Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 27)

- Mật độ: 31.746 cây/ ha, tương đương khoảng cách (45 cm x 70 cm). - Lượng phân bón (nền) tính cho 1 ha: 25 tấn phân chuồng + 140P - Phương pháp bón:

+ Vôi bột được bón rải đều vào đợt cày cuối cùng, sau đó bón lót toàn bộ phân chuồng và phân NPK trực tiếp vào hốc.

+ Các loại phân được chia ra bón làm 5 lần theo các tỷ lệ trong bảng 3.1

Bảng 3.2. Tỷ lệ phân trong các lần bón cho ớt GL1-1

Bón thúc (%)

Loại phân Bón lót (%)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Phân chuồng hoai mục 100 0 0 0 0

N 0 20 30 30 20 P2O5 0 40 40 10 10 K2O 0 20 30 30 20 Dải bảo vệ 2 5 3 1 7 4 6 7 6 4 5 2 1 3 1 3 2 6 4 5 7 Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ

- Các giai đoạn bón cụ thể như sau:

Bón lót: 100 % phân chuồng hoai, bón ngay trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Bón sau khi cây hồi xanh được 10 ngày

Bón thúc lần 2: Bón khi ớt đã ra hoa và bắt đầu đậu quả (40 ngày sau trồng) Bón thúc lần 3: Bón khi bắt đầu thu quả ( 60 ngày sau trồng)

Bón thúc lần 4: Bón khi thu hoạch rộ đợt 1( 85 ngày sau trồng). Các loại phân khoáng được sử dụng là: Ure, super lân và KCl 2.

*Phương pháp chăm sóc

Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng ớt của viện Nghiên Cứu Rau Quả. Cây con giống được gieo trong khay bầu, áp dụng các biện pháp phun, trừ sâu, bệnh cho cây con kịp thời đảm bảo tiêu chuẩn cây giống khi đem trồng.

Đất trồng được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống. Trồng cây con vào ô thí nghiệm ngày 26/3/2014

Tưới nước: Tưới vào các thời kỳ nụ, hoa, quả rộ, thực hiện tưới cho đủ ẩm, khi mặt luống thấm nước đều phải tháo kiệt nước đọng trong rãnh. Tháo nước vào những ngày mưa.

- Xới vun: Là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc ớt, số lần xới vun là 3 lần.

+ Sau khi hồi xanh (sau trồng 15 ngày), xới phá váng, xới rộng khắp mặt luống, làm cho đất thông thoáng và kết hợp làm cỏ.

+ Sau trồng 25 ngày, xới lần 2, xới nông, hẹp và vun đất vào gốc cây + Sau trồng 40 ngày, trước khi làm giàn vét đất ở rãnh vun cao cho cây đứng vững.

- Làm giàn: Sau khi trồng khoảng 45 ngày thì tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn theo kiểu chữ A, dùng dây mềm buộc cây lên giàn.

- Tỉa nhánh: Các chồi nằm dưới vị trí phân cành cần được tỉa bỏ bằng tay khi chồi mới ra 1-2 cm để giúp thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng phát triển cành mang trái, tăng năng suất.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Trước khi trồng ớt cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày sớm để phòng trừ các trứng, nhộng, sâu non... có trong đất. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và diệt sớm các ổ trứng, sâu non.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 27)