Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 34)

ớt GL1-1

Chiều rộng tán cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của cây ớt qua các thời kỳ sinh trưởng. Chiều rộng tán ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng mặt trời của cây trồng.

Chúng tôi đã theo dõi khả năng ảnh hưởng của phân bón tới đường kính tán lá trong các giai đoạn từ 40 đến 70 ngày sau trồng.

Số liệu theo dõi cụ thể động thái tăng trưởng đường kính tán lá của ớt ở các công thức thí nghiệm được thể hiện chi tiết trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởngđường kính tán lá giống ớt GL1-1. Đơn vị: cm Ngày sau trồng CT 40 50 60 70 CT1(đ/c) 63,3 70,0 74,7 77,2 CT2 65,5 72,0 79,0 83,8 CT3 65,0 71,0 77,5 81,7 CT4 64,2 68,2 74,1 78,4 CT5 63,2 67,0 74,5 77,1 CT6 64,5 69,0 73,6 79,7 CT7 61,3 66,2 69,5 72,9 CV% 4,6 LSD05 6,50

Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính tán lá giống ớt GL1-1 vụ xuân hè năm 2014

- Giai đoạn 40 ngày sau trồng giữa các công thức khác nhau chưa biểu hiện sự sai khác về chỉ tiêu chiều rộng tán, chiều rộng tán của các công thức dao động từ 61,3cm - 65,5cm

- Giai đoạn từ 50 ngày sau trồng các công thức dao động từ 66,2 – 72,0 cm. - Giai đoạn 60 ngày sau trồng thì sự tăng trưởng ở các công thức khá mạnh giao động từ 69,5 – 79,5 cm. Trong đó cao nhất là công thức 2, thấp nhất là công thức 6.

- Giai đoạn 70 ngày sau trồng thì biến động từ 72,9 – 83,8 cm. trong đó tất cả các công thức tương đương với công thức đối chứng, tức là sai khác không có ý nghĩa.

Cũng có kết quả tương tự như chỉ tiêu về chiều cao cây, khi phun CP Adrogream và CP AT đã có sự sai khác về chỉ tiêu rộng tán ở các công thức đều cao hơn so với đối chứng ngoại trừ (CT5) vì ta đã giảm 1/3 liều lượng so với các công thức 100% N và K và đối chứng.

Đối với các công thức bón chế phẩm Atonik (CT6 và CT7) khi giảm 1/3 liều lượng N và K đã làm ảnh hưởng đến độ rộng tán của cây. Chiều rộng tán ở CT6 đạt 79,7cm lớn hơn độ rộng tán của CT7 đạt 72,9cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 34)