Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 75)

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh còn có những tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

Công tác tuyên truyền vận động có nơi còn ít, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền chƣa phong phú và thiết thực.

Đầu tƣ, huy động nguồn lực cho Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM còn hạn chế, nhất là từ doanh nghiệp, tín dụng, nội lực trong nhân dân, đóng góp của con em quê hƣơng làm ăn thành đạt.

Chính quyền địa phƣơng còn lúng túng trong việc xây dựng quy hoạch. Thực tế quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện nay trên cả nƣớc nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng đang gặp những khó khăn, vƣớng mắc: nông thôn ngổn ngang, thiếu tính tổ chức, tổng thể và liên kết. Chất lƣợng lập quy hoạch chƣa cao; chƣa khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, trình độ phát triển, chƣa khai thác hết tiềm năng, lợi thế; thiếu tính kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa; thiếu tính toàn diện, tổng thể, trọng tâm, trọng điểm, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng; quy hoach nông thôn mới là vấn đề mới, mang tính chiến lƣợc tổng thể về kinh tế - xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngƣời nhƣng một số đơn vị còn khoán trắng cho đơn vị tƣ vấn. Kết quả lập quy hoạch là mô hình nông thôn mới chƣa đƣợc mô hình hóa, trực quan hóa, công khai hóa để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, lòng quyết tâm thực hiện của mọi ngƣời dân.

Phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn còn thiếu quy hoạch đồng bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; các hình thức sản xuất chậm đổi mới; nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng chƣa cao, năng lực cạnh tranh còn thấp; chất lƣợng lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển biến chậm. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, giá trị hàng hóa thấp, sản xuất chƣa gắn với thị trƣờng tiêu thụ.

Kinh tế trang trại, làng nghề phát triển chậm, hiệu quả thấp, kinh tế hợp tác chƣa đổi mới; môi trƣờng nông thôn ngày càng ô nhiễm.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhiều nơi chƣa đạt chuẩn Quốc gia; tình trạng xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng...

Nhiều nét văn hóa truyền thống của làng, xã bị mai một. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển chƣa mạnh; chất lƣợng khám, chữa bệnh chƣa đáp ứng với yêu cầu nhân dân.

Một số chính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chƣa đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhƣng chƣa bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; chênh lệch giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nhất là về việc làm và thu nhập.

Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế; trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở còn yếu, chƣa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân; an ninh nông thôn có nơi chƣa tốt, còn tiềm ẩn phức tạp; đơn thƣ khiếu nại, tố cáo có nơi chƣa giải quyết kịp thời, dứt điểm.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Từ những tồn tại hạn chế nói trên có thể rút ra những nguyên nhân cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, do cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chƣa đồng bộ. Nhu cầu đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng các nguồn lực còn thấp, nguồn lực đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn còn thiếu

Thứ hai, trong quá trình thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ở một số nơi, vai trò của cấp ủy, chính quyền và các

tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở nhiều mặt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Thứ ba, thành công của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn phụ thuộc vào yếu tố cán bộ. Nhƣng ở một số khu vực nông thôn, chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chƣa phát huy hết vai trò của mình và của cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ tƣ, chất lƣợng lao động nông nghiệp vùng nông thôn chƣa đáp ứng kịp yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tình trạng lao động thiếu việc làm còn khá nhiều, thiếu việc làm lúc nông nhàn, làm cho thu nhập của xã hội giảm.

Thứ năm, công tác chỉ đạo ở một số xã, ngành chƣa quyết liệt, chƣa thƣờng xuyên. Sự phối hợp tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở một số xã còn lúng túng. Năng lực cán bộ của một số nơi còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Hầu hết các xã thiếu các giải pháp cụ thể để huy động các nguồn cho xây dựng nông thôn mới, nhất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên kết quả thực hiện còn hạn chế.

Thứ sáu, một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chƣa đầy đủ, còn xem đây là một chƣơng trình đầu tƣ của Nhà nƣớc nên còn trông chờ, ỷ lại, thiếu chủ động tiến độ thực hiện; tƣ duy chậm đổi mới; chƣa có ý thức vƣơn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, một số phòng ban, đoàn thể cấp huyện chƣa chủ động trong việc phối hợp chỉ đạo, chƣa xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình. Hoạt động của một số thành viên Ban chỉ đạo chƣa đều tay.

Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh hiện nay

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

4.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020 tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020

4.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020 tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020

4.1.1.1. Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp thực tiễn từng vùng ;

Gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ An ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015, phấn đấu toàn huyện có 4/14 xã (28,5% số xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại phấn đấu đạt cơ bản các tiêu chí về NTM. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở nông thôn cao gấp 2 lần so với năm 2010; giảm hộ nghèo nhanh và bền vững, trung bình giảm 2%/năm, còn 7%; 50% số xã có đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức có trình độ đạt chuẩn.

Đến năm 2020, 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. [12, 24]

4.1.1.2. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể * Nhiệm vụ:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục tiêu chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát động mạnh mẽ phong trào thi đua: “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, triển khai có hiệu quả hơn nữa Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Tăng cƣờng hơn nữa các chƣơng trình bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Trƣớc mắt, cần tăng cƣờng thêm định biên cán bộ chuyên trách xã về xây dựng nông thôn mới, thành lập bộ phận điều phối cấp huyện, giúp việc cho ban chỉ đạo cấp huyện, củng cố văn phòng điều phối ở tỉnh đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát.

Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã; thực hiện nghiêm quy hoạch vùng đối với đất sản xuất lúa nƣớc, khu chăn nuôi tập trung, đất phát triển rừng. Các quy hoạch và đề án đƣợc phê duyệt phải bảo đảm tính bền vững, kế thừa những yếu tố hợp lý, đặc trƣng văn hóa của từng địa phƣơng, đồng thời, phải đƣợc công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến rộng rãi của nhân dân.

Đẩy mạnh thực hiện việc “dồn điền đổi thửa”; ứng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Kịp thời bổ sung một số cơ chế, chính sách mới và tăng cƣờng công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ mạnh cho nông dân; ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất, vùng sản xuất

giống, vùng chuyên canh tập trung, vùng chăn nuôi tập trung, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các lò giết mổ tập trung; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập ở các vùng miền núi, vùng khó khăn. Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, nhƣ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, việc làm và dạy nghề, giảm nghèo và phát triển bền vững, y tế, giáo dục, văn hóa, ứng phó với biến đổi khí hậu... với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện có hiệu quả một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa IX; tổ chức đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với nhu cầu và tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế để thúc đẩy quá trình hợp tác sản xuất, liên doanh tiêu thụ nông sản.

Tạo điều kiện thu hút và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề giải quyết lao động, xem đây là những giải pháp đột phá để liên kết, hỗ trợ cho sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp; nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho nông dân góp cổ phần bằng đất đai để liên kết sản xuất với doanh nghiệp, giải quyết lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân đối với một số dự án, nhƣ trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cao su, sản xuất giống lúa, ngô chất lƣợng cao.

* Chỉ tiêu cụ thể

(1). Về quy hoạch: (tiêu chí 1)

Đến tháng 10/2012 đã có 14/14 xã hoàn thành quy hoạch chung xây dƣ̣ng nông thôn mới . Đến hết năm 2013 có 14/14 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã.

(2). Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn - Giao thông (tiêu chí 2)

+ Đƣờng huyện cần cứng hóa 72,78km. + Đƣờng trục xã cần cứng hóa 97,65km + Đƣờng trục thôn cần cứng hóa 123,89km + Đƣờng ngõ xóm cần cƣ́ ng hóa 90,84km

+ Đƣờng giao thông nội đồng cần cứng hóa 2276,16 km Đến năm 2015 có 4/14 xã hoàn thành tiêu chí chiếm 28,57% - Thủy lợi: (tiêu chí 3)

+ Cƣ́ ng hóa 203 km kênh mƣơng, trong đó:

Kênh mƣơng do xã quản lý 163,15Km, kênh tiêu, kè 39,85Km. Nâng cấp, xây mới 18 trạm bơm.

Đến năm 2015, có 5/14 xã hoàn thành tiêu chí chiếm 35,71% - Điện (tiêu chí 4)

+ Nâng cấp, xây mớ i các tuyến điê ̣n trung thế, hạ thế 138,2Km. + Thay thế, làm mới 18 trạm biến áp.

+ Xây mớ i, nâng cấp các tuyến điê ̣n chiếu sáng trong khu dân cƣ 31,7km. Đến năm 2015: Có 9/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 64,29%

- Trƣờ ng ho ̣c (tiêu chí 5).

+ Sƣ̉ a chƣ̃a phòng ho ̣c, phòng chức năng, phòng hiệu bộ 77 phòng. + Xây mớ i phòng ho ̣c, phòng chức năng, hiê ̣u bô ̣ 310 phòng.

+ Sƣ̉ a chƣ̃a, xây dƣ̣ng, nâng cấp sân chơi bải tâ ̣p , nhà vệ sinh, hàng rào, mua sắm thiê ̣t bi ̣ các trƣờng ho ̣c.

Đến năm 2015, có 9/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 64,29% . - Cơ sở vâ ̣t chất văn hóa (tiêu chí 6):

+ Sƣ̉ a chƣ̃a, nâng cấp 4 nhà văn hóa xã + Sƣ̉ a chƣ̃a 6 khu thể thao xã

+ Nâng cấp, xây mớ i 58 nhà văn hóa, thể thao thôn Đến năm 2015, có 5/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 35,17%

- Chợ nông thôn (tiêu chí 7): + Cần nâng cấp, xây mớ i 19 chợ.

Đến năm 2015, có 9/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 64,29% - Bƣu điện (tiêu chí 8): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nâng cấp, xây mớ i 3 bƣu điê ̣n văn hóa xã

Đến năm 2015, có 14/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 100% - Nhà ở dân cƣ (tiêu chí 9):

+ Xóa nhà tạm, dột nát 502 nhà.

+ Chỉnh trang nhà ở dân cƣ 3.360 nhà.

+ Tỷ lệ nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng 90%. Đến năm 2015, có 9/14 xã đạt tiêu chí, chiếm 64,29% - Xây dƣ̣ng tru ̣ sở làm viê ̣c

Có 6 xã nâng cấp, xây mới nhà làm viê ̣c và hô ̣i trƣờng xã (3). Phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn. - Nâng cao thu nhập cho dân cƣ nông thôn (tiêu chí 10):

Đến năm 2011: Có 1xã đa ̣t tiêu chí thu nhâ ̣p theo bô ̣ tiêu chí quốc gia xây dƣ̣ng nông thôn mớ i. Phấn đấu đến năm 2015 có 6/14 xã đạt tiêu chí thu nhâ ̣p, chiếm 42,86% số xã

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí 11):

Đến năm 2014 có 1 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dƣ̣ng nông thôn mới (Lƣơng Ninh). Hiê ̣n ta ̣i có 13/14 xã chƣa đạt tiêu chí hộ nghèo. Phấn đấu đến năm 2015, có 4 xã đạt tiêu chí hộ nghèo

- Cơ cấu lao động (tiêu chí 12):

Đến năm 2014 có 1 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dƣ̣ng n ông thôn mới (Lƣơng Ninh). Phấn đấu đến năm 2015 có 5/14 xã đạt tiêu chí cơ cấu lao động, chiếm 35,71% số xã

+ Thành lập mới 22 hợp tác xã . Củng cố, nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng 42 hợp tác xã . Phấn đấu đến năm 2015 có 14/14 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chƣ́c sản xuất, chiếm 100% số xã

(4). Văn hóa xã hô ̣i môi trƣờng - Giáo dục (tiêu chí 14):

Hiê ̣n ta ̣i có 14/14 xã phổ cập giáo dục THCS ; tỷ lệ học si nh THCS tiếp tục học THPT, Bổ túc, học nghề đạt 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20%.

Đến năm 2015 có 9/14 xã đạt tiêu chí giáo dục, chiếm 64,29% số xã - Y tế (tiêu chí 15):

+ Xây mớ i, nâng cấp 5 trạm Y tế các xã : Tân Ninh, Hàm Ninh, Trƣờng Xuân, Vạn Ninh, Võ Ninh .

+ Nâng cấp, xây dƣ̣ng 23 công trình phu ̣ thợ, mua sắm thiết bi ̣ y tế phu ̣c

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 75)