Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai môn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 41)

dƣỡng, vì vậy nếu đất có tốt thì ngƣời nông dân sẽ đỡ tốn chi phí phân bón hơn. Ngoài ra, kỹ thuật trồng, vốn đầu tƣ và phƣơng tiện sản xuất cũng góp phần không nhỏ vào việc sản xuất khoai môn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất khoai môn.

4.1.2 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai môn khoai môn

Theo số liệu điều tra, trong quá trình sản xuất khoai môn phát sinh các khoản chi phí gồm: chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí trồng cây, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động gia đình (bón phân, phun thuốc).

Bảng 4.2: Các khoản chi phí trong sản xuất khoai môn của nông hộ ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

ĐVT: ngàn đồng/1.300m2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.

Qua bảng 4.2 ta thấy, tổng chi phí sản xuất khoai môn của nông hộ trung bình là 12.810,45 ngàn đồng/1.300m2 bao gồm cả chi phí lao động gia đình, với mức chi phí chênh lệch là 15.609 ngàn đồng/1.300 m2

giữa chi phí thấp nhất và chi phí cao nhất. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về các khoản chi phí nhƣ giống, phân bón, thuốc BVTV và lao động gia đình của các nông hộ.

Các khoản mục Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Tỷ trọng CPBQ Chi phí chuẩn bị đất 250 2.000 667,83 5,20 Chi phí giống 0 2.200 953,50 7,42 Chi phí trồng cây 100 300 218,28 1,70 Chi phí phân bón 1.857,5 11.600 5.321,78 41,54 Chi phí thuốc BVTV 1.000 5.800 2.750,86 21,47

Chi phí nhiên liệu 187,5 1.968,75 888,08 6,92

Chi phí LĐGĐ 448 4.615 2.017,39 15,75

31

Các nông hộ khác nhau thì có mức sử dụng chi phí vật chất khác nhau tùy theo kinh nghiệm cũng nhƣ mức độ tiếp thu kỹ thuật canh tác. Theo số liệu phân tích, các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động gia đình; các khoản chi phí chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp hơn trong cơ cấu là chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí trồng cây, chi phí nhiên liệu. Để nắm rõ hơn về mức độ ảnh hƣởng của từng khoản chi phí vào cơ cấu chi phí sản xuất, ta quan sát hình 4.1. Chi phí phân bón 41,54% Chi phí trồng cây 1,7% Chi phí giống 7,42% Chi phí chuẩn bị đất 5,2% Chi phí LĐGĐ, 15,75% Chi phí nhiên liệu 6,92% Chi phí thuốc BVTV 21,47%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Hình 4.1 Cơ cấu chi phí trong sản xuất khoai môn của nông hộ điều tra

4.1.2.1 Chi phí chuẩn bị đất

Việc làm đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai môn nói riêng. Khâu chuẩn bị đất trong sản xuất khoai môn chủ yếu là cày xới thật kỹ cho đất tơi xốp, san cho bằng phẳng, sau đó xử lý bằng vôi hoặc thuốc để tiêu diệt những mầm bệnh trú ẩn trong đất. Tiếp theo, bơm nƣớc vào ngâm ruộng 1 đến 2 ngày rồi tháo nƣớc ra, chỉ để đất đủ ẩm khi tiến hành trồng khoai. Mục đích của ngâm ruộng trong nƣớc là để diệt một số sâu hại trong đất nhƣ dế nhũi, sâu keo,…Ngoài ra, tùy theo nền đất mà nhiều hộ nông dân còn tiến hành lên liếp hoặc kéo hàng rồi mới bắt đầu trồng khoai. Chi phí trung bình cho khâu chuẩn bị đất là 667,83 ngàn đồng/1.300 m2, chiếm 5,20% trong tổng chi phí sản xuất. Mặc dù chi phí chuẩn bị đất không cao nhƣng nó cũng ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất khoai môn của nông hộ.

32

4.1.2.2 Chi phí giống

Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của các nông hộ trong từng vụ sản xuất. Thông thƣờng, củ giống trƣớc khi trồng đều đƣợc xử lý bằng cách ngâm trong nƣớc khoảng hai giờ để loại bỏ những củ giống kém chất lƣợng nhƣ thối, tỷ lệ mầm tƣơi thấp. Sau đó tiến hành cắt bỏ phần bên dƣới củ để rễ phát triển nhanh, dùng tro để ủ rồi phủ lên trên một lớp rơm mỏng. Thời gian ủ từ 12 – 15 ngày thì củ sẽ mọc thành cây con. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhƣ Rovral, Padan, Ridomil,…để xử lý một số mầm bệnh trong củ giống. Việc xử lý tốt sẽ giúp củ giống nẩy mầm khỏe, loại bỏ đƣợc mầm bệnh còn lƣu tồn trong củ giống, đồng thời có thể tiết kiệm đƣợc củ giống, góp phần làm giảm chi phí giống. Trung bình chi phí giống là 953,50 ngàn đồng/1.300m2, chiếm 7,42% tổng chi phí sản xuất.

4.1.2.3 Chi phí thuê trồng cây

Đây là công đoạn có chi phí thấp nhất, trung bình chỉ 218,28 ngàn đồng/1.300m2, chiếm 1,7% trong tổng chi phí sản xuất. Theo điều tra thực tế thì 100% hộ nông dân đều thuê lao động để trồng khoai nhƣng vì công việc tƣơng đối đơn giản, ngƣời đƣợc thuê làm khá nhanh nên số tiền thuê lao động không tốn nhiều. Mặc dù chi phí thuê lao động trồng cây không nhiều nhƣng nó cũng phần nào ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất khoai môn của nông hộ nên không thể không kể đến.

4.1.2.4 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất của khoai môn. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi phí đầu vào khác. Dựa theo kinh nghiệm bản thân và tình hình phát triển của cây khoai môn mà nên bón loại phân nào, liều lƣợng bao nhiêu và vào thời điểm nào thích hợp nhất là do nông dân làm theo kinh nghiệm. Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón thƣờng đƣợc lấy chủ yếu từ 2 nguồn: phân vô cơ và phân hữu cơ, nhƣng hầu hết các nông hộ trong vùng khảo sát do thói quen canh tác nên chủ yếu sử dụng phân vô cơ là chính, làm cho chi phí sản xuất tăng đáng kể. Bên cạnh đó, giá của các loại phân không ngừng tăng nên khoản chi phí này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Theo điều tra thực tế, trung bình mỗi nông hộ phải tốn 5.321,78 ngàn đồng cho 1.300m2 và chi phí này chiếm 41,54% trong tổng chi phí. Các loại phân bón chủ yếu mà nông hộ đƣợc phỏng vấn sử dụng gồm: Phân đạm, lân, kali, DAP, NPK (20- 20-15 và 16-16-8). Phân đạm – giúp cây phát triển thân lá tốt, từ đó gia tăng khả năng quang hợp giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất, đóng vai trò quan trọng đối với cây trồng do tạo ra nhiều sản phẩm đồng hóa cung cấp để

33

nuôi cây. Đối với cây khoai môn, việc cung cấp đạm cho cây giúp nuôi củ tốt hơn, tạo củ cái to và có nhiều củ con hơn. Bên cạnh đó, ngƣời ta dùng phân lân để bón lót hoặc bón thúc, vừa cải tạo đất vừa cung cấp dƣỡng chất cho cây, tạo vị ngon cho củ. Ngoài ra, nông hộ còn dùng phân kali để tăng độ pH cho đất, giúp cây phát triển khỏe, phân kali có tác dụng tốt trên củ khi đƣợc bón vào giai đoạn sau, đặc biệt lúc hình thành củ con (cây mẹ phát triển thêm nhiều cây con), việc cung cấp phân kali giúp vỏ của củ khoai cứng hơn, nhiều tinh bột, không bị sƣợng, chống chịu sâu bệnh trong đất tốt hơn đặc biệt là tác hại của sâu đất và bệnh ghẻ lõm.

4.1.2.5 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Có thể nói thuốc nông dƣợc là yếu tố đầu vào quan trọng thứ hai (sau yếu tố phân bón) và mức độ đầu tƣ cho yếu tố đầu vào này cũng chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 21,47% trong tổng chi phí sản xuất khoai môn. Trung bình chi phí đầu tƣ thuốc nông dƣợc cho một vụ khoai môn là 2.750,86 ngàn đồng/1.300m2

. Khoai môn là loại cây trồng rất dễ nhiễm bệnh nên ngƣời nông dân phải phun thuốc phòng trừ đều đặn trong suốt mùa vụ, nhất là khi khoai lớn, lúc này các tàu lá rất to, đan xen nhau, ẩm độ trong ruộng tăng lên tạo điều kiện cho bệnh hại tấn công và phát triển, đặc biệt là bệnh thối củ, tuy ít nhƣng làm thất thoát năng suất khá lớn, khoai giảm giá trị thƣơng phẩm và dễ lây lan nếu không xử lý ruộng thật kỹ cũng nhƣ sử dụng củ bệnh làm giống cho vụ kế tiếp. Thông thƣờng, giá của các nông dƣợc trị bệnh trên rau màu thƣờng khá cao nên nông dân phải tốn nhiều chi phí cho khoản này. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, có những lúc nắng gây gắt kéo dài lại quay sang mƣa làm cho độ ẩm không khí tăng cao sản sinh ra nhiều sâu bệnh nên chi phí thuốc nông dƣợc tƣơng đối cao.

4.1.2.6 Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu ở đây chủ yếu là chi phí xăng, dầu để bơm nƣớc, cũng có hộ dùng moteur điện nhƣng số lƣợng rất ít. Bảng 4.2 cho thấy, chi phí nhiên liệu chiếm 6,92% tổng chi phí sản xuất, cao hơn chi phí chuẩn bị đất và chi phí trồng cây. Trung bình một vụ khoai môn ngƣời nông dân phải tốn 888,08 ngàn đồng trên 1.300m2.

4.1.2.7 Chi phí lao động gia đình

Đây là khoản chi phí cuối cùng cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ ba trong sản xuất khoai môn. Trong suốt quá trình sản xuất, ngƣời nông dân chủ yếu lấy công làm lời, nên họ tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình vào các công việc nhƣ bón phân, phun thuốc, tƣới nƣớc nhằm giảm bớt đƣợc chi phí thuê lao động. Vì khoai môn là loại cây tƣơng đối khó trồng nên tầng

34

suất bón phân, phun thuốc trong suốt vụ là khá nhiều, hơn nữa lại là cây ƣa nƣớc nên nhu cầu tƣới nƣớc sẽ cao hơn các loại cây màu khác, chính vì thế, chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 15,75% tổng chi phí. Chi phí sản xuất trung bình của LĐGĐ trong một vụ là 2.017,39 ngàn đồng/1.300m2.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)