Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai 550 300

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 72)

5 Thanh tra, kiểm tra các vụ tiêu cực 550 260 47

6 Chỉ tiêu phát triển KT-XH địa phương 550 480 87

(Nguồn số liệu điều tra năm 2014)

Thực hiện có nền nếp, thường xuyên qui định về những việc cần thông báo để nhân dân biết đã trở thành công việc hàng đầu của chính quyền xã, thị

trấn trong thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống cộng đồng và bản thân mỗi công dân, từđó làm cơ sở dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Tuy nhiên , nhu cầu cần được thông tin của nhân dân rất rộng, phong phú

đa dạng, trên thực tế nhu cầu đó chưa được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, dân biết còn hạn chế. Việc quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị, các Bộ luật... cho nhân dân thiếu kịp thời, nghiêm túc, chỉ mới chú trọng quán triệt đến cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên, chưa quan tâm tổ chức cho nhân dân học tập một cách đầy đủ, đội ngũ cán bộ cấp thôn, xóm và các chi hội đoàn thể trình độ kiến thức, chuyên môn, năng lực truyền đạt còn hạn chế, công tác đôn đốc, nhắc nhở kiểm tra chưa thường xuyên dẫn đến việc đưa thông tin đến nhân dân còn thấp, chất lượng không cao.

Một số nội dung công khai để nhân dân biết còn chung chung, đại khái, việc niêm yết công khai còn chưa rộng rãi, vị trí niêm yết dân ít tiếp xúc, biết đến và “dân biết” nhưng không hiểu, từđó nảy sinh nghi ngờ, thiếu lòng tin dẫn đến mất đoàn kết, để nhân dân bức xúc, khiếu kiện.. Nhiều thôn, xóm không có chỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 để họp, hoặc chỗ họp diện tích nhỏ không đủ chỗ cho nhân dân tham dự, tài liệu, kinh phí mở lớp tập huấn, bồi dưỡng còn hạn hẹp. Nhiều chính sách liên quan đến quyền lợi của dân như: chính sách sử dụng ruộng đất, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, vay vốn phát triển kinh tế, các khoản đóng góp, các loại quỹđền ơn đáp nghĩa vẫn mang nặng tính hành chính, đó là phân bổ chỉ

tiêu ép từ trên xuống, thiếu giải thích, vận động, khuyến khích để nhân dân tự

giác đóng góp, việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm. Do những nội dung dân

được biết còn hạn chế, nên sự hiểu biết đó còn lờ mờ, chưa cụ thể nên không hiểu để mà bàn và thực hiện có hiệu quả.

b. Những nội dung nhân dân bàn và quyết định

Đây là khâu thứ hai trong quá trình làm chủ của nhân dân, thể

hiện trình độ cao hơn của việc làm chủ. Biết để hiểu, để bàn, bàn bạc

để hiểu sâu sắc hơn cốt lõi của vấn đề, từ đó làm tăng hơn tính tự giác, chủ động và khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả hơn. MTTQ và các

đoàn thể chính trị xã hội đã thường xuyên đổi mới phương thức lãnh

đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhiều cấp ủy, cán bộ, đảng viên gần dân, hiểu dân, tin dân, tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt, hội họp, tiếp xúc để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, sáng kiến, kinh nghiệm và kiến nghị của nhân dân, từ đó đề xuất những chủ trương, giải pháp

đúng pháp luật, hợp lòng dân và khi thực hiện có hiệu quả. Công bố

những việc nhân dân được bàn và quyết định theo Pháp lệnh dân chủ để nhân dân biết và bàn bạc, quyết định đó là các vấn đề: Giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, tạo điều kiện để nhân dân được vay vốn lãi xuất ưu đãi để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đề cử, ứng cử HĐND, bầu trưởng thôn, xóm; đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo đại hội Đảng các cấp...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp để xây dựng đường làng, ngõ xóm, xây dựng, sửa đổi, bổ sung bản qui ước làng, xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi của địa phương đều được đưa ra để nhân dân họp bàn và quyết định công khai dân chủ, Ủy ban nhân dân xã chỉ giám sát, kiểm tra sau khi đã được nhân dân góp ý và thực hiện.

Trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về những người ứng cử, vừa đảm bảo đúng luật vừa đảm bảo dân chủ, công khai. Từ đó nhân dân đã tích cực tham gia đi bầu cử để thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu của toàn huyện cả hai đợt đạt trên 99,65%. Các cuộc tiếp xúc cử tri với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm cao.

Trong công tác giám sát theo Pháp lệnh số 34/PL thực hiện dân chủở

xã, phường, thị trấn với giám sát quá trình thực hiện cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyên vọng của nhân dân, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân để phản ánh kịp thời với cấp trên xử lý những sai sót trong quá trình hiệp thương, xoá tên ứng cử

viên không đủ tuổi theo quy định, đồng thời hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc ở cở sở.

Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết

định như bổ sung hương ước, quy ước làng, bầu trưởng thôn, bầu tổ trưởng tổ

dân phố, bầu Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng được quan tâm tâm chỉ đạo. Việc bầu trưởng thôn được thực hiện theo Quyết định số 2128/QĐ - UBND ngày 11/12/2012 của UBND tỉnh, đến nay trong 93

đồng chí trưởng thôn có: 59 đồng chí là đảng viên, chiếm 63,4%; 34 đồng chí là quần chúng, chiếm 36,6%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Về việc rà soát, bổ sung hương ước, quy ước đã ban hành cho phù hợp với Pháp lệnh 34/2007, qua khảo sát đã có 63/79 thôn đã rà soát, bổ sung đưa nội dung về nếp sống văn hoá, gia đình và bình đẳng giới vào hương ước, quy ước tại cộng đồng. Xã Mễ Sở, Liên Nghĩa trong các đám cưới không hút thuốc lá; 09 thôn thuộc xã Xuân Quan, thôn Khúc, thôn Tháp của xã Phụng Công thực hiện việc xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy định của UBND tỉnh... Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã gắn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên và đẩy mạnh thực hành dân vận khéo.

Mức độ “dân bàn” “dân quyết định” về những nội dung công khai, qua khảo sát phiếu ở các xã, thị trấn (đối với nhân dân) trong huyện cho thấy số

người được bàn và quyết định về nội dung công khai chỉ tiêu phát triển KT-XH

ởđịa phương chiếm tỷ lệ cao nhất tới 91% được bàn, 82% được quyết định; sau

đó đến chỉ tiêu Quyết toán các khoản đóng góp của dân: 82 % số người được bàn, 73% số người được quyết định; riêng chỉ tiêu bàn và quyết định về thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực đạt tỷ lệ thấp nhất: 36 % được bàn, 33% được quyết định.

Bảng 4.4. Mức độ dân bàn, dân quyết định về những nội dung công khai

STT Nội dung công việc Số người được hỏi Dân được bàn Tỷ lệ (%) Dân được quyết định Tỷ lệ (%)

1 Dự án xây dựng công trình công cộng 550 250 45 200 36

2 Quyết toán các khoản đóng góp của dân 550 450 82 400 73

3 Thu chi ngân sách địa phương 550 450 82 380 69

4 Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai 550 320 58 200 36

5 Thanh tra, kiểm tra các vụ tiêu cực 550 200 36 180 33

6 Chỉ tiêu phát triển KT-XH địa phương 550 500 91 450 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Nhìn chung, từ khi thực hiện Pháp lệnh dân chủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo mọi điều kiện để nhân dân được bàn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, tham gia góp ý kiến vào những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân ởđịa phương. Do được bàn bạc công khai, dân chủ nên nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, đem lại hiệu quả thiết thực và to lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, một số xã triển khai qua loa, chiếu lệ, không biết dựa vào dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên đã dẫn đến việc khiếu kiện, tố cáo, mất đoàn kết kéo dài, cán bộ bị kỷ luật, kinh tế thiệt hại, và đặc biệt mất lòng tin của nhân dân.

Mặt khác nhân dân tuy được bàn bạc, thảo luận xong còn chung chung, một số việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân thì chưa được bàn bạc một cách cụ thể, nghiêm túc, ý kiến của nhân dân chưa

được tôn trọng, xem xét và trả lời kịp thời, thỏa đáng. Nhiều khi việc thực hiện còn ở phạm vi hẹp, chủ yếu thông qua đại diện hộ gia đình...

c. Những nội dung “Dân làm”

Đây là khâu thể hiện hiệu quả của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủở

xã, thị trấn. Chính vì được biết, được bàn, được quyết định trực tiếp một số

nội dung nên nhân dân đã tích cực thực hiện (làm) có hiệu quả.

Không những thế nhiều phong trào hành động cách mạng sôi nổi như: “5 xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp” của Đoàn thanh niên; “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu”; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng gia đình văn hoá và tham gia xây dựng làng, xã văn hoá”; “Phong trào nông dân tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng” của Hội Nông dân; “Phụ nữ tích cực học tập, lao

động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” của Hội Phụ nữ; “toàn dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 bảo vệ an ninh tổ quốc” của Hội Cựu chiến binh; “quỹ mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động huyện. Phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, hướng nghiệp miễn phí cho hàng trăm trẻ em, góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội ởđịa phương.

Dân làm, dân thực hiện là khâu rõ nhất ở xã, thị trấn và có hiệu quả

nhất. Song cũng cần phải quan tâm, giải quyết một số vấn đề như: Cần có quy

định rõ dân được làm gì ? Nhà nước làm gì ? và những việc gì Nhà nước và nhân dân cùng làm tránh để hiện tượng lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật. Hiện nay kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân cơ bản được cải thiện xong vẫn còn một số xã đời sống của nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhưng lại phải đóng góp nhiều khoản tiền ngoài quy định của Nhà nước, đặc biệt là việc khám chữa bệnh, học hành của con cái... do đó Nhà nước cần tạo điều kiện về mọi mặt cho nhân dân, đặc biệt là nông dân lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng, phát triển hơn nữa, để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

d.. Những nội dung nhân dân giám sát “Dân kiểm tra”

Thông qua các kỳ họp HĐND, thông qua Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, thông qua các hoạt động của cơ quan kiểm tra Đảng, các cơ

quan chấp hành pháp luật và cơ quan thanh tra Nhà nước, hoạt động thanh tra nhân dân – Ban giám sát cộng đồng. Nhân dân đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với các hoạt động của HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND và cán bộ UBND giám sát việc thu, chi ngân sách xã, quản lý sử dụng

đất đai, giám sát kết quả nghiệm thu các công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước.

Kết quả 3 năm toàn huyện đã kiện toàn 11 ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng với 110 thành viên; đã thành lập được 79 tổ hòa giải ở cơ sở với 1.200 thành viên, 114 tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản ở

100% số thôn với 246 người tham gia. Thực hiện chức năng giám sát, Ban thanh tra nhân dân đã cùng với chính quyền và ngành chức năng, trong 3 năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 từ 2011 đến 2013 đã giám sát 151 vụ việc, trong đó Ban thanh tra nhân dân 61 vụ việc, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng 90 vụ việc, thu hồi về ngân sách

được 39.000.000 đồng, đã nhận và giải quyết hàng trăm vụ kiến nghị của nhân dân, kết hợp với tổ hòa giải ở cơ sở hằng năm đã hòa giải hàng trăm vụ

mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo vệ hạnh phúc của nhiều gia

đình và giữ vững tinh thần ổn định tại các khu dân cư…

UBND huyện và các cơ quan của huyện đã nhận được 982 đơn thư các loại, thuộc thẩm quyền giải quyết 945 đơn (kể cả đơn thư của công dân 3 xã trong vùng dự án); trong đó khiếu nại 931 đơn, thuộc thẩm quyền 925 đơn, chủ

yếu là của công dân các xã trong vùng Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang cơ bản đã được giải quyết. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn tại từ

hàng chục năm qua đến nay cơ bản đã được giải quyết dứt điểm.

Một số xã, thị trấn cơ bản đã thực hiện tốt những điều khoản trong Pháp lệnh dân chủ về những nội dung nhân dân được giám sát, kiểm tra như: Thu, chi ngân sách các loại quỹ, các loại đóng góp của nhân dân, giải quyết

đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, kiểm tra giải quyết những vụ việc tiêu cực liên quan đến cán bộ xã, thị trấn, dân giám sát phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong sinh hoạt của cán bộ, đảng viên, song cơ bản mới chỉ giám sát

được một phần rất nhỏ trong các hoạt động quản lý hành chính, quản lý kinh tế, việc tổ chức kiểm tra, giám sát còn yếu do thiếu nghiệp vụ chuyên môn, một phần do quy định của pháp luật. Một số người dân chưa biết, chưa hiểu về quyền giám sát, kiểm tra của công dân. Mặt khác công việc giám sát, kiểm tra la một việc hết sức phức tạp, nhưng các ủy viên thanh tra nhân dân đều làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, không có điều kiện nghiên cứu kỹ các chủ trương,

đường lối, các quy định của pháp luật, việc cập nhật thông tin thiếu thường xuyên. Hơn nữa thanh tra nhân dân là người dân, phải chịu sự quản lý của cấp lãnh đạo ở địa phương, đó cũng là một trở ngại đối với hiệu quả hoạt

động của Ban thanh tra nhân dân.

Khảo sát phiếu ở các xã, thị trấn (đối với nhân dân) trong huyện cho thấy mức độ “dân kiểm tra” về những nội dung công khai thì chỉ tiêu phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 KT-XH địa phương được kiểm tra chiếm tỷ lệ cao nhất: 82%; về Thu chi ngân sách địa phương 73%; tỷ lệđược kiểm tra thấp nhất là về Quyết toán các khoản đóng góp của dân 7%, dự án xây dựng công trình công cộng 18%.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)