Thụ phấn là sự chuyển những hạt phấn có chứa những giao tử đực (tinh tử) tới đầu nhụy của cùng một hoa hay khác hoa. Thụ phấn là điều kiện để cho sự dung hợp giữa các nhân tế bào của hạt phấn với nhân tế bào của noãn tạo ra
quả và hạt, do vậy thụ phấn không chỉ là điều kiện của sự thụ tinh mà còn thúc
đẩy sự sinh sản của thực vật nói chung và của cây trồng nói riêng. Những nghiên cứu về thụ phấn bổ sung cho cây bưởi chủ yếu được nghiên cứu tại Trung Quốc, Thái Lan. Có thể tóm tắt một số nghiên cứu chính về ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu quả, chất lượng và phương pháp thụ phấn cho cây bưởi như sau:
Nghiên cứu sự đậu quả ở bưởi của Thái Lan cho thấy: tỷ lệ đậu quả khi tự thụ thường rất thấp (từ 0 - 2,8%) nhưng khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 9 - 24% (Suwanapong Thongplew, 1991) [29].
Theo Trần Đăng Thổ, 1993 [21] khi cho bưởi Sa Điền giao phấn với bưởi chua thì tỷ lệ đậu quả nâng từ 1,99% lên tới 25%.
Ngoài nghiên cứu về vai trò của thụ phấn bổ sung cho cây bưởi các nhà khoa học Trung Quốc còn quan tâm nghiên cứu phương pháp thụ phấn. Theo các nhà khoa học thuộc Viện cây có múi Quế Lâm, Viện nghiên cứu cam quýt Trung Quốc còn có những biện pháp chính sau được dùng để thụ phấn bổ sung cũng như bổ sung nguồn phấn cho giống bưởi Shatianyou: Thụ phấn bằng tay, phun hỗn hợp nước với phấn hoa, treo cành bổ sung nguồn phấn, ghép bổ sung nguồn phấn… Mỗi biện pháp điều có những ưu và nhược điểm nhất định nhưng
điều có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả cho bưởi Shatianyou [2].
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về thụ phấn trên thế giới đều chỉ ra rằng: thụ phấn bổ sung là cần thiết cho cây bưởi. Đặc biệt, thụ phấn bổ sung có tác dụng rõ trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện kích thước quả. Mức độ
tác động của thụ phấn bổ sung phụ thuộc vào từng đối tượng và từng vùng sinh thái cụ thể. Để có kết luận chính xác cần triển khai một số thí nghiệm trên một
đối tượng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ở nước ta hiện nay chỉ có một số nghiên cứu được công bố về thụ phấn cho cây có múi nói chung, cây bưởi nói riêng. Trong khi đó việc thụ phấn bổ
sung đã được thực hiện trên khá nhiều đối tượng cây trồng bằng rất nhiều các biện pháp khác nhau như thụ phấn bằng côn trùng (thả ong, kiến), thụ phấn trực tiếp bằng tay…
Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh, 2008 [24] các giống cây có múi có thể cho năng suất khá cao khi chỉ vài phần trăm số hoa đậu quả. Hầu hết các giống cây có múi cần thụ phấn để đạt năng suất cao. Đối với một số giống chỉ cần tụ thụ
phấn là đủ nhưng các giống bất dục đực cần phải trồng xen một số cây cho phấn (cây đực) nhằm cung cấp nguồn phấn khác giống và sự thụ phấn thụ tinh bằng côn trùng hoặc ong bướm.
Theo tác giả Trịnh Nhất Hằng, 2006 [6] với phương pháp thụ phấn bổ
sung, tỷ lệ đậu trái của mãng cầu dai đạt trên 90%, trong khi đối chứng (để tự
nhiên) chỉ đạt 15 - 30%. Quả được thụ phấn có hình cân đối đẹp, kích thước to hơn thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Theo tác giả Vũ Việt Hưng, 2010 [13] biện pháp thụ phấn bổ sung bằng phấn hoa bưởi chua (bưởi trồng từ hạt) có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệđậu quả qua đó nâng cao năng suất (cao hơn đối chứng trên 20 lần) của bưởi Phúc Trạch đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất thuận. Thụ phấn bổ sung không làm ảnh hưởng đến chất lượng bưởi Phúc Trạch.
Từ kết quả của các nghiên cứu trên đã phần nào khẳng định được vai trò của thụ phần bổ sung cho một số cây ăn quả nói chung, cây bưởi nói riêng trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện kích thước quả, mức độ tác động của thụ
phấn bổ sung phụ thuộc vào từng nguồn phấn sử dụng, từng đối tượng và các vùng sinh thái cụ thể. Để có những kết luận chính xác cho cây bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình cần triển khai thí nghiệm trong một khoảng thời gian nhất
định