Trên cơ sở xác định nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao động, định hƣớng phân bổ lại lao động gắn với việc sử dụng các nguồn lực khác cho phù hợp với khả năng về trình độ, sức khoẻ và yêu cầu của sản xuất hàng hoá nông nghiệp hiện đại. Phát triển nhanh các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ lao động thủ công, không qua đào tạo. Tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Tiếp tục giảm bớt lao động nông thôn nhằm chuyển bớt lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục đầu tƣ cho trung tâm dạy nghề huyện nhằm nâng cao tay nghề của ngƣời lao động, tăng số lƣợng lao động có tay nghề tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời lao động có cơ hội tìm việc làm. Mở các lớp tập huấn hƣớng dẫn cho ngƣời nông dân để họ có thêm kiến thức trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, hạn chế đƣợc dịch bệnh. Trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, mở rộng các ngành nghề và dịch vụ nông thôn để giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân. Ngoài ra các hoạt động khác nhƣ xuất khẩu lao động cũng là một hƣớng quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Để thực hiện mục tiêu tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 35%, về vấn đề lao động ở huyện Quảng Ninh cần quan tâm đến việc phát triển nhiều hình thức tổ chức đào tạo tay nghề có trình độ kỹ thuật và kiến thức quản lý của Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
Đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn cho cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã, thôn về chủ trƣơng chính
sách, nội dung, kỹ năng, phƣơng pháp tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình.