Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 88)

Hoàn thành lập các quy hoạch chi tiết: trung tâm xã, khu dân cƣ tập trung. Tập trung chỉ đạo hoàn thiện việc cắm mốc giới quy hoạch, giải phóng mặt bằng để thực hiện từng bƣớc các tiêu chí đã xây dựng. Đồng thời triển khai việc xây dựng các kết cấu hạ tầng trong điều kiện cho phép về nguồn lực. Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung theo hƣớng mang tính tổng thể, hệ thống, kế thừa và đổi mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch theo vùng, theo đúng tiêu chuẩn, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng. Đảm bảo không gian, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn. Quy hoạch theo ngành gắn với phát triển các vùng chuyên canh. Sắp xếp lại khu dân cƣ; khu vực sản xuất hàng hóa( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, nguyên liệu,...); khu chợ và dịch vụ thƣơng mại; khu trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa; khu cấp nƣớc sạch; khu xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

+ Quy hoạch bố trí sản xuất

Quy hoạch sản xuất là cơ sở để hoạch định chiến lƣợc phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển của huyện, giúp cho việc xác định cơ cấu kinh tế phù hợp có căn cứ khoa học. Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quảng Ninh, trong những năm tới cần tiến hành điều tra, bổ sung nắm vững các nguồn lực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất, trong đó tập trung quy hoạch các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi có tính chiến lƣợc của huyện theo hƣớng tập trung, chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá. Quy hoạch phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng lãnh thổ để phát huy tốt hiệu quả đầu tƣ. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp, tiến hành

rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu thị trƣờng để bố trí điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý trên từng địa bàn nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng của các loại nông sản hàng hóa.

Trong quy hoạch ngành nông nghiệp huyện Quảng Ninh cần chú ý một số vấn đề sau đây: Quảng Ninh đƣợc xác định là nằm trong vùng trọng điểm lúa của tỉnh, với diện tích trên 7.621 ha và năng suất bình quân khoảng 54 tạ/ha. Cây cao su đƣợc xác định là cây mũi nhọn, đến năm 2015 Quảng Ninh có 500 ha, đến năm 2020 đạt 900 ha. Đàn bò lai cũng đƣợc xác định là hƣớng làm giàu cho nông dân, quy hoạch đƣa đàn bò lai của Quảng Ninh từ 3.000 con năm 2011 lên 3.800 con năm 2015 và 6.200 con năm 2020. Ngoài ra, đàn trâu, đàn dê, gia cầm cũng là thế mạnh đã đƣợc ngành nông nghiệp của huyện chú trọng. Riêng các dự án thủy lợi xây kè 2 bên sông Long Đại, dự án Thƣợng Mỹ Trung, các dự án hồ thủy lợi Rào Đá, Trôốc Trâu… cũng sẽ tạo thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.

+ Về quy hoạch vùng

Đối với vùng đồng bằng, quy hoạch một số vùng lúa hàng hóa phẩm cấp, chất lƣợng cao, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh rau đậu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh tạo thành vành đai quanh Thành phố Đồng Hới phục vụ đô thị và du lịch.

Đối với vùng núi, với độ cao trung bình từ 500 - 750 m, mật độ dân cƣ thƣa thớt, chủ yếu là rừng tự nhiên; mặt khác, phần lớn diện tích vùng núi đều đã giao cho các lâm trƣờng, do đó trên cơ sở diện tích 1.660 ha đất đồi núi chƣa sử dụng ở xã Trƣờng Sơn, cần quy hoạch bố trí phát triển các trang trang trại lâm nghiệp trồng rừng, kết hợp chăn nuôi trâu, bò, dê.

Đối với vùng gò đồi, là một huyện có địa hình gò đồi chiếm tỷ trọng đáng kể, cần nghiên cứu, tạo điều kiện tốt để quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô

hình kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên của huyện và từng xã. Bao gồm diện tích 6 xã dọc đƣờng Hồ Chí Minh và xã Trƣờng Xuân nên ở đây có thể quy hoạch kết hợp nông - lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp nhƣ cao su, thông, bạch đàn, keo, cây ăn quả, vừa phát triển chăn nuôi đại gia súc nhƣ trâu, bò, dê, lợn.

Đối với vùng cát ven biển, quy hoạch xây dựng các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, trồng rau, hoa, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, trang trại nuôi trồng thủy sản. Trong quy hoạch sử dụng đất, cần bố trí thêm một phần diện tích cho phát triển kinh tế trang trại ở vùng cát thuộc các xã Gia Ninh, Hải Ninh, Võ Ninh.

+ Quy hoạch theo ngành gắn với phát triển các vùng chuyên canh

Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp: Sản xuất lƣơng thực tại 9 xã vùng giữa, trong đó tập trung sản xuất lúa hàng hoá chất lƣợng cao ở An Ninh, Tân Ninh, Vạn Ninh.

Vùng rau thực phẩm an toàn, hoa, cây cảnh ở Lƣơng Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh, Hải Ninh.

Quy hoạch trồng cây cao su ở các xã Trƣờng Xuân, Trƣờng Sơn, Vĩnh Ninh, An Ninh.

Vùng chăn nuôi trâu, bò tập trung ở các xã Trƣờng Sơn, Trƣờng Xuân, Tân Ninh, Hàm Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh. Tập trung đầu tƣ cải tạo đàn bò địa phƣơng theo hƣớng Zêbu, Sind hóa, tăng nhanh số bò lai; đẩy nhanh công tác lai tạo đàn bò bằng cả hai phƣơng pháp là thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp. Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò lai nhƣ sau: Vùng thụ tinh nhân tạo gồm các xã Tân Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh, Vạn Ninh; vùng nhảy trực tiếp bao gồm các xã Trƣờng Sơn, An Ninh, Vĩnh Ninh, Trƣờng Xuân. Quy hoạch và khuyến khích các hộ trồng cỏ nuôi bò nhốt để từng bƣớc hình thành và phát triển phƣơng thức chăn nuôi bò thâm

canh, bán thâm canh. Khuyến khích phát triển bò trang trại ở các xã vùng đồi núi có tiềm năng, lợi thế.

Vùng lợn hƣớng nạc tập trung ở Gia Ninh, Vĩnh Ninh, Xuân Ninh, An Ninh. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ các hộ chăn nuôi trang trại phát triển để làm hạt nhân tạo con giống ổn định và có chất lƣợng cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài huyện. Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có trên 30 trang trại lợn nái, với quy mô 20 nái ngoại trở lên và 60 trang trại nuôi lợn thịt thuần ngoại với quy mô 50 con trở lên. Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn nái ngoại gồm các xã Vĩnh Ninh, Gia Ninh, An Ninh và Xuân Ninh.

Vùng chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là vịt, gà, ngỗng, ngan chủ yếu ở các xã An Ninh, Vạn Ninh, Tân Ninh, Hải Ninh, Vĩnh Ninh. Gắn việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch H5N1 trong những năm tới với việc phát triển đàn gia cầm, thủy cầm theo hƣớng nâng cao chất lƣợng đàn bằng cách nhập các giống mới có tiềm năng để thay thế giống địa phƣơng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi ngỗng, ngan Pháp... Hình thành các trang trại chăn nuôi vịt ở các xã An Ninh, Vạn Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh và trang trại chăn nuôi gà ở các xã dọc đƣờng Hồ Chí Minh, Hải Ninh. Đƣa vào thử nghiệm các đối tƣợng nuôi mới để lựa chọn vật nuôi phù hợp. Đƣa các quy trình kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình nuôi gà an toàn sinh học và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm, cá tại Hải Ninh, Võ Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Lƣơng Ninh. Tập trung phát triển các đối tƣợng nuôi chủ lực nhƣ tôm sú, tôm thẻ, cá rô phi. Giảm dần diện tích nuôi quảng canh, tăng diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi có tiềm năng nhƣ cá chẻm, cá mú, rô phi, ốc hƣơng, cá lóc, cá chình, trê lai... Áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế dịch bệnh. Hạn chế nuôi các đối tƣợng dễ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng nhƣ cá trắm. Thí điểm đƣa vào

một số con nuôi mới nhƣ cá chẻm, cá hồng mỹ, cá lóc bông, cá trê lai, cá điêu hồng đơn tính, cá chép lai 3 máu, cá thát lát còm, cá lăng nha (Thái), cá chình hoa, cá mú nƣớc ngọt (Úc)... và một số loài thủy đặc sản khác. Quy hoạch đầu tƣ cơ sở sản xuất giống thủy sản tại địa phƣơng, để cung cấp cá giống tại chỗ; phát triển cơ sở sản xuất và cung ứng giống ở 3 điểm Gia Ninh, Lƣơng Ninh và An Ninh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 88)