PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT KHOA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 48)

KHOAI MÔN CỦA CÁC HỘ Ở XÃ HỘI AN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG

Từ số liệu thu thập đƣợc của 60 nông hộ trồng khoai môn tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích Stata thể hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn của nông hộ ở vụ Đông Xuân trong năm 2012 - 2013 và có bảng kết quả 4.5. Qua kết quả ƣớc lƣợng từ chƣơng trình Stata và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2

bằng 0,7665 nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình ở mức độ 76,65%. Bên cạnh đó, căn cứ vào Prob > F = 0,000 có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 2,78 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. Ta có Prob > chi2 = 0,0765 (7,65%) nhỏ hơn α = 10%, vậy mô hình có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi. Để khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi ta dùng phƣơng pháp sai số chuẩn điều chỉnh (robust). Với phƣơng pháp này sau khi khắc phục xong hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi thì sai số chuẩn của các biến độc lập trong mô hình sẽ thay đổi, dẫn đến giá trị t cũng thay đổi và mức ý nghĩa (P_value)cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, sự thay đổi này không đáng kể và cũng không làm mất đi những

38

biến có ý nghĩa ở mô hình gốc trƣớc khi sử dụng robust, nên ta có thể xem nhƣ mô hình không còn hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi.

Kết quả cho thấy trong 8 biến đƣa vào mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê và 4 biến không có ý nghĩa thống kê đó là biến lƣợng giống và biến chi phí thuốc nông dƣợc, biến ngày công lao động gia đình và biến số năm kinh nghiệm.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn của nông hộ ở xã Hội An

Các nhân tố Hệ số Sai số chuẩn

Hằng số 7,699 1,950

Lƣợng giống sử dụng LnX1 -0,104 ns 0,228

Lƣợng N LnX2 0,180 *** 0,050

Lƣợng P LnX3 0,156 *** 0,039

Lƣợng K LnX4 0,110 ** 0,042

Chi phí thuốc nông dƣợc LnX5 -0,043 ns 0,041 Ngày công lao động gia đình LnX6 -0,006 ns 0,024

Số năm kinh nghiệm LnX7 0,013 ns 0,022

Tập huấn X8 0,091 ** 0,040 R2 0,7665 21,69 0,000 F Prob>F

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.

Chú thích: ***,**,*,ns : lần lượt có mức ý nghĩa thông kê tương ứng 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa

Ta có phƣơng trình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn:

LnY = 7,699 - 0,104LnX1 + 0,180LnX2 + 0,156LnX3 + 0,110LnX4 - 0,043LnX5 - 0,006LnX6 + 0,013LnX7 + 0,091LnX8 (1)

+ Các biến có ý nghĩa thống kê trong phƣơng trình (1) đƣợc giải thích nhƣ sau:

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng N (LnX2) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dƣơng. Kết quả này cho thấy, lƣợng N tỷ lệ thuận với năng suất. Khi

39

lƣợng phân đạm tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng suất sẽ tăng 0,180%. Nitơ là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong các loại phân đạm, mà đạm lại là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn. Khoai môn bị thiếu đạm lá sẽ không bóng, màu không tƣơi, sinh trƣởng và phát triển của cây kém, ảnh hƣởng đến năng suất. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phân đạm quá nhiều thì sẽ làm tăng tỷ lệ sâu bệnh và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng P (LnX3) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dƣơng. Kết quả này cho thấy, lƣợng P tỷ lệ thuận với năng suất. Khi tăng lƣợng P lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng suất sẽ tăng 0,156%. P là thành phần chính trong phân lân, thiếu lân cuốn khoai sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ bị thối. Vì vậy, lƣợng P có ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng K (LnX4) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dƣơng. Kết quả này cho thấy lƣợng K tỷ lệ thuận với năng suất. Khi tăng lƣợng K lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng suất sẽ tăng 0,110%. Phân kali có tác dụng tốt trên cây khoai môn trong việc hình thành các củ con (cây mẹ phát triển thêm nhiều cây con) nên kali cũng là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng đến năng suất khoai môn. Ngoài ra, thiếu kali làm giảm nhanh hàm lƣợng nƣớc trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến tập huấn (X8) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dƣơng. Kết quả cho thấy các hộ có tập huấn kỹ thuật thì có năng suất khoai môn cao hơn những hộ không có tập huấn kỹ thuật là 0,091%. Khi hộ nông dân đƣợc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật thì có thể quy trình sản xuất khoai môn sẽ thực hiện tốt hơn các hộ không đƣợc tập huấn nhƣ công tác giống, liều lƣợng phân bón, thời điểm bón phân, cách bón, quản lý sâu bệnh và kỹ thuật sản xuất khoai môn đƣợc hộ có tập huấn nắm bắt và tận dụng hiệu quả hơn các hộ không tập huấn. Vì vậy, hỗ trợ tập huấn cũng có ảnh hƣởng đối với năng suất khoai môn.

+ Các biến không có ý nghĩa thống kê trong phƣơng trình (1) đƣợc giải thích nhƣ sau:

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng giống không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy việc trồng khoai môn với số lƣợng nhiều hay ít không ảnh hƣởng đến năng suất vì khoai môn giống sau khi trồng và đƣợc chăm sóc tốt sẽ đẻ rất nhiều củ con, vì thế nông hộ nên trồng khoai với mật độ thích hợp để làm giảm chi phí đầu tƣ ban đầu.

40

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến chi phí nông dƣợc không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nguyên nhân thực tế qua điều tra phỏng vấn là đa số nông hộ thƣờng sử dụng thuốc nông dƣợc không đúng nguyên tắc, chủ yếu phun xịt theo kinh nghiệm, họ tăng cƣờng sử dụng thuốc nông dƣợc nhằm đảm bảo năng suất, làm tốn nhiều chi phí nhƣng hiệu quả mang lại không cao.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến LĐGĐ không có ý nghĩa về mặt thống kê, vì nhƣ phân tích ở phần chi phí sản xuất cho mùa vụ ta thấy lao động gia đình tham gia ở tất cả các khâu trong sản xuất từ việc bón phân, phun thuốc, tƣới nƣớc,…tuy nhiên năng suất khoai môn phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc tăng thêm LĐGĐ hay không cũng không ảnh hƣởng đến việc tăng giảm năng suất.

- Hệ số ƣớc lƣợng của biến số năm kinh nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê, năng suất sẽ không hẳn tăng nếu số năm kinh nghiệm càng cao vì số năm kinh nghiệm càng cao thì ngƣời nông dân sẽ có xu hƣớng bảo thủ, làm theo kinh nghiệm truyền thống mà không tiếp thu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 48)