Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 105)

Bảng 4.13 Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ,công chức cấp xã năm

4.3.3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã

Căn cứ

Trong nhiều tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề…” , điều đó đã chứng minh vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Mặt khác, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước theo cơ chế thị trường, đòi hỏi yêu cầu về trình độ của đội ngũ cán bộ ở cấp xã, phường ngày càng cao. Song trên thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, phong cách lãnh đạo, quản lý chưa được đổi mới, một bộ phận cán bộ chưa thực sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 gần gũi nhân dân, ngại kiểm điểm trước dân, chưa đi sâu, đi sát, chưa tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra công việc hàng ngày ở cấp xã.

Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công chức góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước nhưng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn giữ vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Bởi lẽ cán bộ, công chức cấp xã là cán bộ cơ sở, quan hệ trực tiếp với dân, gắn bó thường xuyên với dân và sống, làm việc trong cộng đồng dân cư. Do đó, cán bộ dù ở xã hay phường hay thị trấn trước hết phải tận tâm, tận lực vì dân, “phải thực sự óc nghĩ, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm”, “biết vận động dân cho đúng và cho khéo” và phải gương mẫu “nói đi đôi với làm”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ

các cấp nói chung, cán bộ cấp xã cũng có những yêu cầu cụ thể, những vấn đề

cụ thể khác nhau: Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, trưởng thôn, xóm, khu phố

cần chú ý đến năng lực quản lý Nhà nước, khắc phục “chủ nghĩa kinh nghiệm”, “chủ nghĩa gia đình - dòng họ”; cán bộ ở xã phải biết giải quyết

đúng quan hệ lợi ích cộng đồng (lợi ích chung) với lợi ích dòng họ, thôn xóm, gia đình; phải là người đại diện lợi ích chung của nhân dân toàn xã, chứ

không thể là người đại diện lợi ích một dòng họ, lợi ích của thôn mình; đấu tranh với tư tưởng “một người làm quan cả họđược nhờ”, tư tưởng “sợ người mới về, người có trình độ kiến thức hơn mình”; khắc phục lề lối, tác phong “công chức hành chính”, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền với dân.

Ngoài ra cán bộ cấp xã đều cần phải có năng lực tổ chức thực hiện hoạt

động thực tiễn. Do đó phải có năng lực vận dụng, cụ thể hoá đường lối, chính sách chung, sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức hoạt động của dân và xử lý tốt các tình huống thực tiễn. Đồng thời, cán bộ phải khéo sử dụng các quan hệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 của dân. Có thể nói việc xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ xã, thôn, ấp, làng, bản tốt là tạo cơ sở “chân rết” vững chắc cho Chính quyền cơ sở.

Giải pháp

Để cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Văn Giang thực sự là “công bộc của dân” làm việc vì lợi ích của nhân dân và Nhà nước, góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước cần thực hiện:

Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Có chính sách, chếđộưu đãi sát thực để thu hút người trẻ tuổi, có trình

độ chuyên môn về công tác tại xã, phường, thị trấn.

4.3.4. Nâng cao trình độ dân trí, nhn thc ca các tng lp nhân dân

Căn cứ

Như trên đã nói, nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Huyện Văn Giang có tới 80 - 85% dân số sống ở nông thôn do đó có thể thấy rằng trình độ nhận thức của người dân có phần còn hạn chế. Chính sự hạn chế trong nhận thức đó đã dẫn tới những việc làm không đúng (nếu như không muốn gọi là sai trái) của một số người dân. Hơn nữa trong thực tếđang có những diễn biến phức tạp, nhất là những diễn biến trong nhận thức, thái độ và niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước.

Nội dung trong QCDC ở cấp xã (nay là Pháp lệnh) chủ yếu xoay quanh vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để có thể biết, bàn, làm và kiểm tra thì người dân phải có trình độ nhận thức, có ý thức và sự giác ngộ

chính trị, hiểu được nội dung, yêu cầu của những vấn đề đặt ra. Trình độ

nhận thức của người dân quyết định việc tiếp nhận, xử lý thông tin, hiểu và tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 Giải pháp

Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí cũng như nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và về tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ như câu nói “chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” thì một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của người dân đối với sự phát triển của đất nước.

Vậy để thực hiện dân chủ ở cấp xã thực sự có hiệu quả, vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ dân trí mọi mặt cho nhân dân (kiến thức về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế…). Muốn vậy, cùng với việc phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất phải đẩy mạnh các hoạt

động văn hóa, văn nghệ, sân khấu hóa, giáo dục, đào tạo kiến thức phổ thông, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm trang bị kiến thức và năng lực làm chủ cho nhân dân đặc biệt là nông dân.

Bồi dưỡng năng lực làm chủ cho người dân (bao gồm năng lực tiếp nhận thông tin, đưa ra ý kiến). Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo ra

điều kiện cần và đủđể người dân chủ động tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tạo ra môi trường thuận lợi để người dân phát huy các năng lực làm chủ. Bằng cơ chế chính sách, bằng văn bản, pháp luật, bằng các quy định, nhà nước và chính quyền cơ sở phải tạo ra cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện các quyền: được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra đối với tất cả

các hoạt động của chính quyền cơ sở trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bồi dưỡng cho nhân dân các kỹ năng: lắng nghe, trao đổi, thảo luận, nêu ý kiến chất vấn, kỹ năng giám sát… để dân có thể thực hiện quyền làm chủ.

4.3.5. Gii pháp v thc hin dân ch cp xã gn vi s nghip phát trin

kinh tế - xã hi

Căn cứ

Có thể nói đây là đảm bảo quan trọng nhất để lôi cuốn, thu hút quần chúng vào hoạt động chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể. Đem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 lại lợi ích cho dân là cách tốt nhất để làm cho PLDC có sức sống, để dân chủ

là một giá trị thực tế chứ không dừng lại là một ước muốn, một nguyện vọng. Người dân không thể đi họp, dự các buổi thảo luận, nghe những lời thuyết giảng chính trị mà họ và gia đình họ, con cái họ còn chưa có cái ăn, còn đói nghèo, thất nghiệp, thất học. Dân chúng quan tâm tới chính trị, tới các vấn đề xã hội nói chung, một khi họ bằng cảm nhận thực tế mà thấy rằng đó là chính trị thiết thực, cần thiết, có ích đối với họ.

Việc triển khai PLDC không phải vì bản thân Pháp lệnh đó, càng không phải vì những câu, những chữ, những điều quy định này, những biện pháp kia mà chính vì làm cho dân chúng có được sự biến đổi cuộc sống hàng ngày, no

đủ hơn, tiến bộ hơn, tức là vấn đề an sinh và an ninh cuộc sống của dân. Điều này có thể hiểu rằng, thực hiện dân chủ phải đạt tới mục đích cuối cùng là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thắt chặt mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm cho nhân dân.

Giải pháp

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng; tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tưđẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trên địa bàn để tạo diện mạo mới cho địa phương; trong những năm tiếp theo cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

Đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường…

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết dứt điểm đơn thư KNTC, tránh để tồn đọng và khiếu kiện vượt cấp.

Tóm lại, để Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngoài việc tuân thủ, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 pháp luật của Nhà nước, thì muốn để cho “dân biết” thì phải công khai, minh bạch trong tất cả các công việc của các tổ chức Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, cũng như các cơ quan, đơn vị; muốn để cho "dân bàn" thì cơ

quan, tổ chức và người lãnh đạo phải gần dân, "mở lòng" với nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân, thể hiện tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ. Đấy cũng là tinh thần "thật thà tự phê bình và phê bình" của những nhà lãnh đạo các cấp. Từđấy, nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc cho

đến thấu lí, vẹn tình; muốn để cho "dân làm", dân hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội, thì phải trên cơ sở

"dân biết" và "dân bàn" thấu đáo; giám sát là khâu cuối của quy trình dân chủ

trong quản lý nhà nước, có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bảo đảm cho các quyết định quản lý đã thông qua được thực hiện chính xác, kịp thời mà còn góp phần khắc phục các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)