* Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á phải góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
XKLĐ vừa cho phép khai thác tối đa lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, vừa thúc đẩy hội nhập kinh tế tranh thủ các yếu tố ngoại lực nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển đất nƣớc. Muốn hội sâu rộng vào thị trƣờng Đông Bắc Á, NLĐ Việt Nam sang làm việc tại Đông Bắc Á bên cạnh việc phải đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề còn phải đƣợc trang bị những kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngƣỡng, pháp luật và ngôn ngữ của nƣớc sở tại để hòa nhập với môi trƣờng sinh hoạt và làm việc.
* Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á phải nhằm nâng cao thu nhập của NLĐ, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), tăng dự trữ ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, không chỉ dừng ở mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mà phải tiến tới góp phần làm giàu cho bản thân NLĐ, cho gia đình họ, quê hương họ và rộng hơn là cho đất nước
Khối lƣợng ngoại tệ của NLĐ gửi về phụ thuộc vào số lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và các yếu tố thuộc về thu nhập ròng của cá nhân NLĐ nhƣ mức tiền lƣơng, chế độ trả lƣơng, các khoản chi phí mà NLĐ bị khấu trừ, tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng cá nhân của NLĐ. Muốn có khối lƣợng ngoại tệ lớn chuyển về nƣớc, XKLĐ cần chú trọng các nội dung: nâng cao đơn giá tiền lƣơng và hệ số trả lƣơng phụ trội cho NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài; hạ thấp các chi phí mà NLĐ phải
94
trả nhƣ: phí môi giới, phí đi lại và các khoản phí phải đóng góp khác; giáo dục, thuyết phục ý thức tiết kiệm chi tiêu cá nhân của NLĐ ở nƣớc ngoài; tổ chức mạng lƣới chuyển tiền về tận gia đình NLĐ; phát triển các hình thức đầu tƣ thích hợp để tăng thêm thu nhập cho NLĐ.
Cũng nhƣ XKLĐ sang bất kỳ thị trƣờng nào khác, XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á phải gắn kết với chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, đƣa ngƣời nghèo đi làm việc ở nƣớc ngoài sẽ tạo cho họ những năng lực tối thiểu nhƣ có nguồn vốn tích lũy khá, đặc biệt là nâng cao trình độ nhận thức, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp đƣợc cho NLĐ.
Muốn vậy, phải gắn kết Chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo với XKLĐ, coi XKLĐ là một trong những kênh quan trọng trong thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hơn thế nữa, thị trƣờng lao động Đông Bắc Á có mức lƣơng trung bình cao hơn nhiều so với các thị trƣờng truyền thống. Chính vì vậy, không chỉ dừng ở mục tiêu xóa đói, giảm nghèo mà xa hơn, còn phải hƣớng tới mục tiêu làm giàu.
* Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á trước hết phải đảm bảo về chất lượng, hướng tới đáp ứng về số lượng lao động theo yêu cầu của nước sử dụng
Đông Bắc Á là thị trƣờng tiếp nhận số lƣợng lao động lớn, với nhiều nƣớc XKLĐ sang thị trƣờng này, vì vậy tính cạnh tranh của thị trƣờng lao động ở khu vực này là rất cao. Do đó để nâng cao sức cạnh tranh của LĐXK, giữ uy tín, tạo tiền đề thuận lợi cho việc đảm bảo giữ vững và xúc tiến mở rộng thị trƣờng Đông Bắc Á đòi hỏi lao động phải có tay nghề, có trình độ, có ý thức kỷ luật lao động. Muốn vậy Việt Nam cần ƣu tiên đƣa sang thị trƣờng Đông Bắc Á “cái mà thị trường cần” trên cơ sở lựa chọn, chắt lọc từ “cái mà chúng ta có” để từng bƣớc tạo dựng đƣợc chữ “tín” đối với thị trƣờng lớn và rất tiềm năng này thay vì chạy theo số lƣợng. Do đó, trƣớc khi sang làm việc, NLĐ phải đƣợc đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, đặc điểm tôn giáo và phong tục tập quán, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp. Đó cũng là những điều kiện quyết định khả năng nâng cao mức lƣơng và các thu nhập có tính chất lƣơng khác cho NLĐ.
95
Trong quá trình NLĐ làm việc tại các nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á, phải tiếp tục duy trì quá trình tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và nhận thức nhằm làm thay đổi căn bản chất lƣợng lao động sau khi về nƣớc.
* Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á phải góp phần khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý
Trong quá trình làm việc ở những nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á có trình độ phát triển về khoa học, công nghệ cao, đặc biệt nhƣ Nhật Bản, NLĐ trực tiếp tiếp xúc với những công nghệ mới, quá đó có thể khám phá các bí quyết công nghệ của nhà sản xuất. Do đó, cần đào tạo “thô” và có chính sách đặc biệt để xuất khẩu một số lƣợng lao động có khả năng khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ để đƣa đi làm việc ở một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh của các thị trƣờng này. Số lao động này có nhiệm vụ “sao chép” những bí quyết công nghệ mà Việt Nam đang ở trong giai đoạn nghiên cứu hoặc chƣa có để đƣa vào sử dụng đại trà nhằm thực hiện chiến lƣợc “đi tắt, đón đầu”, rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
* Xuất khẩu lao động sang Đông Bắc Á phải đa dạng về hình thức với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với mọi ngành nghề phía bạn cần mà không làm ảnh hưởng đến giá trị và nhân phẩm của người Việt Nam
Hình thức XKLĐ càng phong phú, ngành nghề càng đa dạng, quốc gia tiếp nhận lao động càng rộng lớn thì khả năng lựa chọn của NLĐ càng cao và do đó hiệu quả kinh tế- xã hội càng lớn.
Việc đa dạng hóa thành phần DN XKLĐ, trong đó thí điểm cho phép các công ty nƣớc ngoài đƣợc hoạt động XKLĐ sẽ làm tăng khả năng mở rộng thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng đào tạo LĐXK và tiết kiệm các chi phí đầu tƣ cho XKLĐ.