Tình hình sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35)

3.5.2.1 Nguồn cung cấp giống

Theo điều tra phỏng vấn nông hộ, nguồn giống khoai môn khá phong phú, có thể do tự để giống, mua giống từ ngƣời quen hay cơ sở sản xuất giống địa phƣơng… tuy nhiên số hộ tự để giống chỉ chiếm 13,3%, số hộ mua giống từ ngƣời quen là 60%, mua giống từ cơ sở sản xuất giống địa phƣơng là 26,7%. Khoai môn có nhiều củ con có thể sử dụng làm giống cho vụ sau, tuy nhiên để có thể dùng làm giống thì cây khoai môn cần có thời gian trồng dài hơn khoai thƣơng phẩm từ một đến hai tháng. Trong thời gian này, khoai môn vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng và phòng trừ sâu bệnh. Chính vì thế, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng nhƣ khó chủ động thời vụ so với mua giống có sẵn, nên đa số nông dân chọn mua từ ngƣời quen vì số lƣợng lớn, dễ thƣơng lƣợng giá cả và chủ động đƣợc thời vụ. Nguồn cung cấp giống của 60 nông hộ đƣợc thể hiện ở hình 3.1.

25 Cơ sở sản xuất giống địa phƣơng 26,70% Giống nhà 13,3% Mua từ ngƣời quen 60%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.

Hình 3.1 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ

3.5.2.2 Vật tư nông nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh thì chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và lợi nhuận của một quá trình sản xuất, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy vật tƣ nông nghiệp có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ. Theo kết quả phỏng vấn, 66,7% số hộ sản xuất khoai môn đều mua vật tƣ nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dƣỡng,…ở các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp tại địa phƣơng vì theo đánh giá của các nông hộ thì các cửa hàng này cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ kịp thời nhu cầu của họ và giá cả vật tƣ cũng hợp lý, cộng thêm lại gần nhà thuận lợi cho việc vận chuyển về nơi sản xuất. Bên cạnh đó, các cửa hàng vật tƣ ở địa phƣơng thƣờng đáp ứng nhu cầu thanh toán chậm, trả sau nên đa số nông hộ trồng khoai môn đều đợi đến khi thu hoạch khoai môn xong mới trả một lƣợt. Tuy nhiên, với phƣơng thức này ngƣời nông dân phải trả tiền cao hơn so với giá mua bằng tiền mặt vì ngƣời chủ vật tƣ sẽ tính thêm lãi vào món hàng đó, và nếu giá vật tƣ xuống thấp, ngƣời sản xuất vẫn phải thanh toán với giá lúc mua, còn giá tăng cao thì ngƣời sản xuất phải thanh toán nhƣ giá thị trƣờng, đều này là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của nông hộ.

26

3.5.2.3 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất khoai môn, hầu hết các nông hộ đều sử dụng kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Công tác tập huấn của địa bàn chƣa hoạt động một cách đồng bộ, chính quyền địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức và ngƣời dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra từ bảng 3.8 thì chỉ có 31,7% nông hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật và đến 68,3% nông hộ sản xuất theo thói quen, kinh nghiệm hay học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm, ngƣời thân. Trong số 31,7% nông hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật thì có đến 73,7% các nông hộ đƣợc công ty thuốc BVTV tập huấn, các nông hộ cho biết trong các buổi tập huấn với công ty thuốc thì nội dung chủ yếu là các cán bộ của công ty hƣớng dẫn cách sử dụng phân, thuốc cho đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lƣợng và đúng lúc. Hiện nay, giá cả phân và thuốc là khá cao chính vì thế đƣợc tập huấn sử dụng với liều lƣợng thích hợp sẽ giúp cho nông hộ giảm đƣợc chi phí. Thêm vào đó, khi đi tập huấn bởi các công ty thuốc BVTV thƣờng các nông hộ sẽ đƣợc tặng các loại thuốc mới mà công ty sắp đƣa ra thị trƣờng, thông qua đó nông dân biết thêm một số loại thuốc mới nhằm giúp phòng sâu bệnh tốt hơn. Còn lại 26,3% do cán bộ ở trung tâm khuyến nông tập huấn, đó là những ngƣời có nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật, họ giúp nông dân đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất.

Bảng 3.8: Tình hình tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 19 31,7

Không có tập huấn 41 68,3

Ngƣời tập huấn

Trung tâm khuyến nông 5 26,3

Công ty thuốc BVTV 14 73,7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.

3.5.2.4 Tình hình tiêu thụ

Qua kết quả phỏng vấn, khoai môn đƣợc tiêu thụ cũng khá dễ dàng, nông dân không cần bỏ công để mang ra chợ bán mà sẽ đƣợc thƣơng lái đến mua tại ruộng và tự chịu chi phí thuê lao động thu hoạch. Tuy nhiên, nếu khoai môn

27

đƣợc bán vào thời điểm có giá thấp thì việc tiêu thụ khá khó khăn do tổng thu nhập thấp hơn chi phí sản xuất, nếu bán sẽ bị lỗ. Trƣớc sự biến động về giá cả, những ngƣời nông dân có kinh nghiệm thƣờng điều chỉnh thời gian thu hoạch khoai môn bằng biện pháp điều chỉnh nƣớc tƣới và phân bón trong quá trình canh tác điều này sẽ giúp rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thu hoạch theo mong muốn trong khoảng 35 đến 40 ngày. Để rút ngắn thời gian thu hoạch khoai môn có thể điều chỉnh mực nƣớc trong ruộng, bằng cách rút cạn nƣớc trong rãnh và ngƣng cung cấp phân bón sẽ giúp khoai mau vào giai đoạn thu hoạch (còn gọi là khoai sớm) nếu muốn bán vào thời điểm có giá cao. Ngoài ra, nếu vào thời điểm thu hoạch mà khoai môn rớt giá trên thị trƣờng thì có thể để lƣu lại trên ruộng bằng cách giữ nƣớc trong rãnh cũng giống nhƣ giai đoạn khoai đang phát triển và cung cấp đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân đạm để giữ cho bộ lá còn xanh cho quá trình quang hợp. Tuy nhiên, nếu đã kéo dài hết mức có thể mà giá khoai vẫn còn thấp thì ngƣời nông dân buộc lòng phải bán, lúc này ngƣời nông dân có thể gặp tình trạng bị thƣơng lái ép giá gây ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận thu đƣợc.

3.5.2.5 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới

Kế hoạch sản xuất khoai môn trong thời gian tới của nông hộ đƣợc thống kê ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới

Kế hoạch Số hộ Tỷ trọng (%)

Thu hẹp qui mô 3 5

Duy trì qui mô 51 85

Mở rộng qui mô 6 10

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013.

Theo kết quả điều tra kế hoạch sản xuất khoai môn trong thời gian tới của 60 hộ ở xã Hội An thì đã có 51 hộ giữ mức duy trì qui mô, chiếm 85% trong tổng số hộ. Ngƣời nông dân vẫn duy trì tập quán trồng khoai môn mà không chuyển sang cây trồng khác một phần là vì cây khoai môn là loại cây truyền thống của xã, ngƣời ta trồng khoai môn từ thế hệ này sang thế hệ khác nên đã tích lũy đƣợc khá nhiều kinh nghiệm để sản xuất, vì thế trồng khoai môn sẽ khá dễ dàng hơn các loại cây khác. Thêm vào đó, khoai môn là loại cây có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và làm giàu lên từ cây khoai môn. Tiếp đến, có 10% nông hộ dự định sẽ mở

28

rộng qui mô trồng khoai môn, đây là những hộ có ít đất sản xuất canh tác, nên có nhu cầu mƣớn thêm đất để trồng trong thời gian khoai môn đang đƣợc tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng. Còn lại 5% số nông hộ thu hẹp qui mô sản xuất, có thể là do đất của họ đã quá bạc màu nên họ chuyển sang trồng loại cây khác vài vụ rồi mới trồng khoai môn lại vì để trồng khoai môn tốt thì đất là yếu tố rất quan trọng.

29

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI MÔN Ở XÃ HỘI AN – CHỢ MỚI – AN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai môn ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35)