Tình hình sâu bệnh hại trên ớt ở thí nghiệm xử lý chế phẩm bón lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 36)

Qua theo dõi, đánh giá kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy: ở các công thức có phun chế phẩm bón lá đặc biệt là CP Adrogream với liều lượng phun cao hơn nhiều lần so với các CP còn lại nên có xu hướng làm tăng tỷ lệ quả bị sâu đục, quả bị thối do bệnh thối quả sinh lý lên cao hơn so với đối chứng. Do được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên qua lá, cây sinh trưởng thân lá mạnh, quả mọng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhiễm, phát sinh và gây hại. Từ bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy:

- Tỷ lệ sâu đục quả: Các công thức phun CP AT (CT4 và CT5) là các công thức duy nhất không bị nhiễm sâu đục quả. Các công thức phun CP Adrogream chiếm tỷ lệ quả bị sâu đục cao nhất dao động từ 6,4%(CT3) - 8,2%(CT2) cao hơn so với CT1(ĐC) là (2,1%).

- Tỷ lệ quả bị bệnh thán thư gây hại: bệnh gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm. Quan sát kỹ sẽ thấy vết bệnh trên quả có các đường viền xếp đồng tâm, lõm sâu, có màu vàng hay nâu. Vụ xuân hè 2014 tỉ lệ nhiễm bệnh thán thư của các công thức thí nghiệm thấp hơn so với tỉ lệ nhiễm bệnh thối quả do sinh lý. Tỷ lệ quả bị thối bởi bệnh thán thư ở các công thức dao động từ 0,1 – 0,4%,

- Tỷ lệ quả bệnh thối sinh lý: đây không phải loại bệnh do các loại nấm bệnh tấn công mà do ớt bị thiếu Canxi: thường xảy ra ở những ruộng ớt sinh trưởng quá mạnh do bón quá nhiều đạm hoăc thời tiết nóng lạnh thất thường giai đoạn chuyển mùa làm cho cây bị rối loạn chức năng chuyển hóa Can xi, gây hiện tượng thiếu canxi cục bộ làm cho quả ớt hay bị héo non, đuôi quả bị tóp lại, cuống vàng và rụng

Ở các công thức có phun chế phẩm bón lá có xu hướng làm tăng tỷ lệ quả bị thối do bệnh thối quả sinh lý lên cao hơn so với đối chứng ngoại trừ CT7 phun CP Atonik cùng với giảm 1/3 liều lượng N và K.

Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là CT2 phun CP Adrogream với liều lượng N và K tương đương ĐC tỷ lệ thối quả sinh lý là 15,1%. so với CT đối chứng là 9,0%.

Bảng 4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên thí nghiệm phun chế phẩm bón lá Đơn vị: (%) Chỉ tiêu CT Sâu đục quả tỷ lệ hại Bệnh thán thư tỷ lệ bệnh

Bệnh thối quả sinh lý tỷ lệ bệnh CT1 2,1 0,2 9,0 CT2 8,2 0,1 15,1 CT3 6,4 0,4 12,2 CT4 0 0,1 11,7 CT5 0 0,2 11,3 CT6 4,5 0,3 12,4 CT7 3,2 0,1 9,2

Biểu đồ ớt bị sâu đục Biểu đồ ớt bị thối do bệnh thán thư Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sâu bệnh hại trên cây ớt ở thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 36)