Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 40)

Là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đó là thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế, dịch vụ. Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây

ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi

đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.

Vị trí địa lý

Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía đông nam, cách thủđô Hà Nội 170 km về phía tây bắc, phía đông nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp thành phố Yên Bái, phía tây bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên, phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số

xã của huyện.

Tài nguyên - khoáng sản

Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích

đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên.

Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc được tạo bởi hai dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (phía

Đông hồ Thác Bà) và Con Voi nằm phía hữu ngạn sông Chảy.

Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ

vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây

ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các

thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ

sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực.

Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nước và tài nguyên rừng còn kể đến một số khoáng sản: đá vôi phong hoá có độ

trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh, fenpat; ngoài ra có

đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu... những loại tài nguyên này đều có trữ lượng khá lớn.

Khí hậu - thủy văn

Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2 mm, số

ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch và dịch vụ.

Bảng 4.1: Thời tiết khí hậu của huyện Yên Bình từ tháng 5/2013 – 4/2014 Năm Tháng Nhiệt độ (°C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Số giờ nắng (giờ/tháng) Tối cao Tối thấp Trung bình 2013 5 39,5 20,2 30,5 85 289,6 92,4 150 6 37,4 21,4 28,0 85 260,5 106,2 165 7 33,3 24,6 27,6 82 859,4 77,4 145 8 35,5 22,7 28,0 85 445,5 78,2 165 9 34,6 20,3 25,8 85 389,2 61,8 120 10 30,5 18,2 24,2 76 90,2 103,4 150 11 29,6 16,5 21,4 73 54,4 94,5 95 12 24,8 11,2 14,0 72 43,6 87,6 135 Tổng 2432,4 701,5 1125 2014 1 23,4 7,6 15,3 75 12,6 27,4 40 2 25,2 8,6 14,7 80 36,4 45,5 50 3 26,8 11,9 18,2 88 98,5 90 45 4 31,6 17,8 22,5 87 146,3 45 60 Tổng 293,8 207,9 195

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Yên Bình, 2014) Qua bảng 4.1, ta thấy :

Trong 8 tháng cuối năm 2013:

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 với 39,5°C, trung bình là 30,5°C, thấp nhất vào tháng 12 với 11,2°C.

- Tổng số giờ nắng trong 8 tháng cuối năm là 1125 giờ, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 11 với 95 giờ, tháng 6 và tháng 8 có số giờ nắng nhiều nhất với 165 giờ.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong 8 tháng đầu năm 2432,4 mm, tháng 7 có lượng mưa nhiều nhất đạt 859,4 mm, tháng 12 có lượng mưa ít nhất với 43,6mm.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình là 80,4%, độ ẩm không khí lớn nhất vào tháng 5 đến tháng 9 với 85%, độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 12 với 72%.

- Lượng bốc hơi nước của 8 tháng cuối năm là 701,5 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng bốc hơi /lượng mưa) là 0,3. Tháng có lượng nước bốc hơi nhiều nhất là tháng 6 với 106,2 mm, tháng 9 có lượng nước bốc hơi ít nhất với 61,8 mm.

Trong 4 tháng đầu năm 2014:

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 với 31,6°C, trung bình 22,5°C, thấp nhất vào tháng 1 với 7,6°C.

- Tổng số giờ nắng trong 4 tháng đầu năm 2014 là 195 giờ, tháng có số giờ

nắng nhiều nhất là tháng 4 với 60 giờ, tháng 1 có số giờ nắng ít nhất với 40 giờ. - Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong 4 tháng đầu năm 212,9 mm, tháng 3 có lượng mưa nhiều nhất đạt 90 mm, tháng 1 có lượng mưa ít nhất với 27,4 mm.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình là 82,5%, độẩm không khí lớn nhất vào tháng 3 với 88, độẩm không khí thấp nhất vào tháng 1 với 75%.

- Lượng bốc hơi nước của 4 tháng đầu năm là 207,9 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng bốc hơi /lượng mưa) là 0,7. Tháng có lượng nước bốc hơi nhiều nhất là tháng 3 với 90 mm, tháng 1 có lượng nước bốc hơi ít nhất với 27,4 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)