Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây có múi, các công trình đã tập trung nghiên cứu về một số đối tượng gây hại quan trọng.
Điều tra, nghiên cứu sâu bệnh hại trên cây có múi và biện pháp phòng trừ đã ghi nhận được 13 loại sâu hại trong đó các loại sâu hại quan trọng là: sâu vẽ
bùa, rầy chổng cánh, rệp, sâu đục thân, đục cành, nhện, ruồi và ngài trích quả. Có 10 loại bệnh hại, các bệnh hại quan trọng là: greening, tristeza, phấn trắng,thán thư, sẹo. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra bộ thuốc đặc hiệu cho việc phòng trừ cây có múi (Ngô Vĩnh Viễn, 2006)
Nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại cây có múi đã chỉ ra nguyên nhân do hai loài nấm P.parasitica là P.citrophthora gây hại trên thân cành và P.citricola
gây hại rễ (Nguyễn Kim Vân, Nguyễn Thị Thông, 2003).
Những công trình nghiên cứu trong các năm qua mới chỉ dừng lại ở từng
đối tượng gây hại cụ thể trên cây có múi, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện nay. Thực tế sản phẩm bưởi Đại Minh chất lượng còn thấp, mẫu mã quả kém hấp dẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là giảm pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân bón lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng và các biện pháp kĩ thuật bổ sung như bao quả trước khi sâu bệnh hại phát triển đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cây bưởi Đại Minh có độ tuổi từ 5 - 20 tuổi trồng tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Các cây bưởi được sử dụng trong nội dung nghiên cứu của đề tài đều là cây trồng bằng cành chiết, sinh trưởng - phát triển tốt và không bị nhiễm sâu bệnh.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả và tăng phẩm chất quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014
3.1.3. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu
- Bình phun thuốc, thước dây, thước kẹp Palme, dụng cụ thụ phấn, túi bao hoa, panh kẹp, đĩa Pettri….
- Các loại vật liệu bao bao quả:
- Túi bao quả chuyên dụng - Bao nilon trắng
- Bao nilon đen - Bao xi măng
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
+ Điều kiện tự nhiên (yếu tố khí hậu, đất đai, địa hình, nước, tài nguyên và khoáng sản…).
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ
tầng nông thôn, giao thông, đơn vị hành chính, trình độ dân trí, thông tin liên lạc…).
3.2.2. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
+ Đặc điểm hình thái cây bưởi Đại Minh. + Đặc điểm hình thái lá.
+ Thời gian xuất hiện lộc xuân năm 2014. + Động thái tăng trưởng lộc hè năm 2014.
+ Thời gian ra hoa và đặc điểm hình thái hoa của giống bưởi Đại Minh.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến tỷ lệ đậu quả và tăng phẩm chất của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phấn khác nhau
đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả
khác nhau đến mẫu mã và chất lượng của quả bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
+ Thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tại các phòng chức năng của huyện như: Trạm khí tượng thủy văn huyện Yên Bình, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, Hội nông dân…
3.3.2. Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đo chiều cao cây, đường kính tán và đường kính thân chính: theo dõi trên các cây có độ tuổi từ 5 - 20 năm và có cùng điều kiện chăm sóc, hình thức nhân giống, sinh trưởng - phát triển đồng đều.
+ Chiều cao cây (m): đo bằng thước dài, đặt một đầu sát mặt đất đo đến
điểm cao nhất của tán cây.
+ Đường kính tán (m): đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán của cây theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Đường kính gốc (cm): đo bằng thước dây theo chu vi sau đó quy ra
đường kính ở vị trí cách mặt đất 5 cm.
3.3.2.2. Đặc điểm hình thái lá
- Đặc điểm hình thái lá: (kích thước phiến lá, eo lá, màu sắc và hình dạng lá):
+ Kích thước phiến lá: đo chiều dài, chiều rộng phiến lá. Đo 30 lá sau đó tính giá trị trung bình.
+ Kích thước eo lá: đo chiều dài, chiều rộng eo lá. + Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên cây.
3.3.2.3. Thời gian xuất hiện lộc xuân và lộc hè năm 2014
+ Thời gian bắt đầu ra lộc: được tính từ khi có 10% số cành/cây bật lộc. + Thời gian lộc ra rộ: được tính từ khi có 50% số cành/cây bật lộc. + Thời gian kết thúc ra lộc: được tính khi trên 100% số lộc/cây thành thục.
3.3.2.4. Theo dõi động thái tăng trưởng lộc xuân và lộc hè của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên vườn cây 14 - 15 tuổi đã cho quả của hộ
nông dân tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Trên vườn chọn 5 cây, chia làm 5 lần nhắc lại và mỗi lần nhắc lại là 1 cây. Theo dõi số lộc trên 4 cành và ở 4 hướng khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm.
- Đo chiều dài, đường kính và đếm số lá/cành lộc: cứ cách 7 ngày sau ngày lộc xuân xuất hiện thì đo một lần để theo dõi động thái tăng trưởng về
chiều dài, đường kính và số lá/cành lộc.
+ Đo chiều dài cành lộc: đo từ gốc cành đến mút cành. + Đo đường kính cành lộc: đo ở vị trí cách gốc cành 1 cm.
+ Đếm số lá trên cành lộc.
3.3.2.5. Thời gian ra hoa và đặc điểm hình thái hoa của giống bưởi Đại Minh. - Số hoa trên cành (cây): - Số hoa trên cành (cây):
+ Thời gian bắt đầu nở hoa: tính từ khi cây có khoảng 10% nụ hoa nở. + Thời gian hoa nở rộ: tính từ khi có khoảng 50% số cành ra hoa. + Kết thúc nở hoa: tính từ khi nụ hoa cuối cùng nở (100% nụ nở).
- Đặc điểm hình thái hoa:
+ Màu sắc hoa: + Số cánh hoa/hoa + Số chỉ nhị/hoa + Mô tả dạng hoa
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
3.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phấn khác nhau đến tỷ lệ đậu quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái quả của giống bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trên vườn trồng sẵn với cây có độ tuổi từ 14 - 15 tuổi. Thí nghiệm gồm 5 công thức (trong đó có một công thức đối chứng), nhắc lại 3 lần và mỗi lần nhắc lại 1 cây và trên mỗi cây tiến hành thụ
phấn 30 hoa. Tổng số hoa thí nghiệm là 450 hoa. CT1: Thụ phấn bằng phấn hoa cùng cây CT2: Thụ phấn bằng phấn hoa bưởi chua CT3: Thụ phấn bằng phấn hoa bưởi lá to CT4: Thụ phấn bằng phấn hoa bưởi diễn CT5 (Đ/C): Không thụ phấn
Qúa trình thụ phấn được tóm tắt như sau:
+ Chuẩn bị hạt phấn: phấn dùng để thụ phấn bổ sung được lấy từ những hoa vừa hé nở, dùng panh kẹp bỏ cánh và nhụy hoa để trong đĩa Pettri hoặc cốc có nắp đậy.
+ Thụ phấn bổ sung: việc thụ phấn được tiến hành thủ công bằng tay, thời điểm thụ phấn vào lúc hoa nở rộ. Chọn những hoa đơn có kích thước tối đa (cánh hoa chưa nở) để tiến hành thụ phấn bổ sung. Dùng panh kẹp để tách cánh hoa ra và kẹp bỏ nhị hoa (khử đực), sau đó dùng hoa cho phấn quét nhẹ phấn lên đầu nhụy của hoa cần thụ. Thời gian thụ phấn vào buổi sáng từ 8h30 đến 10h30 và buổi chiều từ 14h đến 16h, tiến hành thụ phấn liên tục tất cả các hoa cần thụ của các công thức. Các hoa ngay sau khi thụ phấn bổ sung xong cần
được bao cách ly bằng túi bao chuyên dụng để tránh tạp giao, sau 10 ngày đồng loạt tháo túi bao ra.
Tỷ lệđậu quả
Đếm số quảđậu trên các hoa đã được thụ phấn bổ sung ở mỗi lần nhắc lại của các công thức, từ đó biết được số quảđậu/số hoa thụ phấn và tính được tỷ lệ đậu quả (%) của các công thức thí nghiệm.
- Công thức tính tỷ lệ đậu quả:
Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quảđậu
x 100 Tổng số hoa thụ phấn
3.3.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả khác nhau đến mẫu mã và chất lượng của quả bưởi Đại minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh mẫu mã và chất lượng của quả bưởi Đại minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí trên các cây có độ tuổi từ 13 -14 tuổi. Các cây sinh trưởng và phát triển đồng đều và đều không sử dụng biện pháp phun thuốc trừ sâu trong thời gian thí nghiệm.
CT 1: Không bao.
CT 2: Bao quả bằng túi nilon trắng. CT 3: Bao quả bằng túi nilon đen. CT 4 : Bao quả bao xi măng.
CT 5: Bao quả bằng túi bao quả chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất. Thí nghiệm được triển khai trên nền của mô hình thâm canh tổng hợp. Mỗi công thức được thực hiện trên 20 quả. Các công thức được tháo túi bao cùng một thời điểm, trước thu hoạch 30 ngày.
* Chỉ tiêu theo dõi.
- Kích thước và trọng lượng của quả.
- Khả năng ảnh hưởng của các loại sâu bệnh trên quả.
- Một số chỉ tiêu về mẫu mã như màu sắc và độ nhẵn của vỏ quả.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sử lý theo phương pháp thống kê toán học ở Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0 trên máy tính.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đó là thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế, dịch vụ. Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây
ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi
đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.
Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía đông nam, cách thủđô Hà Nội 170 km về phía tây bắc, phía đông nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp thành phố Yên Bái, phía tây bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên, phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số
xã của huyện.
Tài nguyên - khoáng sản
Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích
đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên.
Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc được tạo bởi hai dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (phía
Đông hồ Thác Bà) và Con Voi nằm phía hữu ngạn sông Chảy.
Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ
vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây
ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các
thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ
sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực.
Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nước và tài nguyên rừng còn kể đến một số khoáng sản: đá vôi phong hoá có độ
trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh, fenpat; ngoài ra có
đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu... những loại tài nguyên này đều có trữ lượng khá lớn.
Khí hậu - thủy văn
Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2 mm, số
ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch và dịch vụ.
Bảng 4.1: Thời tiết khí hậu của huyện Yên Bình từ tháng 5/2013 – 4/2014 Năm Tháng Nhiệt độ (°C) Ẩm độ không