Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 31)

Chiều cao cây là một chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng để đánh giá mức sinh trưởng của cây trồng, nó giúp chúng ta thấy được giai đoạn cây có sự sinh trưởng chiều cao cao nhất. Từ đó, đưa ra các biện pháp bố trí thí nghiệm,

chăm sóc, bón phân thích hợp nhất nhằm phát huy tiềm năng của loại cây trồng. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống ớt lai GL1-1 vụ xuân hè năm 2014

Đơn vị tính: cm Ngày sau trồng CT 20 30 40 50 60 70 CT1 29,5 49,5 67,4 83,7 97,2 109,2 CT2 28,4 51,3 71,7 90,7 102,5 115,8 CT3 29,2 50,7 70,9 88,3 100,9 112,6 CT4 29,6 50,4 71,4 91,8 103,8 114,1 CT5 29,6 51,7 72,1 89,1 100,2 114,1 CT6 28,4 50,4 72,6 92,5 103,3 116,5 CT7 28,1 50,0 70,0 87,2 99,3 111,1 CV% 4,7 LSD05 9,57

Hình 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây giống ớt lai GL1-1 vụ xuân hè năm 2014

Qua bảng số liệu ta rút ra một số nhận xét như sau:

- Thời gian đầu 20 ngày sau khi trồng đây là giai đoạn cây vừa qua giai đoạn hồi xanh nhìn chung cây sinh trưởng, phát triển chậm giữa các công thức không thể hiện sự sai khác về chiều cao cây và dao động về chiều cao cây tại giai đoạn này giữa các công thức khoảng 28-29cm.

- Ở giai đoạn sau khi trồng từ 30 đến 50 ngày là thời kỳ cây phát triển về thân lá nên chiều cao cây tăng mạnh. Các công thức bón phân khác nhau thể hiện sự khác nhau về chiều cao cây. Tại 50 NST tất cả các CT bổ sung phân bón lá đều có chiều cao cây cao hơn CT đối chứng. Cao nhất là CT6 đạt 92,5cm so với CT1 (Đ/C) chỉ đạt 83,7cm. Giữa các loại chế phẩm phân bón lá khác nhau chưa thể hiện sự sai khác rõ ràng về chỉ tiêu chiều cao cây tại giai đoạn 50 NST.

- Chiều cao cây tăng và đạt đến tối đa vào giai đoạn 70 ngày sau trồng. Trong 10 ngày này chiều cao cây tăng chậm dần và đạt ổn định: CT2 và CT6 là 2 công thức có tỉ lệ N và K tương đương với ĐC và khi được bổ sung thêm phân bón lá Adrogream và Atonik thì chiều cao cuối cùng cũng chỉ đạt tương đương với đối chứng. Chiều cao cây CT2 và CT6 lần lượt đạt 115,8 cm và 116,5cm so với CT1 (ĐC) đạt109,2 cm.

Đối với 2 công thức sử dụng chế phẩm phân bón lá Atonik là CT6 và CT7 việc giảm 1/3 liều lượng N và K (CT7) đã làm giảm khả năng sinh trưởng của cây ớt thể hiện ở chiều cao cây (CT7) đạt 111,1 cm thấp hơn so với (CT6) là 116,8 cm nhưng cao hơn so với đối chứng (CT1) 109,2 cm.

Đối với các công thức bổ sung CP Adrogream và CP AT việc giảm 1/3 liều lượng N và K ở CT3 và CT5 không thể hiện có sự sai khác về chiều cao cây so với các công thức giữ nguyên liều lượng N và K như đối chứng (CT2 và CT4). Điều này thực sự có ý nghĩa đối với vùng trồng ớt hàng hóa trong việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không

thể cho năng suất cây trồng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa đồng thời kết hợp sử dụng các dạng phân bón qua lá để tăng hiệu suất sử dụng phân bón vô cơ bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng vào giai đoạn thiết sinh trưởng thiết yếu của cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt lai GL1-1 vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội. (Trang 31)