Phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)

Phát triển khoa học công nghệ là một biện pháp quan trọng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế huyện Quảng Ninh nói riêng, tỉnh Quảng Bình và cả nƣớc nói chung. Mục tiêu chủ yếu là khoa học công nghệ phải góp phần đáp ứng kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế; chú trọng chuyển giao kỹ thuật và thành tựu khoa học công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; lựa chọn và phát triển một số ngành công nghệ cao; đổi mới tổ chức, quản lý khoa học công nghệ, tạo động lực phát huy năng lực nội sinh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ; phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ. Lựa chọn công nghệ, máy móc phục vụ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch, chế biến nông sản nhằm giảm chi phí trong sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Áp dụng các công nghệ mới trong chế biến nông sản để nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng tỷ suất hàng hoá trong nông nghiệp.

Lịch sử sản xuất nông nghiệp ở thế giới và nƣớc ta cho thấy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khối lƣợng sản phẩm nông nghiệp và làm thay đổi phƣơng thức canh tác. Để thực hiện phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải tổ chức làm tốt việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, đƣa nhanh những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện. Đẩy mạnh công tác giống để nâng cao trọng lƣợng và chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm bằng các chƣơng trình nhƣ lai Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển các cơ sở giống lợn ngoại để phục vụ chƣơng trình nạc hóa đàn lợn. Chuyển chăn nuôi từ tự cấp tự túc sang chăn nuôi hàng hoá, theo quy mô trang trại gắn với việc trồng cỏ, làm tốt công tác thú y, đảm bảo giống vật nuôi nhằm đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Từng bƣớc áp dụng phƣơng thức chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp ở trong hộ gia đình xây dựng các bể chứa Biôga để tận thu sản phẩm phụ trong ngành chăn nuôi, đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Nghiên cứu xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống lúa chịu hạn, giống lúa chất lƣợng cao để áp dụng vào sản xuất.

Trong những năm tới cần tiếp tục củng cố mạng lƣới khuyến nông cấp huyện, bổ sung hoàn thiện đội ngũ khuyến nông cấp cơ sở, có nhƣ vậy mới có thể nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thành công, nhân ra diện rộng góp phần thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tăng cƣờng mở rộng các lớp tập huấn đào tạo cán bộ để công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng vào phát triển sản xuất. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất kịp thời cơ chế hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình khuyến nông do hộ nông dân yêu cầu. Trong quá trình thực hiện công tác khuyến nông phải có sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của chính quyền các các cấp, phối hợp chặt chẽ với hội viên, các đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về khuyến nông, các gƣơng nông dân sản xuất giỏi cho nhân dân học tập. Thƣờng xuyên sâu sát cơ sở kiểm tra chất lƣợng hoạt động của đội ngũ khuyến nông cơ sở, phải lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng khu vực và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ.

Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tăng cƣờng đầu tƣ để thƣờng xuyên đổi mới công nghệ, trƣớc hết là các công nghệ áp dụng trong nông - lâm - ngƣ nghiệp, với bƣớc đi vừa tiếp thu những công nghệ trung bình để vừa ít vốn, khả năng tiếp thu từ thấp đến cao, vừa áp dụng công nghệ tiên tiến để đi tắt đón đầu, tạo đà cho sự phát triển. Phát triển khoa học công nghệ gắn chặt với việc phát triển các ngành, các lĩnh vực theo hƣớng CNH, HĐH đất nƣớc, gắn với phát triển bảo vệ môi trƣờng bền vững. Ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phục vụ đời sống. Phát triển kinh tế tri thức và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên các lĩnh vực, nhất là trong các ngành sản xuất, dịch vụ. Có chính sách đãi ngộ cán bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho các hộ nông dân và các thành phần kinh tế, gắn kết việc nghiên cứu khoa học với áp dụng thực tiễn. Chú trọng đầu tƣ các công nghệ sau thu hoạch, bao gồm chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Bổ sung và tăng cƣờng cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở, tạo điều kiện giúp đỡ cơ sở giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)