sâu, bệnh hại.
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quảđến tình trạng nhiễm sâu, bệnh hại
Công thức
Tên sâu bệnh và tác nhân gây hại chính
Đốm đen Nhện Ruồi đục quả Nấm ở cuống Rám nắng CT1 + + + + + CT2 - - + + + CT3 - + + + - CT4 + - - + - CT5 - - - - -
Ghi chú: (+): gây hại ; (-) : không có
Theo kết qủa điều tra hiện trạng sâu bệnh hại, trên cây bưởi Đại Minh có khoảng 20 loại tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi (từ sau
đậu quả đến khi thu hoạch), phổ biến nhất trong những năm gần đây là bệnh
đốm đen do nấm Phyllosticta citricarpa gây ra. Các loại sâu bệnh khác gây hại làm ảnh hưởng xấu đến mã quả như: nhện, bọ trĩ gây rám quả (vỏ sần, xám),
đốm đen, nhện, ruồi đục quả, nấm ở cuống,… Tình trạng nhiễm sâu, bệnh hại ở
các công thức bao quả trong cả hai năm nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.11 Kết quả bảng 4.11 cho thấy: Bao quả làm ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng nhiễm sâu bệnh hại trên quả. Ở công thức 1 (không bao quả) thì hầu hết quả
bưởi đều bị ảnh hưởng bởi các loài sâu bệnh như đốm đen, nhện, ruồi đục quả, nấm ở cuống và rám. Công thức 2 (bao bằng túi nilon trắng), công thức 3 (bao bằng túi nilon đen) và công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) thì ảnh hưởng của các loài sâu bệnh lên quả đã được hạn chế nhưng chưa triệt để. Còn ở công thức cuối cùng – công thức 5 (bao quả bằng bao chuyên dụng) thì ảnh hưởng của của các loài sâu bệnh lên quả hầu như là không còn. Quả cho chất lượng tốt mà không cần đến các biện pháp phun thuốc trừ sâu.
4.3.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu bao quảđến mẫu mã quả.
Công thức Màu sắc Trạng thái vỏ quả Mẫu mã quả CT1 Vàng hơi xanh 45% nhẵn, 55% sần, vết Trung bình CT2 Vàng xanh 80% nhẵn, bóng,20% hơi sần Khá CT3 Vàng xanh 85% nhẵn, bóng,15% hơi sần Khá CT4 Vàng xanh 70% nhẵn, 30% sần, vết Trung bình CT5 Vàng xanh 90% nhẵn, bóng, 10% hơi sần Đẹp
Qua bảng 4.12 ta thấy: Bao quả ảnh hưởng rõ rệt tới màu sắc, trạng thái vỏ quả. Công thức 5( bao quả bằng bao chuyên dụng) cho mẫu mã quả đẹp nhất với quả màu vàng xanh, số lượng quả có vỏ nhẵn, bóng lên đến 90%, chỉ
có 10% còn lại là vỏ hơi sần. Công thức 2 và công thức 3 (bao bằng nilon trắng và nilon đen) cho mẫu mã quả ở mức khá. Công thức 4 (bao quả bằng bao xi măng) cho mẫu mã quả ở mức độ trung bình với quả màu vàng xanh, 70% số
quả có vỏ nhẵn, 30% số quả còn lại có vỏ sần và có vết. Công thức 1 (không bao) cho mẫu mã quả kém nhất với quả màu vàng hơi xanh, số quả có vỏ nhẵn chỉ có 45% trong khi đó 55% còn lại là quả có nốt sần và vết.
Tóm lại: Bao quả bằng túi chuyên dụng có tác dụng tốt trong việc hạn chế một số đối tượng sâu bệnh hại trên quả và làm tăng phẩm chất của quả. Trong đó túi bao quả chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất. Túi bao bằng vật liệu giấy bản do Trung Quốc sản xuất có độ bền cao, dễ sử dụng tuy nhiên giá thành hơi đắt. Nhưng nếu so sánh với các biện pháp phòng trừ cũ như phun thuốc trừ sâu 15 ngày/ 1 lần phun thì bao quả bằng túi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa không gây ảnh đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Yên Bình có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản… Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, song huyện còn nhiều khó khăn.
5.1.2. Đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Đại Minh
- Giống bưởi Đại Minh sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các đặc điểm hình thái của cây bưởi
Đại Minh thay đổi phụ thuộc vào tuổi cây. Lá bưởi Đại Minh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá gợn sóng, lá có màu xanh đậm.
- Trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái thì lộc xuân xuất hiện vào đầu tháng 2 và kết thúc vào đầu tháng 3, lộc hè xuất hiện vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 5.
- Động thái tăng trưởng lộc xuân và lộc hè : chiều dài, kích thước và số lá trên cành lộc tăng trưởng nhanh trong gian đoạn đầu, từ 7 – 28 ngày. Từ 35 ngày trở đi, lộc thành thục và không có sự thay đổi nhiều về chiều dài, kích thước và số lá.
- Thời gian ra hoa: trong điều kiện tự nhiên tại huyện Yên Bình cây bưởi Đại Minh bắt đầu nở hoa vào đầu tháng 3, thời gian nở hoa từ 18 - 21 ngày. Hoa bưởi Đại Minh có màu trắng sáng, tồn tại ở hai dạng hoa là hoa chùm và hoa đơn.
5.1.3. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
- Thụ phấn bổ sung bằng phấn hoa bưởi khác giống có khả năng làm tăng tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh. Trong các nguồn phấn được sử dụng để
thụ phấn bổ sung cho cây bưởi Đại Minh thì phấn hoa bưởi chua cho kết quả tốt nhất. Thụ phấn bằng phấn bưởi cùng cây cho tỉ lệđậu quả thấp nhất.
- Sử dụng các loại vật liệu bao quả có ảnh hưởng tốt đến mẫu mã cũng như phẩm chất quả bưởi Đại Minh. Trong đó, bao quả bằng túi bao chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất cho quả có chất lượng tốt nhất, hạn chế hầu hết các loại sâu bệnh hại và cho mẫu mã đẹp.
5.2. Đề nghị
Bưởi Đại Minh là một loại cây ăn quả đặc sản, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, bưởi Đại Minh nên cần được quy hoạch để mở rộng diện tích trồng trên đại bàn huyện.
Để tăng năng suất và chất lượng quả bưởi Đại Minh cần áp dụng các biện pháp kỹ thật như thụ phấn bổ sung và bao quả. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên các thí nghiệm về thụ phấn bổ sung và sử dụng các loại vật liệu bao quả mới chỉ nghiên cứu được giai đoạn đầu và chưa thu được kết quả cuối cùng. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu ở các giai đoạn sau và tiến hành lặp lại nhiều vụ để khẳng định chắc chắn kết quả, từ đó làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước
1. ĐỗĐình Ca (1995), Khả năng và triển vọng phát triển cây quýt và một số cây ăn quả khác ở vùng Bắc Quang, Hà Giang, Luận Án Phó Tiến Sĩ khoa học Nông Nghiệp.
2. Lương Bành Chí (2007), Kỹ thuật giữ quả cho cây cây cam quýt, Viện nghiên cứu cam quýt Trung Quốc.
3. Bùi Huy Đáp (1960), “Cam quýt”, Cây ăn quả nhiệt đới tập I, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
4. Hoàng A Điền (1999), Kỹ thuật trồng bưởi Văn Đán, Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây (Lê Sĩ Nhượng dịch).
5. Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, Phạm Văn Côn, Đoàn Thế Lư (2000), Tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả.
6. Trịnh Nhất Hằng (2006), Kỹ thuật thụ phấn bổ sung và tỉa cành tạo tán cho cây mảng cầu dai (Annona squasmosa), Tạp chí Khoa học và công nghệ - Bộ NN&PTNT số 1 năm 2006.
7. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quảở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
8. Vũ Việt Hưng (2002), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận văn Thạc Sỹ Nông Nghiệp - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Vũ Việt Hưng (2010), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận án khoa học Nông Nghiệp.
10. Vũ Việt Hưng (2010), Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, Luận án khoa học Nông Nghiệp.
11. http://aloquatet.com/Buoi-long-co-co-san-pham-120.html 12. http://buoidaxanh.vn/2012/09/buoi-da-xanh-ben-tre
13. http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh-shtt/Buoi-Thanh-tra-Hue 14. http://www.agroviet.gov.vn
15. http://www.cesti.gov.vn
16. Nguyễn Văn Luật (2006), Cây có múi giống và kỹ thuật trồng, Nxb Nông
Nghiệp Hà Nội.
17. Lương Thị Kim Oanh (2011), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) tại một số vùng sinh thái Miền núi phía Bắc Việt Nam. Đề tài cấp Bộ - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
18. Nguyễn Thị Phượng (2011), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
19. S.G Gandhi (1973), “Cam quýt ở Ấn Độ”, Cây ăn quả nhiệt đới tập II, Cam, Quýt, Tranh, Bưởi, Nxb khoa học kỹ thuật (tài liệu dịch của Đỗ Ngọc Anh, Huỳnh Lý, Ngô Bích Nga, Nguyễn Văn Trung) T 400 - 434.
20. Hoàng Minh Tấn, Nguyên Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006), “Giáo trình sinh lý thực vật”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
21. Trần Đăng Thổ (1993), Kỹ thuật trồng bưởi Sa Điền, Nxb Khoa học Nông nghiệp Quảng Tây - Trung Quốc.
22. Tôn Thất Trình (1995), Tìm hiểu các loại cây ăn quả có triển vọng xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp.
23. Trần Thế Tục (1995), Cây bưởi và triển vọng phát triển ở Việt Nam. Sản xuất và thị trường cây có múi. Tạp trí khoa học kỹ thuật BNN&CNTP tháng 10 năm 1995, Trung tâm thông tin Viện Nghiên cứu rau quả.
24. Đỗ Năng Vịnh (2008), Cây ăn quả có múi - Công nghệ sinh học chọn tạo giống. Nxb Nông nghiệp.
25. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), “Giáo trình cây ăn quả”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
II. Tài liệu nước ngoài
26. Angelina M. Garees - Citrus Germplasm Conservationin the Philippines. 27. Chawalit Niyomdham (1992), Plant resources of South - East Asia 2 Edible
frui and nut, Indonesia, P 128 - 131.
28. Pinhas Spiegel - Roy and Eliezer E.Goldschmidt (1996), Biology of Citrus.
Cambridge Uni. Press.
29. Suwanapong Thongplew (1991), Effeet of hand pollination on fruit set and fruit charaeterristics of four pummelo [Citrus maxima (J.Burman) Merrill] cultivars, Bangkok (Thailan), 147 leaves.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÍ NGHIỆM THỤ PHẤN BỔ SUNG
Hoa bưởi Đại Minh Hoa bưởi chua
[[[
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÍ NGHIỆM BAO QUẢ
Quả không bao
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Ảnh hưởng của các công thức thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh
Số quả đậu
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQDAU FILE SO QDAU 27/ 5/14 18:34
--- :PAGE 1 VARIATE V003 SQDAU
Anh huong cua nguon phan su dung thu phan bo sung den ty le dau qua cua giong buoi Dai Minh
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 1373.07 343.267 85.46 0.000 3 2 NL 2 6.53333 3.26667 0.81 0.480 3 * RESIDUAL 8 32.1334 4.01668 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 1411.73 100.838 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO QDAU 27/ 5/14 18:34
--- :PAGE 2 Anh huong cua nguon phan su dung thu phan bo sung den ty le dau qua cua giong buoi Dai Minh
MEANS FOR EFFECT CT
--- CT NOS SQDAU 1 3 0.000000 2 3 22.0000 3 3 20.0000 4 3 20.6667 5 3 3.00000 SE(N= 3) 1.15711 5%LSD 8DF 3.77320 --- MEANS FOR EFFECT NL
--- NL NOS SQDAU 1 5 13.6000 2 5 13.6000 3 5 12.2000 SE(N= 5) 0.896290 5%LSD 8DF 2.92271 --- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO QDAU 27/ 5/14 18:34
--- :PAGE 3 Anh huong cua nguon phan su dung thu phan bo sung den ty le dau qua cua giong