CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA TỪNG CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong chƣơng 1

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này dựa trên những nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

Để thực hiện nhiệm vụ của chƣơng 1 là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích tổng hợp những tài liệu lý luận có liên quan đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ Việt Nam.

Thứ hai,phương pháp nghiên cứu điển hình: Ở chƣơng 1, luận văn nghiên cứu hoạt động XKLĐ ở một số nƣớc điển hình nhƣ Thái Lan, Indonesia, Philipine,… Từ những mô hình này, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể học tập và vận dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

40

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong chƣơng 3

Nhằm làm rõ nội dung của chƣơng 3 là thực trạng XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á, luận văn đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản trong chƣơng này:

Thứ nhất, phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin

Để có cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập đƣợc chủ yếu là số liệu thứ cấp nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc-Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, các công trình nghiên cứu và phân tích thực trạng XKLĐ Việt Nam. Từ đó đƣa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp phát huy những thành tựu và khắc phục những tồn tại và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

Thứ hai, phương pháp so sánh

Trên cơ sơ các thông tin thu thập đƣợc kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á và hoạt động XKLĐ của cả nƣớc, so sánh hoạt động XKLĐ trong nội bộ khu vực Đông Bắc Á để từ đó có những nhận xét khách quan, khái quát vai trò của XKLĐ ở từng thị trƣờng và thị trƣờng Đông Bắc Á nói chung đối với hoạt động XKLĐ của cả nƣớc.

2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong chƣơng 4

Chƣơng 4 của luận văn tập trung tìm ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những thành tựu và khắc phục những tồn tại và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á trong thời gian tới.

Trên cơ sở nhận thức quan điểm, đƣờng lối chung của Đảng về hoạt động XKLĐ, luận văn tiếp tục phân tích những đặc điểm riêng có của thị trƣờng Đông Bắc Á để tìm ra cách vận dụng sáng tạo vào vấn đề XKLĐ Việt Nam sang khu vực này. Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm phát triển của các quốc gia

41

XKLĐ trên thế giới, vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam nhằm đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy những thành tựu và khắc phục những tồn tại và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á thời gian tới.

Tóm lại, trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đƣợc xác lập, luận văn đã xây dựng đƣợc một hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vấn đề dƣới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của kinh tế học, xã hội học.

42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 2005-2013

3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á

3.1.1. Nhu cầu và chủ trƣơng nhập khẩu lao động của thị trƣờng Đông Bắc Á

Trong nhiều năm qua, Đông Bắc Á luôn đƣợc biết đến với những quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động, cùng với sự phát triển đó Đông Bắc Á đã trở thành một thị trƣờng có nhu cầu NKLĐ lớn nhất thế giới, với ba thị trƣờng NKLĐ lớn là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc:

- Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo và một quần đảo tại Đông Á, đƣợc biết đến là một nền kinh tế năng động với quy mô hơn 23 triệu ngƣời tiêu dùng, tổng GDP đạt 474 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu ngƣời là 20.364 USD. Trong 10 năm trở lại đây, Đài Loan luôn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, bình quân đạt 4,8%/năm [26].

Do nền kinh tế Đài Loan ngày càng phát triển nên đời sống của dân chúng đƣợc nâng cao, điều này làm cho số nhân lực có nhu cầu làm việc ở những ngành kỹ thuật thấp, ngành sản xuất chế tạo và xây dựng cần đến thể lực, cơ bắp và có tính nguy hiểm ngày càng giảm, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực phổ thông. Trong khi, ở Việt Nam những năm 90 của thế kỷ trƣớc, nền kinh tế khó khăn, nguồn lao động phổ thông dồi dào. Vì vậy, Đài Loan trở thành thị trƣờng tiềm năng để đƣa lao động sang làm việc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Đài Loan phục hồi ngoạn mục, nhất là từ năm 2010 trở lại đây thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế là tăng trƣởng kinh tế 9,98%, sự tăng trƣởng kinh tế làm cho quy mô của kinh tế Đài Loan mở rộng thêm [26]. Vì vậy, nhu cầu thực tế về nhân lực - lao động cho các lĩnh vực đều tăng mạnh và theo đó Ủy ban lao động Đài Loan đã cho phép các DN thuê lao động nƣớc ngoài nhiều hơn. Cùng với sự hồi phục, tăng trƣởng kinh tế Đài Loan, lực lƣợng lao động của bốn nƣớc chính đƣa lao động sang Đài Loan là Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan đều không ngừng tăng lên.

43

Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nƣớc Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam.

- Hàn Quốc còn gọi là Nam Triều Tiên hay Đại Hàn Dân Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Bắc Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Dân số Hàn Quốc theo thống kê năm 2013 là 50,22 triệu dân [28].

Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu, với những ngành sản xuất nổi tiếng nhƣ xe ôtô, đóng thuyền, sắt thép, điện tử, bán dẫn. Hàng năm Hàn Quốc sản xuất khoảng 3.500.000 đến 4.000.000 chiếc ôtô, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới; trong đó khoảng 60 đến 70% dùng để xuất khẩu. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc đứng thứ 2 trên thế giới, chất bán dẫn đứng vị trí thứ 3 trên thế giới cùng nhiều lĩnh vực khác có sức sản xuất và kỹ thuật đứng ở vị trí cao trên thế giới [28].

Ngƣợc lại với tốc độ tăng trƣởng ngày càng cao của nền kinh tế, tốc độ tăng dân số tự nhiên của Hàn Quốc lại ngày một giảm đến mức quá thấp dƣới 1% (tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc biến động theo chiều hƣớng giảm, từ 2,06 năm 1983, xuống 1,23 năm 2010) [28]. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế Hàn Quốc có tốc độ tăng trƣởng cao, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, mức sống ngày càng cao, lao động Hàn Quốc có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Họ từ chối làm việc ở các ngành sản xuất nặng nhọc, nguy hiểm để chuyển sang các ngành dịch vụ, văn phòng,…

Trƣớc những thách thức về sự khan hiếm nguồn nhân lực, để bù đắp một phần vào sự thiếu hụt nhân công trong nƣớc, trƣớc năm 2004 Chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích thực hiện Chƣơng trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật giữa Hàn Quốc và các nƣớc đang phát triển. Với đặc điểm là một thị trƣờng không khó tính, chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không đòi hỏi tay nghề cao và cũng không cần sang nƣớc XKLĐ để tuyển chọn hoặc phỏng vấn. Theo quy chế tu nghiệp, thời gian tu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

nghiệp tối đa là 3 năm, trong 2 năm đầu tu nghiệp sinh (TNS) đƣợc học tiếng Hàn Quốc, phong tục, lối sống, nếp sinh hoạt của Hàn Quốc và lao động để phát triển kỹ năng nghề nghiệp, những TNS hết chế độ 2 năm sẽ tham gia thi tuyển để chuyển sang chế độ lao động với thời hạn một năm. Với chế độ này họ đƣợc quyền trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động của các xí nghiệp, một năm một lần Hàn Quốc tiến hành điều chỉnh phân bổ Quota cho các nƣớc.

Ngoài chƣơng trình TNS, Hàn Quốc còn tiếp nhận lao động nƣớc ngoài theo chƣơng trình Thẻ vàng. Chƣơng trình này đƣợc triển khai năm 2001 giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đây là chƣơng trình XKLĐ dành cho lao động trình độ cao và các chuyên gia.

Ngày 16/8/2003 Quốc Hội Hàn Quốc đã thông qua Luật Việc làm cho lao động nƣớc ngoài, quy định Chƣơng trình cấp phép việc làm cho lao động nƣớc ngoài (gọi tắt là EPS) và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Theo quy định của Luật này, các DN Hàn Quốc khi không tuyển dụng đƣợc lao động trong nƣớc sẽ đƣợc phép tuyển dụng lao động nƣớc ngoài với số lƣợng nhất định. Bộ Lao động Hàn Quốc đƣợc phép ký Bản ghi nhớ với các nƣớc để phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc. Chƣơng trình EPS là chƣơng trình hợp tác quốc gia giữa Hàn Quốc và các nƣớc phái cử để lao động nƣớc ngoài sang làm việc tại Hàn Quốc.

- Nghiên cứu thị trƣờng lao động của Nhật Bản hiện nay cho thấy nƣớc này đang phải đối mặt với thực tế khó giải quyết, đó là trong khi tìm việc ở trong nƣớc không dễ dàng thì nhiều lĩnh vực lại đang thiếu lao động mà không tuyển dụng đƣợc. Về mặt chủ trƣơng Nhật Bản thực hiện bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc và chỉ khuyến khích nhập khẩu lao động có trình độ cao. Luật nhập cư và người di dân

năm 1990 quy định rõ: Không sử dụng lao động nƣớc ngoài chƣa qua đào tạo. Tuy

nhiên, trong thực tế nhiều ngành nghề, nhất là các ngành khu vực 3D (dirty, dangerous, difficult- độc hại, nguy hiểm, khó khăn) rất cần lao động. Do vậy, Nhật Bản đã phải tiếp nhận lao động từ các nƣớc đang phát triển sang tu nghiệp nâng cao tay nghề tại Nhật Bản (gọi tắt là Tu nghiệp sinh- TNS). Mục đích đƣợc công bố về

45

TNS là cách thức để chuyển giao công nghệ cho các nƣớc đang phát triển, giảm số lƣợng lao động bất hợp pháp, đáp ứng lao động cho các DN trong nƣớc. Do vậy, với quy chế TNS NLĐ đƣợc hƣởng trợ cấp tu nghiệp và thực tế mức hƣởng cao hơn tiền lƣơng LĐXK ở một số nƣớc. Hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 45.000 TNS từ các nƣớc và làm việc 2-3 năm.

Theo quy định của Nhật Bản, mục đích của TNS là sang học tập trau dồi nghề nghiệp nên không đƣợc tham gia lao động trả lƣơng và không đƣợc nhận lƣơng. Sau thời hạn kết thúc khóa tu nghiệp nếu đƣợc đánh giá tốt về kỹ năng và đạo đức sẽ đƣợc ký hợp đồng đào tạo kỹ thuật với DN tiếp nhận TNS. Ở giai đoạn này TNS mới đƣợc nhận lƣơng theo thỏa thuận hợp đồng và đƣợc làm thêm ngoài giờ.

Các hình thức tiếp nhận TNS bao gồm: Chƣơng trình do công ty trực tiếp tuyển sinh; Thông qua công ty mẹ ở nƣớc ngoài hoặc đang hoạt động ở đó; Do các công ty thực hiện qua khâu trung gian: các công ty, văn phòng thƣơng mại, các tổ chức của Nhật Bản...; Do Cơ quan Hợp tác Tu nghiệp Nhật Bản (JITCO) là tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực lao động. Ngoài ra, còn có nhiều trƣờng hợp khác sang Nhật Bản TNS theo các con đƣờng khác nhau.

Với những quy định về TNS không chỉ giúp một số lƣợng lớn lao động của các nƣớc sang Nhật Bản đào tạo tu nghiệp và đƣa lại nhiều lợi ích cho đất nƣớc và cá nhân NLĐ: nâng cao tay nghề, kỹ năng kỹ thuật và quản lý, thu nhập...mà về phía Nhật Bản với sự tham gia của TNS đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động, nhất là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với những quy định khá nghiêm ngặt về TNS đã không phù hợp với sự thay đổi nói chung, thị trƣờng lao động của Nhật Bản nói riêng. Vì vậy, ngày 19/6 Hạ viện và ngày 8/7 năm 2009 Thƣợng viện Nhật Bản đã thông qua Luật xuất nhập cảnh và các vấn đề liên quan

đến TNS. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Nội dung quan trọng sửa đổi lần

này là “Bỏ tư cách lưu trú tu nghiệp, xác lập tư cách lưu trú kỹ năng”. Quy định này đã tạo lập căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi TNS, theo đó NLĐ sẽ đƣợc cấp Thẻ cƣ trú và đƣợc đối xử nhƣ lao động Nhật Bản với sự đảm bảo đầy đủ bởi các luật lệ của Nhật Bản có liên quan. Các nội dung cơ bản sửa đổi lần này bao gồm:

46

+ NLĐ tham gia chƣơng trình này có tƣ cách “Thực tập kỹ năng” thời gian không quá 3 năm đƣợc gọi là “Thực tập sinh” (TTS). TTS sẽ phải tham gia khóa học về tay nghề, giáo dục định hƣớng và hiểu biết về Nhật Bản. Sau đó, sẽ đƣợc ký kết hợp đồng lao động và đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ lao động Nhật Bản.

+ Nhật Bản sẽ áp dụng biện pháp xử lý trục xuất nếu TTS vi phạm các quy định của Nhật: làm giấy tờ giả, giấy chứng nhận giả...

+ Nâng cao hoạt động quản lý, giám sát cả TTS và ngƣời giới thiệu, tuyển dụng, tiếp nhận...

Bổ sung thêm ngành nghề và loại hình TTS sẽ thực hiện: 64 ngành nghề và 120 loại hình công việc (so với trƣớc đây tƣơng ứng là 63 và 116).

3.1.2. Cấp phép và quản lý lao động xuất khẩu của Việt Nam

3.1.2.1. Nguồn cung lao động xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2013, Việt Nam có khoảng 53,2 triệu NLĐ chiếm trên 50% dân số, trong khi hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu ngƣời đến tuổi lao động. Sự dồi dào của lực lƣợng lao động đang tạo cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nhƣng cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho Việt Nam trong việc sử dụng nguồn lao động này khi mà nhu cầu lao động trong nƣớc còn hạn chế. Cũng theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2013 có khoảng 1037,8 triệu NLĐ thất nghiệp chiếm 1.95%, trong khi đó lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 69,9%.

Bảng 2.1. Số lƣợng lao động có việc làm và lao động thất nghiệp của Việt Nam (2011-2013)

Đơn vị: Nghìn người

Năm Số ngƣời trong độ tuổi lao động

Số lƣợng lao động có việc làm Số lƣợng lao động thất nghiệp Thành thị Nông thôn 2011 51.400 14.215,8 36.134,2 1.050,0 2012 52.300 14.920,3 36.453,1 926,6 2013 53.200 14.975,4 37.186,8 1.037,8 Nguồn: Tổng Cục thống kê (2011, 2012, 2013)

47

Có thể thấy số lƣợng lao động thất nghiệp ở Việt Nam chiếm một số lƣợng nhỏ so với lực lƣợng lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, số ngƣời có việc làm phần

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á Thực trạng và giải pháp (Trang 48)