Các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cây Thị - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 25)

Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây: (Điều 49 Luật đất đai năm 2003)

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn

2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCN QSD đất

3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật đất đai năm 2003 mà chưa được cấp GCN QSD đất

4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ. Tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất

5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước đã được thi hành

6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất 7. Người sử dụng đất theo quy định của tại điều 90, 91 và 92 Luật đất đai năm 2003

8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Công tác cấp GCN QSD đất tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2013

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi nội dung công tác cấp GCN QSD đất tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2013

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại UBND xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 5/ 9/ 2013 đến ngày 22/ 12/ 2013

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Ni dung nghiên cu

- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

- Đánh giá tình hình cấp GCN QSD đất trên địa bàn xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Tìm ra những khó khăn, yếu kém trong công tác cấp GCN QSD đất từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất

3.3.2. Phương pháp nghiên cu

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu về: Cấp giấy, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…. Thông qua cán bộ địa chính xã

- Phương pháp tổng hợp phân tích, xử lý số liệu

+ Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, sử dụng Microsoft excel để tính toán và tổng hợp số liệu.

- Phương pháp kế thừa: Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Cây thị là một xã miền núi, vùng sâu vùng xa của huyện Đồng Hỷ cách trung tâm huyện 24km về phía Đông, diện tích tự nhiên là 40,54 km2

. - Phía đông giáp xã Hợp Tiến

- Phía tây giáp xã Văn Hán và Nam Hòa - Phía bắc giáp xã Liên Minh, huyện Võ Nhai - Phía nam giáp xã Tân Lợi và thị trấn Trại Cau

4.1.1.2. Địa hình

Theo báo cáo thuyết minh về hiện trạng sử dụng đất năm 2010 địa hình xã Cây Thị khá đa dạng, và phức tạp có nhiều đồi núi, rừng và đất rừng chiếm tỉ lệ lớn. Địa hình đồi núi cao chiếm phần nhiều diện tích của toàn xã.

4.1.1.3. Khí hậu- thủy văn

Xã Cây Thị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia ra làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt, nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 25- 27o

C, mùa lạnh từ 12- 15oC.Lượng mưa hàng năm khá cao mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9

Hàng năm vào tháng 7 và tháng 8 thường xảy ra lũ quét và sạt lở đất gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất: + Tài nguyên đất:

Đất đai xã Cây Thị chia thành 2 loại chính:

- Đất đồi núi chiếm trên 85,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất được hình thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đất nghèo dinh dưỡng và có độ dốc cao. Loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.

- Đất ruộng: Chủ yếu là do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp cho loại cây lương thực và cây màu.

+ Tài nguyên nước:

Toàn xã có 92,17ha sông suối, thủy lợi và mặt nước chuyên dùng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả để đưa toàn bộ nguồn tài nguyên nước vào sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình 8m đến 15m, đây là nguồn nước tương đối sạch dùng cung cấp cho nhân dân trong toàn xã

+ Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đến hết năm 2010 diện tích rừng của xã Cây Thị là 3278,55 ha, trong đó diện tích rừng trồng sản xuất là 4255,24 ha, còn lại 23,31 ha là rừng phòng hộ (chủ yếu là rừng trồng theo chương trình PAM và cây môi trường) nằm phân tán trên phạm vi toàn xã.(Kiểm kê đất đai 2010)

+ Tài nguyên nhân văn:

Tính đến hết tháng 5 năm 2009 dân số toàn xã Cây Thị là 3.546 nhân khẩu và 825 hộ, gồm các dân tộc Kinh,Dao,Thái, Mường, Hoa, Tày, Sán Dìu,

Nùng và một số dân tộc anh em khác. Trên địa bàn xã Cây Thị hầu như không có các làng nghề truyền thống, không có các khu di tích lịch sử, nhân dân xã đoàn kết, cần cù, chịu khó, trình độ dân trí ở mức khá. Đã có nhiều người dân là con em của địa phương đang công tác và giữ chức vụ lớn trong và ngoài tỉnh. (Báo cáo thuyết minh)

4.1.2. Điu kin kinh tế- xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Thuận lợi

Năm 2012 Đảng, nhà nước tiếp tục quan tâm các chủ trương, chính sách giúp các địa phương miền núi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo sâu sắc các mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho xã Cây Thị có điều kiện tốt hơn trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ cấp trên giao. BCH Đảng bộ và HĐND đồng bộ có các nghị quyết, chỉ đạo trên các lĩnh vực phát triển KT - XH, AN - QP sát với tình hình thực tế của địa bàn. Chính quyền và nhân dân các dân tộc toàn xã hăng hái phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất một lòng, tăng cường trách nhiệm trong việc tiếp thu thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình chính sách nhà nước quan tâm, công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội…; thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay vốn ưu đãi để phát triển KT - XH, nâng cao đời sống dân sinh; MTTQ các ĐTND nêu cao tinh thần phối kết hợp với UBND vận động nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2012 đề ra. * Khó khăn

Kinh tế thế giới và khu vực suy giảm, Giá cả thị trường biến động khó lường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế của nhân dân. Thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi còn hạn chế, thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc quản lý và điều hành một số các công trình thuỷ lợi đầu tư chưa có tính cải thiện, công tác khai thác sử dụng còn thiếu hiệu quả. Tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma tuý có lúc còn diễn ra phức tạp; công tác triển khai giải phóng mặt bằng đền bù trong thực hiện các dự án khai thác quặng sắt còn chậm ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của một số bộ phận nhân dân.

a, Sản xuất nông nghiệp

- Tổng diện tích cấy lúa 231,1 ha /229,5 ha = 100,7 % KH HĐND giao - Năng suất bình quân đạt 47,4 tạ/ ha

- Sản lượng lúa đạt 1095,12 tấn /1078 tấn = 101,59 % KH HĐND giao - Ngô 45 ha ; Năng suất đạt 44,46 tạ/ ha ; Sản lượng đạt 200,1 tấn - Lạc diện tích 22 ha ; Năng suất đạt 14 tạ/ ha; Sản lượng đạt 30,8 tấn Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2012 đạt 1.295,1 tấn/1.294 tấn = 100,1 % Kế hoạch HĐND. So với cùng kỳ đạt 100,6 %.

b, Sản xuất lâm nghiệp cây chè, cây ăn quả, trồng rừng:

- Diện tích chè toàn xã là: 123 ha; Diện tích chè cho thu hoạch là: 107,4 ha, năng suất bình quân 110 tạ/ ha,sản lượng (búp tươi) đạt 1.181 tấn. Diện tích chè trồng mới và phục hồi là: 4 ha = 100% KH.

- Diện tích cây ăn quả các loại: 34 ha đan xen vào diện tích cây trồng khác Diện tích trồng rừng mới: 15/42 ha, (nhân dân tự trồng).

- Khai thác rừng trồng: 62,57 ha; sản lượng thu hoạch: gỗ = 4.876,48 m3; củi = 2.055 m3.

c, Chăn nuôi

- Thực hiện phát triển đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản:

- Đàn trâu = 415 con /550 con = 75,4% giảm 135 con so với Nghị quyết HĐND giao.

- Đàn lợn = 3600 con / 3500 con = 102 % KH Nghị quyết HĐND giao - Đàn gia cầm 31.500 con /30.000 con = 105 % KH Nghị quyết HĐND giao - Đàn ong 370 đàn/ 350 đàn = 105 % KH Nghị quyết HĐND giao - Diện tích thả cá là 12 ha,

(Đàn trâu bò không đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND, là do nhân dân chuyển sức kéo từ cày trâu sang cày máy nhằm giải phóng sức lao động thủ công và dành thời gian học tập cho con cái).

* Tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 8,56%, trong đó kinh tế nông lâm nghiệp - chăn nuôi 60,35%; thương nghiệp dịch vụ 22,68%; lĩnh vực khác 16,97%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 13.876,000đ; tăng 1.094,000/người so với năm 2011.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của xã Cây Thị

a, Xây dựng cơ bản

- Năm 2012 thu hút nhiều dự án, huyện quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số công trình như:

- Xây dựng nhiệm thu đưa vào sử dụng nhà văn hóa trung tâm đa năng xã trị giá 2,1 tỷ đồng đối ứng Huyện hỗ trợ 70 % giá trị xây lắp, còn xã đối ứng 30 % cùng các khoản chi phí khác.

- Nhiệm thu xây dựng 1 Km đường bê tông xóm Mỹ Hòa. Huyện hỗ trợ 100% xi măng, nhân dân đối ứng công xây dựng

- Khởi công xây dựng lớp mầm non xóm Khe Cạn trị giá gần 500 triệu, từ vốn 135 (2010 kéo dài), vốn mục tiêu giảm nghèo năm 2012 và các nguồn vốn khác.

- Khởi công xây dựng nhà văn hóa xóm Kim Cương trị giá gần 600 triệu, từ vốn mục tiêu giảm nghèo năm 2012 và các nguồn vốn khác.

- Khởi công xây dựng tường bao nhà văn hóa xóm Cây Thị trị giá 100 triệu bằng vốn đầu tư phát triển giảm nghèo năm 2012.

- Khởi công đổ đường bê tông xóm Cây Thị 1 km trị giá trên 800 triệu đồng bằng nguồn vốn 135 (2010 kéo dài), xi măng huyện hỗ trợ 100% và nhân dân đối ứng xây dựng.

- Khởi công xây dựng đường bê tông xóm Kim Cương 1km trị giá trên 800đ, từ vốn 135 (2010 kéo dài) và xi măng huyện hỗ trợ 100% ND đối ứng.

-Xây dựng nhà bảo vệ, sân bê tông, nhà để xe và nhà đài truyền thanh xã tổng trị giá 1,1 tỷ (huyện hỗ trợ 70%, xã đối ứng 30%).

b, Giáo dục

- Trường trung học cơ sở: có 6 lớp với tổng số học sinh 179 em. - Trường tiểu học: có 15 lớp với tổng số học sinh 256 em.

- Trường mầm non: có 9 lớp với tổng số 215 cháu

Công tác giáo dục 3/3 trường bảo đảm tốt chất lượng dạy và học, duy trì sỹ số học sinh theo quy định, nền nếp - kỷ cương nhà trường được thường xuyên giữ vững; trường THCS và TH tiếp tục giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia, trường mầm non bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình phổ cập mầm non bậc 5 tuổi. Công tác cán bộ, trường THCS - TH tiếp tục bảo

đảm sự ổn định mọi hoạt động sau luân chuyển cán bộ quản lý theo quy định, trường mầm non hoàn thành công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý bổ sung.

c, Y tế

Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế được chú trọng cơ bản đáp ứng quy định chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, năm 2012 không có dịch bệnh lớn sảy ra, các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả cao; chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình được bảo đảm triển khai đúng kế hoạch; các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội và trẻ em 6 tuổi trở xuống được thực hiện đúng quy định; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi trở xuống suy dinh dưỡng giảm 2%; tỷ suất sinh thô 4‰ số trẻ sinh trong năm 68 em trong đó sinh con thứ ba 6 trường hợp.

d, Giao thông

Trong những năm qua, phong trào làm đường giao thông phát triển khá mạnh. Một số tuyến đường giao thông chính được đầu tư mở rộng, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường ra đồng lên đồi bắt đầu được đầu tư sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán của dân cư.

e, Nguồn điện

Đến nay toàn xã đã có điện quốc gia, phần lớn hộ dân cư trong xã đều đã sử dụng điện nên đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao.

4.1.2.3. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của xã Cây Thị trong giai đoạn vừa qua so với các đơn vị khác trong huyện Đồng Hỷ đã có những bước phát triển đáng kể, nổi bật là: kinh tế tiếp tục phát triển, năng suất sản lượng cây trồng tăng qua các năm, chăn nuôi gia súc gia cầm ngày càng được chú trọng cả về chất và lượng. Hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội tiến bộ rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm, giải quyết lao động việc làm vượt chỉ tiêu đề ra…

Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc phục kịp thời, như:

- Phát triển TMDV và CN-TTCN chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương, việc đầu tư cho phát triển kinh tế còn hạn chế. Việc nhân rộng các mô hình, điển hình chưa được quan tâm chú trọng.

- Công tác quản lý đất đai, xây dựng trong dân còn hạn chế; công tác vệ sinh môi trường tuy có nhiều cố gắng song chưa đáp ứng được yêu cầu…

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cây Thị - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)