năng suất và năng suất ớt
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ớt cay lai GL1-1 được trình bày trong bảng 4.4 .
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây ớt
Năng suất thực thu Chỉ tiêu CT Số quả/cây Khối lượng TB quả (g) Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Tấn/ha Tăng so với Đ/C (%) CT1 44,2 15,5 683,6 21,7 18,4 - CT2 45,0 15,6 700,3 22,2 18,2 98,8 CT3 43,4 15,3 658,3 20,9 17,7 96,3 CT4 53,9 14,3 767,6 24,3 20,9 113,6 CT5 60,0 14,2 853,3 27,1 22,9 124,8 CT6 50,3 14,2 708,4 22,5 19,3 104,8 CT7 51,4 13,9 713,2 22,6 19,2 104,2 CV% 5,9 4,4 4,7 2,05 5,0 LSD. 05 5,24 1,15 60,85 2,05 1,75
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở hầu hết các công thức có phun chế phẩm bón lá đều có tác dụng làm tăng số quả trên cây và năng suất thực thu so với công thức đối chứng. Đặc biệt các công thức phun CP AT là có sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% so với CT đối chứng và các công thức còn lại. Các công thức phun Atonik không thể hiện sự sai khác nhiều so với đối chứng. Chế phẩm Adrogream không thể hiện sự sai khác so với công thức đối chứng
- Số quả/cây: Các công thức thí nghiệm dao động 43,4 – 60 quả. Trong đó CT4, CT5, CT6 có số quả trên cây cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. CT2 và CT3 có số quả trên cây tương đương công thức đối chứng. Trong các công thức phun phân bón lá thì công thức phun CP AT (CT4 và CT5) tỏ ra có hiệu quả hơn so với phun 2 chế phẩm còn lại và cao
hơn CT1 (ĐC). Hiệu quả rõ rệt nhất là CT5 (công thức phun CP AT cùng với sự giảm 1/3 liều lượng N và K so với CT4) đã đạt được số quả/cây cao nhất ( 60 quả/cây) cao hơn so với CT1(ĐC) đạt 44,2 quả và cao hơn các công thức khác, sự sai khác của số liệu có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Đối với 2 loại chế phẩm còn lại tham gia thí nghiệm chúng tôi thấy rằng ở các công thức giảm 1/3 liều lượng N và K (CT3và CT7) không thể hiện sự sai khác về chỉ tiêu số quả/cây so với các công thức giữ nguyên 100% N và K (CT3 và CT6) . Như vậy kết quả thí nghiệm bước đầu thể hiện được được tính ưu việt của việc sử dụng chế phẩm phân bón lá , sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu đồng thời hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm bón lá đến yếu tố số quả trên cây của giống ớt lai GL1-1
Hình 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm bón lá đến năng suất thực thu của cây ớt
- Khối lượng TB quả : Kết quả thí nghiệm từ bảng 4.5 cho chúng ta thấy tất cả các công thức phun chế phẩm phân bón lá ngoại trừ (CT2) có khối lượng trung bình quả đạt 15,6 g cao hơn so với đối chứng (CT1) đạt 15,5 g thì hầu hết các công thức đều có khối lượng trung bình quả nhỏ hơn đối chứng.
- Năng suất cá thể: qua theo dõi thí nghiệm cho thấy: Các CT4, CT5 và CT6 cho năng suất cá thể cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, CT5 đạt 853,3 g/cây, CT4 đạt 767,6 và CT6 đạt 708,4. Các công thức còn lại là không có sự sai khác (tương đương) so với đối chứng. Riêng đối với CP Adrogream mặc dù các công thức thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất song trong điều kiện thời tiết thuận lợi ở giai đoạn đầu của vụ xuân hè kết hợp với liều lượng phun cao hơn nhiều lần của CP Adrogream so với 2 CP còn lại nên cây ớt phát triển thân lá mạnh làm giảm khả năng ra hoa đậu quả và là nguyên nhân giảm năng suất của các công thức phun Adrogream.
- Năng suất lý thuyết: Giao động từ 20,9 – 27,1 tấn/ha. Trong đó CT2, CT3, CT6, CT7 có năng suất lý thuyết tương đương với công thức đối chứng. Còn CT4, CT5 thì cao hơn CT đối chứng có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ 95%.
- Năng suất thực thu: Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thuận nhiệt độ cao, mưa nhiều ở giai đoạn thu quả của vụ xuân hè nên NSTT của tất cả các công thức thí nghiệm đều bị ảnh hưởng. Từ kết quả theo dõi từ bảng 4.4 cho thấy NSTT của CT5 đạt cao nhất 22,9 tấn/ha và tăng 24,8% so với CT đối chứng. CT2, CT3, CT4 tương đương với CT đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Phun chế phẩm Atonik CT6 và CT7 cho năng suất thực thu cao hơn đối chứng 4 - 4,4% tuy nhiên sự tăng này là không đáng kể. Đối với chế phẩm Adrogream việc bổ sung phân bón qua lá trong điều kiện vụ xuân hè đã không đem lại hiệu quả.