3.1.2.1. Nguồn cung lao động xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2013, Việt Nam có khoảng 53,2 triệu NLĐ chiếm trên 50% dân số, trong khi hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu ngƣời đến tuổi lao động. Sự dồi dào của lực lƣợng lao động đang tạo cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nhƣng cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho Việt Nam trong việc sử dụng nguồn lao động này khi mà nhu cầu lao động trong nƣớc còn hạn chế. Cũng theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2013 có khoảng 1037,8 triệu NLĐ thất nghiệp chiếm 1.95%, trong khi đó lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn chiếm 69,9%.
Bảng 2.1. Số lƣợng lao động có việc làm và lao động thất nghiệp của Việt Nam (2011-2013)
Đơn vị: Nghìn người
Năm Số ngƣời trong độ tuổi lao động
Số lƣợng lao động có việc làm Số lƣợng lao động thất nghiệp Thành thị Nông thôn 2011 51.400 14.215,8 36.134,2 1.050,0 2012 52.300 14.920,3 36.453,1 926,6 2013 53.200 14.975,4 37.186,8 1.037,8 Nguồn: Tổng Cục thống kê (2011, 2012, 2013)
47
Có thể thấy số lƣợng lao động thất nghiệp ở Việt Nam chiếm một số lƣợng nhỏ so với lực lƣợng lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, số ngƣời có việc làm phần lớn lại tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là những lao động thời vụ, thu nhập không ổn định, đời sống khó khăn. Do đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ vẫn đang là vấn đề bức thiết đối với Việt Nam hiện nay.
Trong khi nhu cầu của lao động trong nƣớc còn hạn chế thì đẩy mạnh XKLĐ là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lƣợng và tăng cƣờng các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế.
3.1.2.2. Cấp phép và quản lý lao động xuất khẩu
Trong những năm đầu của thập kỷ 70 và nhất là sau khi đất nƣớc thống nhất, nhiều nƣớc đã đặt vấn đề hợp tác sử dụng lao động với nƣớc ta. Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách rất nhất quán về lĩnh vực này, và kể từ đó đến nay chủ trƣơng, chính sách về hoạt động đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài liên tục đƣợc bổ sung và hoàn thiện.
- Năm 1979, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ chính thức giao cho Bộ lao động và Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc nghiên cứu, tiến hành đàm phán với một số nƣớc XHCN về trao đổi, hợp tác lao động.
- Ngày 11/02/1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 46/CP về việc đƣa cán bộ, công nhân đi bồi dƣỡng, nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các nƣớc XHCN.
- Ngày 29/11/1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 362/CP về việc hợp tác sử dụng lao động với các nƣớc XHCN, đáp ứng một phần yêu cầu lao động của các nƣớc anh em, giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên chƣa có việc làm.
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) trong Báo cáo chính trị đã nhấn mạnh “Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển Kinh tế - Xã
48
hội trong 5 năm 1986-1990”, hợp tác lao động đã đƣợc xác định là một trong 3 chƣơng trình kinh tế lớn, trong đó, nhấn mạnh cần mở rộng đƣa NLĐ ra nƣớc ngoài làm việc, bằng nhiều hình thức thích hợp….
- Ngày 30/6/1988, Hội đồng Bộ trƣởng đã ra Chỉ thị số 108/CT-HĐBT về việc mở rộng hợp tác lao động, là nhiệm vụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài.
- Ngày 20/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ-CP, trong đó đã khẳng định: đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài là một hƣớng giải quyết đúng đắn
- Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 4 (khóa VIII) cũng chỉ rõ, mở rộng XKLĐ đối với các thị trƣờng đã có và tạo điều kiện tìm kiếm thị trƣờng mới; cho phép các thành phần kinh tế trong nƣớc tham gia làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật, dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái với quy định của Nhà nƣớc.
- Ngày 20/9/1999 Chính phủ ra Nghị định số 152/NĐ-CP về việc khuyến khích các cơ quan, DN, cá tổ chức Việt Nam trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động của mình, tham gia tìm kiếm, khai thác việc làm ở ngoài nƣớc để mở rộng XKLĐ.
- Ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị cũng đã ban hành chỉ thị số 41/CT-TW về XKLĐ. Chỉ thị đã khẳng định: XKLĐ là hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc… cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nƣớc là chủ yếu thì XKLĐ là một chiến lƣợc quan trọng lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Tại Hội nghị về XKLĐ tổ chức vào tháng 6/2000 tại Hà Nội, do Thủ tƣớng Chính phủ Phan Văn Khải chủ trì, một lần nữa quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục đƣợc khẳng định và nhấn mạnh: XKLĐ là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc, phải coi XKLĐ là chiến lƣợc kinh tế - xã hội lâu dài của đất nƣớc.
49
Như vậy, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về XKLĐ là hoàn toàn nhất quán, rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nƣớc và phù hợp với xu hƣớng chung của hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm hƣớng tới mục tiêu phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của NLĐ va tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc.
- Để tạo khung pháp lý cho hoạt động XKLĐ trong giai đoạn mới, ngày 11/11/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc tại nƣớc ngoài. Nghị định quy định trách nhiệm của DN đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, ngƣời bảo lãnh cho NLĐ và các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý NLĐ; xử lý các hành vi vi phạm về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực XKLĐ. Nghị định cũng khẳng định, các hành vi cấm thực hiện khi đƣa NLĐ Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc và ghi rõ NLĐ bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nƣớc tiếp nhận lao động hoặc tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng, không về nƣớc khi chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và cần đƣợc xử phạt nghiệm minh.
- Ngoài ra, từ năm 1996 đến nay, Nhà nƣớc cũng đã không ngừng hoàn thiện các thế chế, chính sách nhƣ: Chính phủ đã lần lƣợt ban hành 4 Nghị định, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành “Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng” và Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với Luật này, hoạt động đƣa ngƣời Việt Nam đi làm việc tại nƣớc ngoài đã có khung pháp lý đầy đủ.
Tiếp đó, ngày 01/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ- CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.
Kể từ khi Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng có hiệu lực đến nay, Nhà nƣớc ta không ngừng tiếp tục hoàn chỉnh các chủ trƣơng, chính sách để thực sự đƣa hoạt động XKLĐ trở thành chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
- Ngày 22/08/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP, và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 10/10/2013. Nghị định quy định về việc xử phạt vi
50
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Theo Nghị định này, NLĐ đi làm việc ở ngƣớc ngoài có thể bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nƣớc ngoài ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cƣ trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nƣớc tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt NLĐ Việt Nam ở lại nƣớc ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, NLĐ vi phạm còn bị buộc phải về nƣớc; cấm đi làm việc ở nƣớc ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm [6].
Bên cạnh đó, DN tổ chức đƣa NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài cũng sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng nếu có hành vi không báo cáo danh sách lao động xuất cảnh với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài theo quy định hoặc không phối hợp với các cơ quan này trong việc quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài. [6]
3.1.3. Quan hệ của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á
3.1.2.1. Quan hệ của Việt Nam với Đài Loan
Quan hệ giữa Việt Nam và Đài Loan là một mối quan hệ ngoại giao phi chính thức vì Việt Nam giữ vững quan điểm một Trung Quốc và chỉ chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Tuy vậy vẫn có những chuyến viếng thăm song phƣơng và những luồng di cƣ và dòng vốn đầu tƣ đáng kể giữa Đài Loan và Việt Nam. Đài Loan đã trở thành nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam năm 2006
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ khi Đài Loan và Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đem lại cho Đài Loan và Việt Nam nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy rằng, các quan hệ kinh tế của Đài Loan với Việt Nam hiện nay đƣợc tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực là: Thƣơng mại, Đầu tƣ, Lao động và Du lịch.
Riêng về hoạt động XKLĐ thì Đài Loan là thị trƣờng XKLĐ lớn nhất của Việt Nam, theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc tính đến tháng 5 năm 2014, Việt Nam đã đƣa đƣợc 131.847 lao động sang thị trƣờng này.
51
3.1.3.2. Quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc
Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở ra một trang mới trong lịch sử bang giao giữa hai nƣớc, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc cùng hƣớng tới tƣơng lai, chung tay xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác vì sự phồn vinh chung của hai dân tộc. Hơn 20 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nƣớc đã có những bƣớc phát triển hết sức mạnh mẽ với nhiều thành quả rất tốt đẹp:
Về chính trị, chƣa đầy hai mƣơi năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nƣớc đã hai lần nâng cấp quan hệ lên "Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21" vào tháng 8/2001 và tiếp tục nâng cấp thành "Đối tác hợp tác chiến lược" vào tháng 10/2009, khẳng định ý chí và quyết tâm chính trị của lãnh đạo cũng nhƣ nhân dân hai nƣớc, đồng thời tạo cơ sở chính trị quan trọng đƣa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển ở tầm cao chiến lƣợc mới trên tất cả các lĩnh vực.
Từ năm 1992 đến nay, hai nƣớc đã trao đổi 22 đoàn lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và Quốc hội. Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp cao hai nƣớc cũng thƣờng xuyên tiếp xúc song phƣơng bên lề các diễn đàn quốc tế.Có thể nói việc lãnh đạo hai nƣớc thƣờng xuyên đi thăm và tiếp xúc đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong quan hệ song phƣơng. Quan hệ giao lƣu và hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng hai nƣớc cũng ngày càng mở rộng.
Hai bên đã thiết lập và duy trì hiệu quả nhiều cơ chế đối thoại, tham khảo chính sách nhằm tăng cƣờng hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, kịp thời trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nƣớc nhƣ cơ chế Đối thoại chiến lƣợc cấp Thứ trƣởng Ngoại giao về ngoại giao-an ninh-quốc phòng, Đối thoại chính sách Quốc phòng cấp Thứ trƣởng, Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ trƣởng về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, năng lƣợng và công nghiệp, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật và nhiều cơ chế tham vấn cấp Cục, Vụ...
Quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao không ngừng đƣợc củng cố và có những bƣớc tiến mới, phát huy tốt vai trò cầu nối, tham mƣu cho Chính phủ hai
52
nƣớc trong việc thúc đẩy quan hệ song phƣơng. Hai bên tiếp tục duy trì và củng cố các cơ chế đối thoại nhƣ Tham khảo chính sách cấp Vụ trƣởng Chính sách đối ngoại, Tƣ vấn lãnh sự cấp Cục trƣởng; nâng cấp cơ chế tham khảo chính trị cấp Thứ trƣởng Ngoại giao lên thành Đối thoại chiến lƣợc cấp Thứ trƣởng Ngoại giao về ngoại giao-an ninh-quốc phòng. Các đơn vị chức năng của hai Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của hai nƣớc ở nƣớc thứ ba và tại các tổ chức quốc tế nhƣ Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, ASEAN+, ARF, WTO... thƣờng xuyên có các hoạt động giao lƣu và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động đối ngoại liên quan.
Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc cũng tăng trƣởng mạnh mẽ, nhất là trên các lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ, viện trợ phát triển, du lịch, lao động. Qua 20 năm, Hàn Quốc đã vƣơn lên trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Việt Nam cũng ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Hàn Quốc.
Về hợp tác lao động, Hàn Quốc hiện là thị trƣờng XKLĐ lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nƣớc XKLĐ lớn thứ 2 sang Hàn Quốc. Từ năm 1993-2012 có khoảng trên 120 ngàn lƣợt NLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, trong đó có khoảng 52 ngàn lƣợt ngƣời theo chƣơng trình TNS và 70 ngàn lƣợt ngƣời theo chƣơng trình cấp phép lao động EPS (áp dụng từ năm 2004). Hiện có khoảng trên 50 ngàn NLĐ Việt Nam tại Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nghề, bảo hộ lao động... [28]
3.1.3.3. Quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản
Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Và sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán.Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó, quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bƣớc sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lƣu văn hóa không ngừng đƣợc mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nƣớc không ngừng đƣợc tăng lên.
53
Về chính trị, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản không