học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đối với huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
1.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương - Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Đức Thọ triển khai đồng loạt ở 27 xã. Với mục tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 25% xã đạt 19 tiêu chí NTM, các xã còn lại trung bình đạt 13 tiêu chí, huyện đã chọn hƣớng tiếp cận đẩy mạnh phát triển kinh tế và khơi dậy các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hƣớng đi trọng tâm trong đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn ở Đức Thọ là đã đầu tƣ xây dựng cánh đồng mẫu lớn và phát triển kinh tế trang trại. Đức Thọ đã trích ngân sách trên 20 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng NTM, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào nông nghiệp. Huyện đã hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất trên 4 tỷ đồng, xây dựng gần 460 mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn huyện có 38 cánh đồng mẫu trên 1.000 ha sản xuất lúa chất lƣợng cao, có 15 trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 500 con, 4 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 5.000 - 10.000 con. nhiều mô hình trồng hoa, cây cảnh, rau màu, phát triển kinh tế tổng hợp có hiệu quả.
Để hỗ trợ nông nghiệp phát triển, huyện Đức Thọ chú trọng đào tạo nghề, thành lập nhiều tổ hợp dịch vụ, doanh nghiệp, HTX tín dụng, HTX chế biến nông sản, tổ hợp thu mua lúa gạo, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho nông dân. Kết quả phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân theo hƣớng
liên kết bƣớc đầu đã đƣợc khẳng định.Sản xuất phát triển, đời sống của nông dân đƣợc nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,66% năm 2010 còn 8,6% vào cuối năm 2013. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 13,4 triệu đồng (năm 2010) tăng lên 22,7 triệu đồng (năm 2013).
Bên cạnh nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển sản xuất, Đức Thọ còn quan tâm tới xây dựng hạ tầng và huy động hợp lý sức dân cho các công trình. Đức Thọ đã tăng cƣờng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, kịp thời nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, từ đó, ngƣời dân phát huy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM; nêu cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, mặt trận các đoàn thể vào cuộc quyết liệt, thông qua tổ chức này gắn kết với khu dân cƣ, dòng họ, phát hiện cá nhân gƣơng mẫu, điển hình; vận động doanh nghiệp, con em xa quê và nhân dân, xây dựng phƣơng án tổ chức thực hiện các công trình phúc lợi; tổ chức hội nghị biểu dƣơng tập thể, cá nhân điển hình tiên phong trong phong trào hiến đất, hiến công, góp tiền xây dựng NTM. Nhờ huy động tốt các nguồn lực, trong phong trào xây dựng NTM, Đảng bộ và nhân dân Đức Thọ đã huy động 813 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn hỗ trợ từ T.Ƣ, tỉnh, huyện và lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án là 665 tỷ đồng, con em xa quê và doanh nghiệp 87 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 61 tỷ đồng.có 3.645 hộ hiến tặng 323.382 m2
đất, trị giá gần 20 tỷ đồng.
Huyện cũng huy động đƣợc sự tham gia tình nguyện của mọi tầng lớp, tạo tinh thần đoàn kết cao trong quá trình xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở. [28]
- Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình:
Bố Trạch là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Có điều kiện tự nhiện, KT-XH tƣơng tự huyện Quảng Ninh.
ngàn ngƣời. Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã miền núi và rẻo cao; có 24 km bờ biển và trên 40 km đƣờng biên giới Việt - Lào. Huyện có quốc lộ 1A, nhánh Đông và nhánh Tây đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt đi suốt từ đầu đến cuối huyện theo hƣớng Bắc - Nam; các tuyến Tỉnh lộ 2, 2B, 3, 20 nối liền các tuyến đƣờng dọc của huyện. Huyện có bãi tắm du lịch Đá Nhảy, Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đƣợc UNESCO công nhận di sản thế giới.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình mực tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bố Trạch đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, đời sống của ngƣời dân từng bƣớc nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Toàn huyện đã huy động hơn 365 tỷ đồng; kiên cố hóa đƣợc hơn 180km đƣờng giao thông nông thôn; cải tạo, làm mới 8km kênh mƣơng nội đồng; thực hiện tu bổ, chỉnh trang lại khuôn viên các chợ, xây dựng đƣợc một số mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, 28 xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM. Trong đó, 1 xã đạt 17-19 tiêu chí; 9 xã đạt 13-16 tiêu chí; 4 xã đạt 10-12 tiêu chí; 11 xã đạt 5-9 tiêu chí; 3 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Hiện huyện Bố Trạch đang tập trung chỉ đạo và huy động nguồn lực đầu tƣ cho hai xã Hải Trạch và Hoàn Trạch đạt xã nông thôn mới vào cuối năm 2014. Phấn đấu năm 2015 có thêm 5 xã là Trung Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Đồng Trạch, Đại Trạch đạt xã nông thôn mới.
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Bố Trạch là phát huy vai trò của cấp ủy và chính quyền địa phƣơng, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, huy động sức dân cùng tham gia chƣơng trình. Đồng thời tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn
về chƣơng trình NTM; nhân rộng các xã làm tốt để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện hiệu quả chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Nhờ huy động đƣợc sức dân, phong trào xây dựng NTM ở Bố Trạch đƣợc phát động rộng rãi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để có đƣợc điều này, Bố Trạch đã chú trọng tới công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ và sâu hơn về nội dung, mục đích của Chƣơng trình NTM. Cụ thể, trong xây dựng NTM, làm cho dân hiểu đƣợc phần việc nào là trách nhiệm của nhân dân, phần việc nào là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng. Hiểu và nắm đƣợc nên ngƣời dân hồ hởi tham gia với những việc làm cụ thể nhƣ hiến đất, hiến tƣờng rào, nhà cửa, cây cối… với tinh thần tự giác cao. trong suốt quá trình triển khai, các địa phƣơng của huyện Bố Trạch đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, có nhiều xã phấn đấu về đích trong năm 2014, nhƣ xã Hải Trạch (còn 3 tiêu chí gồm văn hóa, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa) xã Hoàn Trạch (còn 3 tiêu chí là giao thông, trƣờng học và văn hóa. Từ đầu năm 2014, xã đã làm hoàn thành đƣợc 3 km đƣờng giao thông nông thôn, hoàn thiện các hạng mục phụ trợ của trƣờng mầm non. Đối với tiêu chí văn hóa, các thôn của địa phƣơng đang tiến hành đón nhận làng văn hóa để hoàn thành sớm tiêu chí này).
Các địa phƣơng còn lại đăng ký về đích NTM vào năm 2015 đạt từ 15 đến 17 tiêu chí. Trong đó Đại Trạch hiện đạt 17 tiêu chí và đang nỗ lực để hoàn thành hai tiêu chí còn lại là giao thông và trƣờng học. Mỗi một địa phƣơng đều có những cái khó của mình trong quá trình triển khai, đặc biệt là nguồn lực đầu tƣ cho hạ tầng. Thế nhƣng Bố Trạch đã biết dựa vào dân, huy động toàn thể nhân dân cùng vào cuộc. Thậm chí ở nhiều địa phƣơng, khi nguồn vốn của tỉnh và huyện chƣa có, nhƣng vốn trong dân đã sẵn sàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thiết kế mẫu cho các công trình là một phƣơng án mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM của địa phƣơng... [29]
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đối với huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Thọ và huyện Bố Trạch, chúng ta thấy việc lựa chọn bƣớc đi và giải pháp để thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các huyện rất phong phú, đa dạng. Thành công của các huyện về xây dựng nông thôn mới giúp chúng ta có những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục, nâng cao và phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân, tính gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên.
Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, trƣớc tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và ngƣời dân hiểu rõ: Đây là chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cƣ làm chủ, ngƣời dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nƣớc thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững.
Hai là, phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Giai đoạn đầu bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã đều lúng túng vì chƣa đƣợc trang bị kiến thức về xây dựng NTM. Sau quá trình triển khai, họ đều thấy cần phải đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM nhƣ: Nội dung, trình tự các bƣớc tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức để ngƣời dân thực sự đóng vai trò chủ thể; phƣơng pháp xây dựng
đề án; phƣơng pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán... Do đó, ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM cần khẩn trƣơng tập huấn, bồi dƣỡng thật kỹ những nội dung trên cho đội ngũ cán bộ vận hành chƣơng trình từ tỉnh đến huyện, nhất là cán bộ cơ sở.
Ba là, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phƣơng “Lấy sức dân để lo cho dân”. Theo phƣơng châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết". Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vƣờn, ao, sửa sang cổng ngõ.
Bốn là, phát huy dân chủ để xây dựng nông thôn mới. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải đƣợc ngƣời dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng. Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân, đó sẽ là cơ sở để thực hiện thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dƣng nông thôn mới.
Năm là, xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ hai huyện Đức Thọ và Bố trạch đã khẳng định, xây dựng NTM phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia để định hƣớng hành động và là thƣớc đo để đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong xây
dựng đề án và chỉ đạo thực hiện, mỗi địa phƣơng phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của ngƣời dân để lựa chọn nội dung nào làm trƣớc, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi địa phƣơng tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn lực cũng tập trung ƣu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.
Sáu là, đầu tƣ nâng cấp, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó trọng tâm là các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện. Phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn trƣớc tiên là nhằm mục tiêu phát triển sản xuất, bảo đảm tính cân đối trong nền kinh tế quốc dân, mở rộng thị trƣờng nông sản, hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển hơn, giao lƣu hàng hoá nông thôn đƣợc thuận lợi, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cƣ dân nông thôn.
Bảy là, quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đƣợc xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chú trọng ƣu tiên đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn.
Tám là, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, cần tập trung phát triển các ngành nghề TTCN truyền thống, tạo điều kiện để phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Phát hiện, nhân rộng và xây dựng các mô hình tiên tiến, chú ý công tác tổng kết thực tiễn để kịp thời ban hành, điều chỉnh các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; gắn kết chặt chẽ giữa dân chủ và kỷ cƣơng trong từng cơ sở, khu dân cƣ tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chín là, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động đƣợc sự
tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp từ Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã đều phải xây dựng chƣơng trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cƣờng kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chƣơng trình. Ban chỉ đạo phải thƣờng xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
Mƣời là, từng bƣớc hoàn thiện và ban hành những cơ chế chính sách về xây dựng NTM nhƣ chính sách hỗ trợ đầu tƣ cho nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, chính sách miễn giảm thuế, trợ giá nông sản cho nông dân, hỗ trợ đầu vào, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các trang trại, các HTX dịch vụ để phục vụ các yếu tố đầu vào nhƣ vật tƣ nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật, dịch vụ kỹ thuật, tín dụng… và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các hộ gia đình nông dân. Ngoài chính sách hỗ trợ cho nông dân, cần có chính sách hỗ trợ cho