Cây khoai môn (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á là cây lƣơng thực chính của vùng này trƣớc khi có cây lúa trồng. Từ Đông Nam Á cây khoai môn phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, khoai môn bao gồm gần 70 giống khác nhau với nhiều tên gọi theo tiếng của ngƣời Kinh và nhiều dân tộc thiểu số. Khoai môn là tên gọi phổ biến
18
chung ở Miền Nam, đƣợc trồng nhiều ở vùng đất bãi, đồng bằng để bán cho các cơ sở xuất khẩu. Ở miền Bắc, ngƣời ta gọi khoai môn là khoai sọ và đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nƣớc vì dễ sƣợng và ngứa.
Cây khoai môn là cây chất bột có giá trị kinh tế cao, khoai môn cung cấp đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con ngƣời chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cƣờng sức đề kháng, nhuận tràng…với giá trị dinh dƣỡng phong phú nhƣ thế, khoai môn đƣợc xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.
Ngoài giá trị dinh dƣỡng khoai môn còn có giá trị y học, khoai môn có vị ngọt, tính bình có tác dụng điều hòa nội tạng an thần, giải độc là “thực phẩm chức năng” rất có lợi cho sức khỏe con ngƣời. Đối với ngƣời bị đái tháo đƣờng thƣờng phải kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống, thì khoai môn lại là một lựa chọn thích hợp. Tuy chứa nhiều tinh bột nhƣng lƣợng đƣờng có trong khoai môn lại thấp, nên khi dùng ở mức vừa phải, ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng không sợ bị tăng đƣờng huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đƣờng trong máu.
Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng đƣợc quanh năm. Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ Đông Xuân. Khoai môn thích hợp với những nơi đất cao, tơi xốp, dễ thoát nƣớc, tốt nhất là nên lên luống cao nhƣ trồng khoai lang mới không bị sƣợng và ngứa. Trồng khoai môn không khó nhƣng đòi hỏi ruộng phải có đƣờng tiêu thoát nƣớc riêng chứ không đƣợc phụ thuộc vào đƣờng nƣớc của ruộng lúa. Muốn ƣơm khoai nên chọn giống khoai già, có thời gian để cách ly trong mát khoảng 3 tháng sau khi thu hoạch. Khi ƣơm nên đặt khoai nằm ngang cho mầm phát triển đều, phủ lên lớp tro trấu từ 3 – 5cm và tƣới nƣớc thƣờng xuyên. Sau 12-15 ngày là có thể cấy xuống ruộng, lƣu ý không đƣợc bón phân trực tiếp vào thân và củ khoai. Trƣớc khi trồng cần căn cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít. Đất tốt trồng thƣa hơn đất xấu, mật độ thƣờng áp dụng cho khoai môn với khoảng cách hàng 60cm, cách cây 50cm. Trong quá trình chăm sóc cần xới xáo làm sạch cỏ, kết hợp với những lần bón thúc và vun gốc. Trong thời kỳ lúc khoai đƣợc 5, 6 lá cần tƣới nƣớc thƣờng xuyên để tránh bị khô hạn ảnh hƣởng đến năng suất. Khoai môn cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm, trồng khoai trên đất ngập nƣớc thì cần bón phân nhiều hơn trên cạn. Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón...Đất xấu, giống ngắn ngày
19
thâm canh cần tăng lƣợng phân bón. Đất sét, đất chua lƣợng kali cần giảm bớt. Các loại phân bón cho khoai môn thƣờng có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỷ lệ 20-20-15 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao. Khi làm đất xong thì tiến hành bón lót để cải tạo đất, cung cấp dinh dƣỡng thiết yếu cho cây con ngay từ giai đoạn đầu giúp cây phát triển nhanh, tăng trƣởng tốt, bón lót thƣờng sử dụng phân chuồng và phân lân là chủ yếu. Khi cây đƣợc 3 lá thì bón thúc lần 1, bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, giai đoạn bón thúc thƣờng sử dụng phân đạm và kali. Bón phân cách gốc 10cm, không bón quá sâu hoặc quá xa gốc. Cây khoai môn tuy là một loại rau màu nhƣng lại có thời gian sinh trƣởng khá dài, theo nông hộ trồng có nhiều kinh nghiệm cho biết cây khoai môn để đạt năng suất cao thì cần đủ thời gian sinh trƣởng, nếu nhƣ thu hoạch sớm hơn từ 15 – 30 ngày thì năng suất giảm rõ rệt. Chính vì lẽ đó, thời gian thu hoạch khoai môn ở đây khoảng 150 ngày. Khi khoai môn vào giai đoạn thu hoạch thì sự phát triển thân lá ngừng lại, quá trình lão hóa xuất hiện đầu tiên trên lá. Biểu hiện là các lá chuyển sang màu vàng, héo dần và các tàu lá bắt đầu lụi dần, còn gọi là khoai xuống dọc, tức là tàu lá bị héo rũ và tàn lụi.