Phát triển sản xuất, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất,

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95)

tạo nghề nông thôn

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tăng trƣởng nhanh và bền vững; góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hƣớng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ - du lịch, đƣợc thể hiện trên một số nội dung, cụ thể là: Phát triển nông nghiệp theo quy hoạch một cách toàn diện, đa dạng theo hƣớng tập trung, sản xuất hàng hóa, chất lƣợng cao; ƣu tiên đầu tƣ phát huy hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vƣờn.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đƣa vào sản xuất theo hƣớng nâng cao giá trị sản xuất. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nền sản xuất hàng hoá và

tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung: lúa chất lƣợng cao, rau sạch... Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hƣớng hàng hóa, nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Tập trung phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại ở các vùng đƣợc quy hoạch, tăng cƣờng công tác phòng chống kiểm soát dịch bệnh.

Khai thác có hiệu quả ao hồ mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ và nuôi tôm trên cát; phát huy hiệu quả diện tích lúa -cá kết hợp đã đƣợc đầu tƣ. Phát triển khai thác đánh bắt hải sản xa bờ.

Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và quy hoạch địa phƣơng. Xác định sản phẩm hàng hóa cây trồng, vật chủ lực phù hợp tiềm năng địa phƣơng. Phát triển kinh tế trang trại, nhất là vùng gò đồi, cát ven biển; Hỗ trợ và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Ƣu tiên phát triển công nghiệp các ngành chế biến gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phƣơng; củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ, du lịch, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của cƣ dân nông thôn.

Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo hợp đồng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về sự liên kết, hợp tác để sản xuất nông - thủy sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.

Tập trung củng cố, nâng chất các tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân hiện có; vận động nông dân tham gia thành lập mới các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp.

Mở mang và phát triển các ngành nghề nông thôn, chú trọng khôi phục các ngành nghề truyền thống. Phát triển và nâng cao hiệu quả HTX, tổ hợp tác, liên kết kinh tế trong nông nghiêp, nông thôn.

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)