Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á nhƣ đã nêu trên có nguyên nhân đến từ nhiều phía:

* Sự quản lý của Nhà nước về xuất khẩu lao động:

- Nhà nƣớc chƣa tạo đƣợc một cơ chế thuận lợi để NLĐ tiếp cận đƣợc với các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Vì thế, NLĐ thƣờng chỉ tìm hiểu thông tin thông qua những ngƣời quen biết, những ngƣời đã đi làm ở ngƣời ngoài trở về và không ít những trƣờng hợp phải nhờ cò mồi với nhiều thông tin không chính xác. Sự thiếu thông tin khiến cho những NLĐ dễ bị lừa đảo và không cân nhắc đƣợc hết các lợi ích và rủi ro cho mình.

- Việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng XKLĐ trong thời gian qua tăng nhanh, khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay cả nƣớc có hơn 150 DN có chức năng XKLĐ, các DN này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các DN, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Thêm vào đó, còn có tình trạng DN bán giấy phép XKLĐ khiến cho việc giám sát, theo dõi càng trở nên khó khăn.

- Các cơ quan quản lý còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Các địa phƣơng, nơi có các DN dịch vụ XKLĐ, đã không nắm bắt đƣợc tình hình thực tế nên không biết đƣợc các hoạt động của các DN, các trung tâm XKLĐ này. Khi xảy ra sai phạm rồi, các

79

cơ quan quản lý mới biết. Nhƣng thiệt hại đã xảy ra, những ngƣời của các DN dịch vụ đó đã chuyển đi nơi khác (vì hầu hết các trụ sở là do họ thuê). Cuối cùng, NLĐ vẫn là ngƣời phải gánh chịu hậu quả.

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam chƣa xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và chƣa có hệ thống mã số để quản lý lao động, còn thiếu các ràng buộc pháp lý giữa cơ quan phái cử lao động (Trung tâm Lao động ngoài nƣớc - OWC) và NLĐ. Do đó, công tác quản lý lao động của Việt Nam ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản còn bất cập chƣa kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh của NLĐ, cũng nhƣ gặp khó khăn trong quản lý lao động chuyển việc.

- Hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung XKLĐ còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn khiến cho việc tôn trọng pháp luật còn yếu.

Trên danh nghĩa, lao động bỏ trốn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, các cơ quan thụ lý đã không thể xử lý những trƣờng hợp này vì còn thiếu một số văn bản theo quy định của pháp luật, nhƣ phải có biên bản xử phạt hành chính về việc lao động bỏ trốn (có xác nhận của những lao động làm việc cùng hoặc của chủ sử dụng về việc lao động bỏ trốn), mới có căn cứ xử lý hình sự khi lao động đó về nƣớc. Hiện nay, hình thức cƣỡng chế duy nhất đối với lao động bỏ trốn trong thời gian qua là tiền ký quỹ, đặt cọc (theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP) với số tiền từ 80- 100 triệu đồng. Trên thực tế, hình thức này không giải quyết đƣợc vấn đề vì nhiều lao động sẵn sàng chịu mất số tiền này bởi nếu bỏ ra ngoài làm việc họ có thể kiếm đƣợc số tiền lớn hơn nhiều. Hơn nữa, chính khoản tiền ký quỹ càng nhƣ một gánh nặng đối với lao động phải đầu tƣ ban đầu, càng làm cho lao động tìm cách bỏ ra ngoài làm nhằm kiếm nhiều tiền hơn để trang trải nợ, thu hồi vốn.

- Một số chính sách mới hỗ trợ, khuyến khích NLĐ làm việc tại các nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á khi trở về nƣớc đúng thời hạn chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Thiếu các chƣơng trình hỗ trợ lao động trở về và tái hòa nhập vào thị trƣờng lao động, thiếu các chƣơng trình kết nối giữa NLĐ và cộng đồng. Trên thực tế, lao động Việt Nam sau khi đi XKLĐ về nƣớc chỉ 20-25% kiếm đƣợc việc làm ổn

80

định, trong khi đó nếu đƣợc tiếp tục làm việc ở nƣớc sở tại họ sẽ có cơ hội kiếm đƣợc số tiền nhiều hơn. Đây là lý do cơ bản mà lao động Việt Nam sẵn sàng bỏ trốn bất chấp có thể gặp rủi ro.

- Sự hợp tác giữa các ban ngành của hai nƣớc còn chậm chạp: Chính điều này là nguyên nhân dẫn tới các cơ quan quản lý chƣa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các DN XKLĐ, từ đó có phƣơng hƣớng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để công tác XKLĐ đạt hiệu quả cao hơn.

- Còn nhiều bất cập trong việc quản lý thủ tục đƣa NLĐ đi xuất khẩu: NLĐ đi XKLĐ phải làm thủ tục xuất cảnh và các thủ túc khác có liên quan, tuy nhiên thực tế hiện nay những thủ tục này ở Việt Nam còn rƣờm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của NLĐ.

* Hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ:

- Do ý thức và hiểu biết kém của lãnh đạo DN, chỉ muốn giữ mối làm ăn và lợi nhuận nên không quan tâm tới khâu giám sát hợp đồng và tìm hiểu điều kiện vật chất đối tác trƣớc khi đƣa lao động sang.

- Do mục đích lợi nhuện muốn đƣa càng nhiều lao động đi xuất khẩu càng tốt nên đã móc nối với chủ sử dụng lao động nƣớc ngoài. Một số DN XKLĐ vì lợi ích và lợi nhuận của chính mình mà không quan tâm đến việc lao động có thực sự đƣợc đáp ứng công việc giống nhƣ trên hợp đồng đã ký hoặc thậm chí họ móc nối với chủ sử dụng lao động để đƣa lao động sang làm việc với giá rẻ và điều kiện làm việc vất vả, nguy hiểm.

- Do các DN XKLĐ chịu rắc rối của bộ máy quản lý cồng kềnh gây mất thời gian và tiền bạc cho NLĐ. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về XKLĐ ở Việt Nam vẫn còn chồng chéo. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho các DN khi làm thủ tục XKLĐ và gây tốn kém thời gian lẫn tiền bạc cho NLĐ tham gia và hoạt động XKLĐ.

* Nhận thức và ý thức của nhiều NLĐ Việt Nam rất hạn chế:

- NLĐ tham gia XKLĐ tại thị trƣờng Đông Bắc Á nhƣng vẫn còn thiếu hiểu biết về cả luật pháp của nƣớc nhập khẩu và luật lao động Việt Nam, chính điều này

81

đã làm họ không hiểu đƣợc chính quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật nƣớc bạn và vi phạm hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán của nƣớc bạn là nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn giữa NLĐ với chủ sử dụng lao động. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới NLĐ Việt Nam vi phạm hợp đồng.

- NLĐ không có điều kiện tìm hiểu thông tin: Phần lớn NLĐ không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để đi làm việc ở nƣớc ngoài. Ở một số địa phƣơng, công tác quản lý hoạt động XKLĐ còn chƣa chặt chẽ, chƣa kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vụ việc lừa đảo NLĐ.

- NLĐ có tác phong nông nghiệp: Đối tƣợng đƣợc đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn chƣa qua một lớp đào tạo chính quy nào về nghề nghiệp. Cuộc sống làm nghề nông ở một nƣớc còn kém phát triển nhƣ Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, làm liều, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhiều ngƣời trong số họ còn chƣa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nƣớc ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thƣờng bất chấp tất cả miễn là kiếm đƣợc tiền cao.

Chính vì vậy, xuất phát từ động cơ kinh tế, để tiếp tục có thu nhập cao, hoặc do áp lực từ gánh nặng nợ nần, hầu hết NLĐ có mong muốn tiếp tục đƣợc làm việc ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản sau khi kết thúc hợp đồng để có thêm thu nhập. Mặc dù đã có thời gian từ 3- 6 năm hợp pháp, số tiền mà mỗi NLĐ gửi về gia đình là không nhỏ, song do nhận thức và ý thức của nhiều NLĐ còn hạn chế nên khi gần hết hợp đồng lao động họ sẵn sàng phá hợp đồng ra ngoài làm việc hay ở lại cƣ trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng.

* Ngoài những nguyên nhân đến từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ, những tồn tại, hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian vừa qua còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

82

- Luật pháp, chính sách về quản lý lao động nƣớc ngoài của các nƣớc trong khu vực đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản đề cao, tôn trọng và bảo vệ quyền của NLĐ nƣớc ngoài, coi trọng nguồn lao động có chất lƣợng cao đây cũng là một nhân tố khuyến khích NLĐ ở lại các nƣớc này sau khi hết hạn hợp đồng, cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám của Việt Nam nếu nhƣ chúng ta không đƣa ra những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực này khi về nƣớc.

- NLĐ làm việc tại thị trƣờng Đông Bắc Á có sự khác nhau về tiền lƣơng giữa NLĐ nƣớc ngoài và NLĐ bản xứ đây là nguyên nhân dẫn tới NLĐ trốn ra ngoài làm việc. Nhƣ tại thị trƣờng Nhật Bản, có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao vì quốc gia này nhận lao động Việt Nam dƣới dạng TNS. Thực chất là một hình thức sang nƣớc ngoài để học việc, tu nghiệp. Do đó, thu nhập hàng tháng chƣa trừ các khoảng chi phí chỉ từ 1.200-1.500USD/ngƣời/tháng với thời hạn tu nghiệp thƣờng khoảng 3 năm. Trong khi đó đây là những quốc gia phát triển có thu nhập cao, nếu trốn ra ngoài làm việc mức thu nhập là 1.500-2.000 USD/ngƣời/tháng, thậm chí là trên 2.000 USD/ngƣời/tháng và nếu không bị bắt và bị trục xuất thì sẽ đƣợc làm việc lâu hơn ở nƣớc ngoài.

- Nhu cầu sử dụng lao động di cƣ không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động ở các nƣớc nhập khẩu lao động: Nhiều chủ sử dụng lao động cả ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tiếp tục sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp vì có nhiều lợi ích hơn. Quy trình tuyển dụng lao động nƣớc ngoài ở các nƣớc này, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản còn quá chặt chẽ và mất nhiều thời gian, tốn kém hơn so với sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp. Trong khi xử phạt về tài chính còn nhẹ, xử lý về hành chính còn chƣa kiên quyết đối với chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp.

83

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á 4.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

4.1.1. Bối cảnh mới

XKLĐ ở Việt Nam trong nhiều năm qua luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho NLĐ, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc và tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế... Thời gian qua, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động đã tạo ra những ảnh hƣởng tich cực lẫn tiêu cực đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

* Tình hình chung của thị trường lao động quốc tế:

Một là, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với các cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã làm cho sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bo hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nƣớc, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế... Với bối cảnh nhƣ vậy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, bên cạnh đó cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng này

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần đi qua nhƣng những ảnh hƣởng của nó còn tồn tại rõ trong nền kinh tế thế giới. Từ nửa cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính ở Mỹ nổ ra hết sức trầm trọng và từ năm 2008, cuộc khủng hoảng này lan tỏa và tác động hầu hết đến tất cả các quốc gia trên thế giới... Trong số đó có các nƣớc và nhóm nƣớc lớn là thị trƣờng XKLĐ quan trọng của Việt Nam nhƣ khu vực Đông Bắc Á bị suy thoái nghiêm trọng. Mỹ là điểm xuất phát, là trung tâm của khủng hoảng, ngay sau đó nó đã lan sang Châu Âu, Châu Á

84

và toàn thế giới. Tháng 12/2007, Mỹ chính thức thừa nhận nền kinh tế đang suy thoái, biểu hiện là gia nhà giảm sút, thu nhập co lại, nguồn tín dụng cạn kiệt… Tiếp đến là 15 nƣớc EU rơi vào suy thoái, kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong vòng 20 năm qua.

Sự suy thoái kinh tế ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Tác động tiêu cực của nó đã làm cho kinh tế thế giới và kinh tế nƣớc ta chậm lại. Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm và chịu tác động nặng nề nhƣ suy giảm tốc độ tăng trƣởng qua các năm, kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục sụt giảm, thất nghiệp gia tăng... Đặc biệt, là ảnh hƣởng lớn đến hoạt động XKLĐ của nƣớc ta. Bên cạnh đó, nó còn tác động đến các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Bắc Á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, nhƣng tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Theo IMF, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã có tiến triển, nhƣng thời gian tới, rủi ro vẫn tăng mạnh, khiến cho nền kinh tế thế giới nói chung và từng nƣớc, từng khu vực nói riêng có xu hƣớng chững lại. Cụ thể theo IMF, mức tăng trƣởng của kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi (4,8%/năm), sau khi bị suy giảm mạnh vào năm 2009 (-1,1%/năm). Bƣớc sang năm 2011, nền kinh tế thế giới chƣa lấy lại đƣợc đà phục hồi thì tăng trƣởng có dấu hiệu chậm lại và giảm nhẹ vào 2 năm tiếp theo, năm 2011 (3,6%/năm), năm 2012 (4,1%/năm) (IMF, 2012). Đó là do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế nhƣ: xu hƣớng giảm phát của kinh tế Nhật Bản, việc chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trƣởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn về nợ công ở châu Âu; đặc biệt là trƣớc những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nƣớc Bắc Phi, Trung Đông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản, ƣớc tính, lấy đi ít nhất 0,5% tăng trƣởng kinh tế toàn cầu.

Với diễn biến kinh tế thế giới nhƣ vậy, hoạt động XKLĐ ở các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam sau một thời gian chững lại vì khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, sẽ bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.

85

Ba là, mặc dù đã xảy ra và đang còn tiềm ẩn một số nguy cơ có thể xảy ra

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á Thực trạng và giải pháp (Trang 87)