Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phấn khác nhau đến tỷ lệ đậu quả của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 54)

quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

4.3.1. Nghiên cu nh hưởng ca các ngun phn khác nhau đến t l đậu qu ca ging bưởi Đại Minh trng ti huyn Yên Bình, tnh Yên Bái qu ca ging bưởi Đại Minh trng ti huyn Yên Bình, tnh Yên Bái

Trong những năm gần đây một số giống bưởi đặc sản như: bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Đại Minh (Yên Bái), bưởi Chí Đám (Đoan Hùng) đã xảy ra hiện tượng mất mùa liên tục. Sử dụng biện pháp thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn của các hoa bưởi khác đã cho kết quả khả quan. Trong điều kiện khí hậu khắc nhiệt những năm 2006, 2007 và 2009 giống bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đại Minh, bưởi Chí Đám (Đoan Hùng - Phú Thọ) hầu như mất mùa trắng nhưng những vườn thí nghiệm và mô hình áp dụng biện pháp thụ phấn vẫn cho tỷ lệ đậu quả và năng suất khá đáng kể từ 20 - 200 quả/cây (so với đối chứng những cây không thụ phấn chỉ từ 0 - 6 quả/cây).

Quá trình thụ phấn bổ sung nhằm nâng cao năng suất bưởi Đại Minh là bổ

sung thêm nguồn phấn từ bên ngoài để cải thiện quá trình thụ phấn và thụ tinh của bưởi Đại Minh từ đó làm tăng tỷ lệ đậu quả và hạn chế tỷ lệ rụng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển quả. Việc thụ phấn này đã được đề cập trong một số

công trình nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc và đang được áp dụng khá phổ

biến ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái để khắc phục hiện tượng cây bưởi Đại Minh mất mùa nhiều năm tại địa phương.

Qua thực tế tại địa phương cho thấy khi thụ phấn người dân đã lấy phấn từ hoa của các giống bưởi khác nhau để thụ phấn cho hoa bưởi Đại Minh như

vậy rất khó biết được nguồn phấn nào cho tỷ lệ đậu quả cao nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng quả, từ đó khó có thể xác định được nên ghép cành và trồng xen với giống bưởi nào là tốt nhất. Ngoài ra chỉ có 2 nguồn phấn (bưởi chua và bưởi lá to) được người dân sử dụng phổ biến để thụ phấn bổ sung nên

còn có thể có giống có nguồn phấn khác có tác dụng tương tự hoặc tốt hơn chưa

được phát hiện.

Để giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phấn sử dụng thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu quả của bưởi

Đại Minh. Thí nghiệm được nghiên cứu với 5 công thức, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hoa. Dùng bao chuyên dụng bao cách ly ngay sau khi thụ phấn xong để tránh tạp giao. Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm

được thể hiện ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.1

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các nguồn phấn khác nhau đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh Chỉ tiêu Công thức Số hoa thụ phấn/cây (hoa) Số quảđậu/cây (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) Công thức 1 30 0,67 2,22 Công thức 2 30 19,67 65,56 Công thức 3 30 16,33 54,44 Công thức 4 30 17,67 58,89 Công thức 5 30 5,67 18,89 P - < 0,05 - LSD5% 2,92 CV (%) - 15,3 -

2.22 65.56 54.44 58.89 18.89 0 10 20 30 40 50 60 70 T l đậ u q u ( % ) CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 Công thức CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệđậu quả của giống bưởi Đại Minh ở các công thức thụ phấn bổ sung khác nhau

Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.1 cho thấy: ngoại trừ công thức 2 (thụ phấn bổ

sung bằng phấn hoa bưởi chua), công thức 4 (thụ phấn bằng phấn hoa bưởi diễn) và công thức 3 (thụ phấn bằng phấn hoa bưởi lá to) duy trì tỷ lệ đậu quả

khá cao (65,56%, 58,89% và 54,44%), còn lại công thức 5 (không thụ phấn) cho tỷ lệ đậu quả thấp với 18,89% và công thức 1 (thụ phấn bằng phấn cùng cây) cho tỷ lệ đậu quả rất thấp (2,22%), chứng tỏ vai trò của thụ phấn bổ sung trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả của cây bưởi Đại Minh là rất cần thiết. Phấn bưởi chua có tác dụng giữ quả tốt hơn so với phấn của giống bưởi Diễn và giống bưởi lá to.

Tỷ lệ đậu quả của công thức 2 (thụ phấn bằng phấn bưởi chua) đạt cao nhất với 65,56%, cao hơn 6,67% so với công thức 4 (thụ phấn bằng phấn bưởi diễn) và 11,12% so với công thức 3 (thụ phấn bằng phấn bưởi lá to). Công thức 4 (thụ phấn bằng phấn bưởi diễn) có tỷ lệ đậu quả đạt 58,89%, cao hơn 4,45% so với công thức 3 (thụ phấn bằng phấn bưởi lá to). Công thức 3 (thụ phấn bằng phấn bưởi lá to) có tỷ lệ đậu quả đạt 54,44%, cao hơn 35,55% so với công thức 5 (không thụ phấn).

Từ kết quả về tỷ lệ đậu quả của công thức 1 (thụ phấn bằng phấn cùng cây) và công thức 5 (không thụ phấn) cho thấy: nhìn chung nếu không thụ phấn hoặc giao phấn cùng giống thì quá trình thụ phấn, thụ tinh cho tế bào trứng có

xảy ra nhưng rất kém nên có khả năng hình thành quả non nhưng không giữ được quả và rụng đi, từ đó tỷ lệ đậu quảđều thấp rõ rệt so với giao phấn với các nguồn phần lạ.

Việc thụ phấn bổ sung cho bưởi Đại Minh bằng phấn cây bưởi chua có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, qua đó có thể làm tăng năng

suất của cây bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

4.3.2 Nghiên cu nh hưởng ca các loi vt liu bao qu đến mu mã và cht lượng ca qu bưởi Đại Minh trng ti huyn Yên Bình, tnh Yên Bái.

4.3.2.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến kích thước và khối lượng của quả. của quả.

Bảng 4.10: Kích thước và khối lượng của quả Bưởi Đại Minh với các loại vật liệu bao quả Chỉ tiêu Công thức Kích thước quả (cm) Trọng lượng quả (kg)

Đường kính quả Chiều cao quả

CT1 12,26 10,81 0,845

CT2 12,10 10,75 0,842

CT3 12,05 10,72 0,847 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT4 11,73 10,67 0,841

CT5 11,96 10,71 0,837

Qua bảng 4.10 ta thấy sự khác biệt về kích thước và trọng lượng quả giữa các loại túi bao quả không chênh lệch nhau nhiều. Công thức 1 (không bao) cho quả có kích thước to nhất với đường kính quả trung bình là 12,26 cm và chiều cao quả trung bình là 10,81 cm. Đứng thứ 2 là công thức 2 (bao quả bằng túi nilon trắng), tiếp theo đến công thức 3 (bao quả bằng túi nilon đen), công thức 5(bao quả bằng túi chuyên dụng). Công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) cho kích thước quả nhỏ nhất với đường kính trung bình là 11,73 cm và chiều cao trung bình là 10,67 cm.

Về trọng lượng quả thì ở công thức 3 (bao quả bằng túi nilon đen) cho quả có khối lượng cao nhất với khối lượng trung bình là 0,847 kg. Đứng thứ 2 là công thức 1 (không bao quả) với khối lượng trung bình 0,845, công thức 2 (bao quả bằng túi nilon trắng) với khối lượng trung bình 0,842 kg, công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) với khối lượng trung bình 0,841 kg. Công thức 5 (bao quả bằng bao chuyên dụng) cho quả có khối lượng thấp nhất với khối lượng trung bình là 0,837 kg.

Trong cả 5 công thức trên, ta thấy kích thước và trọng lượng quả giữa các công thức không chênh lệch nhau nhiều. Qua đó chứng tỏ việc bao quả cũng không làm ảnh hưởng đến khối lượng quả dẫn đến ít ảnh hưởng đến năng suất của cây. Như vậy, bao quả bằng bằng các loại túi bao quả khác nhau không làm ảnh hưởng

đến kích thước cũng như khối lượng quả bưởi Đại Minh.

4.3.2.2. Ảnh hưởng của thời điểm, vật liệu bao quả đến tình trạng nhiễm sâu, bệnh hại. sâu, bệnh hại.

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quảđến tình trạng nhiễm sâu, bệnh hại

Công thức

Tên sâu bệnh và tác nhân gây hại chính

Đốm đen Nhện Ruồi đục quả Nấm ở cuống Rám nắng CT1 + + + + + CT2 - - + + + CT3 - + + + - CT4 + - - + - CT5 - - - - -

Ghi chú: (+): gây hại ; (-) : không có

Theo kết qủa điều tra hiện trạng sâu bệnh hại, trên cây bưởi Đại Minh có khoảng 20 loại tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi (từ sau

đậu quả đến khi thu hoạch), phổ biến nhất trong những năm gần đây là bệnh

đốm đen do nấm Phyllosticta citricarpa gây ra. Các loại sâu bệnh khác gây hại làm ảnh hưởng xấu đến mã quả như: nhện, bọ trĩ gây rám quả (vỏ sần, xám),

đốm đen, nhện, ruồi đục quả, nấm ở cuống,… Tình trạng nhiễm sâu, bệnh hại ở

các công thức bao quả trong cả hai năm nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.11 Kết quả bảng 4.11 cho thấy: Bao quả làm ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng nhiễm sâu bệnh hại trên quả. Ở công thức 1 (không bao quả) thì hầu hết quả

bưởi đều bị ảnh hưởng bởi các loài sâu bệnh như đốm đen, nhện, ruồi đục quả, nấm ở cuống và rám. Công thức 2 (bao bằng túi nilon trắng), công thức 3 (bao bằng túi nilon đen) và công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) thì ảnh hưởng của các loài sâu bệnh lên quả đã được hạn chế nhưng chưa triệt để. Còn ở công thức cuối cùng – công thức 5 (bao quả bằng bao chuyên dụng) thì ảnh hưởng của của các loài sâu bệnh lên quả hầu như là không còn. Quả cho chất lượng tốt mà không cần đến các biện pháp phun thuốc trừ sâu.

4.3.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu bao quảđến mẫu mã quả.

Công thức Màu sắc Trạng thái vỏ quả Mẫu mã quả CT1 Vàng hơi xanh 45% nhẵn, 55% sần, vết Trung bình CT2 Vàng xanh 80% nhẵn, bóng,20% hơi sần Khá CT3 Vàng xanh 85% nhẵn, bóng,15% hơi sần Khá CT4 Vàng xanh 70% nhẵn, 30% sần, vết Trung bình CT5 Vàng xanh 90% nhẵn, bóng, 10% hơi sần Đẹp

Qua bảng 4.12 ta thấy: Bao quả ảnh hưởng rõ rệt tới màu sắc, trạng thái vỏ quả. Công thức 5( bao quả bằng bao chuyên dụng) cho mẫu mã quả đẹp nhất với quả màu vàng xanh, số lượng quả có vỏ nhẵn, bóng lên đến 90%, chỉ

có 10% còn lại là vỏ hơi sần. Công thức 2 và công thức 3 (bao bằng nilon trắng và nilon đen) cho mẫu mã quả ở mức khá. Công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) cho mẫu mã quả ở mức độ trung bình với quả màu vàng xanh, 70% số

quả có vỏ nhẵn, 30% số quả còn lại có vỏ sần và có vết. Công thức 1 (không bao) cho mẫu mã quả kém nhất với quả màu vàng hơi xanh, số quả có vỏ nhẵn chỉ có 45% trong khi đó 55% còn lại là quả có nốt sần và vết.

Tóm lại: Bao quả bằng túi chuyên dụng có tác dụng tốt trong việc hạn chế một số đối tượng sâu bệnh hại trên quả và làm tăng phẩm chất của quả. Trong đó túi bao quả chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất. Túi bao bằng vật liệu giấy bản do Trung Quốc sản xuất có độ bền cao, dễ sử dụng tuy nhiên giá thành hơi đắt. Nhưng nếu so sánh với các biện pháp phòng trừ cũ như phun thuốc trừ sâu 15 ngày/ 1 lần phun thì bao quả bằng túi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa không gây ảnh đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Yên Bình, tnh Yên Bái

- Yên Bình có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản… Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, song huyện còn nhiều khó khăn.

5.1.2. Đặc đim nông sinh hc ca ging bưởi Đại Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giống bưởi Đại Minh sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các đặc điểm hình thái của cây bưởi

Đại Minh thay đổi phụ thuộc vào tuổi cây. Lá bưởi Đại Minh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá gợn sóng, lá có màu xanh đậm.

- Trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái thì lộc xuân xuất hiện vào đầu tháng 2 và kết thúc vào đầu tháng 3, lộc hè xuất hiện vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 5.

- Động thái tăng trưởng lộc xuân và lộc hè : chiều dài, kích thước và số lá trên cành lộc tăng trưởng nhanh trong gian đoạn đầu, từ 7 – 28 ngày. Từ 35 ngày trở đi, lộc thành thục và không có sự thay đổi nhiều về chiều dài, kích thước và số lá.

- Thi gian ra hoa: trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình cây bưởi Đại Minh bắt đầu nở hoa vào đầu tháng 3, thời gian nở hoa từ 18 - 21 ngày. Hoa bưởi Đại Minh có màu trắng sáng, tồn tại ở hai dạng hoa là hoa chùm và hoa đơn.

5.1.3. Kết qu nghiên cu các bin pháp k thut

- Thụ phấn bổ sung bằng phấn hoa bưởi khác giống có khả năng làm tăng tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh. Trong các nguồn phấn được sử dụng để

thụ phấn bổ sung cho cây bưởi Đại Minh thì phấn hoa bưởi chua cho kết quả tốt nhất. Thụ phấn bằng phấn bưởi cùng cây cho tỉ lệđậu quả thấp nhất.

- Sử dụng các loại vật liệu bao quả có ảnh hưởng tốt đến mẫu mã cũng như phẩm chất quả bưởi Đại Minh. Trong đó, bao quả bằng túi bao chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất cho quả có chất lượng tốt nhất, hạn chế hầu hết các loại sâu bệnh hại và cho mẫu mã đẹp.

5.2. Đề nghị

Bưởi Đại Minh là một loại cây ăn quả đặc sản, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, bưởi Đại Minh nên cần được quy hoạch để mở rộng diện tích trồng trên đại bàn huyện.

Để tăng năng suất và chất lượng quả bưởi Đại Minh cần áp dụng các biện pháp kỹ thật như thụ phấn bổ sung và bao quả. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên các thí nghiệm về thụ phấn bổ sung và sử dụng các loại vật liệu bao quả mới chỉ nghiên cứu được giai đoạn đầu và chưa thu được kết quả cuối cùng. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu ở các giai đoạn sau và tiến hành lặp lại nhiều vụ để khẳng định chắc chắn kết quả, từ đó làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. ĐỗĐình Ca (1995), Khả năng và triển vọng phát triển cây quýt và một số cây ăn quả khác ở vùng Bắc Quang, Hà Giang, Luận Án Phó Tiến Sĩ khoa học Nông Nghiệp.

2. Lương Bành Chí (2007), Kỹ thuật giữ quả cho cây cây cam quýt, Viện nghiên cứu cam quýt Trung Quốc.

3. Bùi Huy Đáp (1960), “Cam quýt”, Cây ăn quả nhiệt đới tập I, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

4. Hoàng A Điền (1999), Kỹ thuật trồng bưởi Văn Đán, Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây (Lê Sĩ Nhượng dịch).

5. Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, Phạm Văn Côn, Đoàn Thế Lư (2000), Tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả.

6. Trịnh Nhất Hằng (2006), Kỹ thuật thụ phấn bổ sung và tỉa cành tạo tán cho cây mảng cầu dai (Annona squasmosa), Tạp chí Khoa học và công nghệ - Bộ NN&PTNT số 1 năm 2006.

7. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quảở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

8. Vũ Việt Hưng (2002), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận văn Thạc Sỹ Nông Nghiệp - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Vũ Việt Hưng (2010), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận án khoa học Nông Nghiệp.

10. Vũ Việt Hưng (2010), Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, Luận án khoa học Nông Nghiệp.

11. http://aloquatet.com/Buoi-long-co-co-san-pham-120.html 12. http://buoidaxanh.vn/2012/09/buoi-da-xanh-ben-tre

13. http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh-shtt/Buoi-Thanh-tra-Hue

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 54)