Bảng 4.13 Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ,công chức cấp xã năm
4.2. Đánh giá chung
4.2.1. Ưu điểm
Nhìn chung nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được nâng lên. Ý thức trách nhiệm của các cấp uỷđảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức đúng hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo ra bước chuyển biến mới tích cực trong tổ chức thực hiên các nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức , đảng viên ở cơ sở xã, thị
trấn; góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, giảm dần khiếu kiện đông người vượt cấp; củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ gắn với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân tích cực cùng chung tay, góp sức hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới:
đường làng, ngõ xóm, các công trình văn hoá, thể thao được chỉnh trang, xây dựng; vệ sinh môi trường được đảm bảo, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp diện mạo các vùng nông thôn trong huyện thay đổi rõ rệt; Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷĐảng, sựđiều hành của các cấp chính quyền.
4.2.2. Hạn chế
Vai trò, trách nhiệm của một số cấp uỷĐảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở vẫn chưa phát huy đúng mức; công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt các văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở còn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ
trong nhân dân về quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc tham gia thực hiện dân chủở cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền làm chủ của mình, một số người dân lợi dụng dân chủ đi tham gia khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp không đúng quy định của pháp luật; Tỷ lệ nhân dân tham dự
các cuộc họp theo quy định của pháp lệnh dân chủ còn thấp, chất lượng họp còn hạn chế.
Hoạt động của một số Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở về quán triệt, triển khai, tuyên truyền, một số văn bản của Đảng, Nhà nước về Quy chế
dân chủđến một số chi bộĐảng cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát tại chỗ nhất là ở các xã, thị trấn. Việc xây dựng Quy chế và tổ chức các hoạt động phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội với chính quyền cùng cấp còn hạn chế. 4.2.3. Nguyên nhân Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể ở cơ sở còn chưa quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉđạo và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ; một số do khối lượng công việc nhiều, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức ở cơ sở một số nơi còn hạn chế, ngại đối thoại với dân nên cũng
ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ.
Hiện nay, các văn bản liên quan đến thực hiện dân chủở cơ sơ chưa quy
định cụ thể về xử lý vi phạm trong thực hiện Quy chế dân chủ nên gây khó khăn cho các cấp có thẩm quyền trong công tác chỉđạo, kiểm tra, giám sát.
Một bộ phận nhân dân một phần trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ nói riêng còn hạn chế, một phần có tâm lý ngại yêu cầu, ngại tham gia ý kiến, kiến nghị, đặc biệt là những công việc mang tính chất cộng đồng nên cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dân chủở cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
4.2.4. Bài học kinh nghiệm
Cần phát huy tốt vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị; chăm lo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh; đổi mới mạnh mẽ hơn nội dung, phương thức hoạt động, phát huy rộng rãi dân chủ trong từng cấp ủy Đảng, tổ chức đảng làm nhân tố
cho việc mở rộng, phát huy tính năng động sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ tại các xã, thị trấn sao cho phù hợp với tình hình của
địa phương.
Công tác tuyên truyền phải luôn luôn được quan tâm hàng đầu; gắn công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân với việc sử dựng có hiệu quả các công cụ pháp luật. Cần thực hiện tốt hơn các hình thức tự quản ở
từng địa phương như xây dựng các mô hình đội trật tự công cộng, thanh niên xung kích; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo.
Nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn cho các đồng chí công chức, đảm bảo tính chuyên nghiệp, thông suốt trong việc thực hiện nhiệm vụ, ứo trình độ, kiến thức giải thích để nhân dân nắm được tránh phiền hà và bức xúc cho nhân dân.