ngày đường kính lộc tiếp tục tăng trưởng nhanh lên 0,26 cm tăng 0,03 cm, trong khoảng 21 đến 28 ngày đường kính lộc vẫn tăng trưởng từ

0,26 lên 0,28 cm tăng 0,02 cm và đường kính lộc xuân tăng trưởng châm khi

được 28 ngày, từ 28 đến 35 ngày ta thấy đường kính lộc xuân tăng từ 0,28 lên 0,29 cm, tăng 0,1 cm.Từ 35 ngày trở lên, lộc xuân đã thành thục với đường kính

đo không có sự thay đổi.

Về số lá/lộc: số lá trên cành lộc xuân tăng nhanh trong giai đoạn đầu giống như chiều dài và đường kính lộc. Trong khoảng 7 - 14 ngày số lá đã tăng từ 0 lên 4,5 lá tăng 4,5 lá. Số lá trên cành lộc xuân trong khoảng 14 - 21 ngày tăng lên gấp đôi từ 4,5 lên 9 lá, trong khoảng 21 đến 28 ngày số lá/lộc tiếp tục tăng từ 9 lên 10,2 lá tăng 1,2 lá. Số lá bắt đầu giảm khi lộc xuất hiện được 28 ngày và từ 28 đến 35 ngày ta thấy số lá/lộc đã giảm từ 10,2 lá xuống còn 9,6 lá,

giảm 0,6 lá. Và từ 35 ngày trở lên, lộc xuân đã thành thục với số lá không thay

đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 47)