Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 29)

Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của QCVN 01-64 : 2011/BNNPTNT

3.5.3.1: Cách pha chế và cách phun chế phẩm phân bón lá

- Cách pha chế phẩm bón lá: Agrodream, AT, Atonik pha nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

- Cách phun: phun lần đầu tiên khi cây bắt đầu ra hoa và sau đó 10 ngày phun 1 lần, phun ướt toàn bộ thân lá, hoa, quả.

3.5.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp

Đánh dấu và theo dõi 5 cây/ô thí nghiệm với các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triến và các yếu tố cấu thành năng suất.

- Chỉ tiêu sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, chiều rộng tán của giống ớt GL1-1. Theo dõi định kỳ 10 ngày/lần.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên đến đỉnh sinh trưởng của cây ở vị trí cao nhất, theo dõi đến khi chiều cao cây hầu như không tăng nữa.

+ Chiều rộng tán (cm): Đo theo đường chéo tán rồi lấy giá trị trung bình, theo dõi đến khi chiều rộng tán hầu như không tăng nữa.

- Các yếu tố cấu thành năng suất: theo dõi hai chỉ tiêu là số quả trung bình/cây và khối lượng trung bình quả.

+ Khối lượng TB quả: cân khối lượng của 100 quả ngẫu nhiên, cân 3 lần/ô, sau đó lấy trị số trung bình

+ Số quả/cây: thu số quả trung bình của 5 cây theo dõi. - Năng suất lý thuyết:

+ Năng suất cá thể (NSCT): xác định năng suất trung bình của 5 cây theo dõi + Năng suất lý thuyết (tạ/ha): NSLT = NSCT x số cây/ha.

- Năng suất thực thu:

+ Năng suất quả thực thu (tấn/ha): Tổng khối lượng quả thu được trên ô thí nghiêm quy ra ha.

* Phương pháp đánh giá tình hình sâu bệnh

- Sâu đục quả :

Tỷ lệ bị hại (%) = Số quả bị sâu đục/Tổng số quả của 5 cây theo dõi/ô x 100. - Bệnh thán thư và thối quả sinh lý:

Tỷ lệ quả bị bệnh (%) = Số quả bị thối/Tổng số quả của 5 cây theo dõi/ô x 100

* Chỉ tiêu về phẩm chất quả ớt:

- Tỷ lệ chất khô (%): Cân tươi, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 800C đến trọng lượng không đổi.

- Kích thước quả (cm): đo đường kính quả bằng thước kẹp Panme, đo 10 quả ngẫu nhiên tại vị trí quả lớn nhất. Đo chiều dài quả từ cuống quả đến mút quả (theo đường thẳng, không theo chiều uốn cong của quả). Đo chiều rộng quả tại vị trí lớn nhất. Tính giá trị trung bình.

- Độ cay của quả : đánh giá bằng phương pháp cảm quan (nếm)

* Hiệu quả kinh tế: tính tổng chi phí (triệu đồng/ha) (bao gồm chi chung và chi riêng cho từng công thức) và tổng thu được từ bán ớt theo giá hiện hành. Từ đó tính lãi ròng (cụ thể trình bày tại phần phụ lục).

Lãi ròng = Tổng thu - Tổng chi (triệu đồng/ha).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 29)