PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 61)

4.1. Thực trạng và kết quả quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Văn Giang từ năm 2011 đến lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Văn Giang từ năm 2011 đến năm 2013

4.1.1. Quá trình trin khai, t chc thc hin Pháp lnh dân ch

4.1.1.1. Những căn cứ pháp lý trong việc tổ chức thực hiện dân chủở cấp xã (xã, phường, thị trấn)

Để triển khai thực hiện dân chủở cấp xã trên địa bàn huyện Văn Giang nói riêng và cả nước nói chung đạt kết quả tốt, chúng ta cần phải quán triệt một cách đầy đủ các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở nói chung và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã nói riêng. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủở cấp xã:

- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII về

xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 15/5/1998, (ban hành kèm theo QCDC ở xã, phường, thị trấn).

- Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ((ban hành kèm theo QCDC ở xã, phường, thị trấn thay thế Nghịđịnh số 29).

- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng (khoá VIII) về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở

cơ sở.

- Kết luận số 159-TB/TW, ngày 15/11/2004, Kết luận của Ban Bí thư

về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và tiếp tục chỉđạo xây dựng và thực hiện QCDC.

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBNTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghịđịnh số 79).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 - Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương (khoá X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

4.1.1.2. Tình hình chung ở các xã, thị trấn trước khi triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủở cơ sở

Năm 2007 trở về trước, sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới

đất nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Giang đã thu được những thành tựu bước đầu. Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương từng bước được đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và giữ vững ổn định anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn thường xuyên được củng cố và kiện toàn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều xã đã từng bước công khai một số vấn đề về thu – chi ngân sách, chếđộ chính sách, khen thưởng – kỷ luật, tiếp nhận và đề bạt cán bộ. Tư tưởng độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủđã giảm nhiều. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ

bản cho việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong những năm qua.

Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nên tình hình thực hiện dân chủở một số xã còn hình thức, vẫn còn tình trạng vi phạm dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý kinh tế, quản lý văn hóa xã hội, có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp, kéo dài. Các biểu hiện độc đoán, không công khai trong hoạt động thu, chi ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý

đất đai…đã làm cho nhân dân nghi ngờ, bức xúc, giảm sút lòng tin đối với cấp ủy Đảng và chính quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

4.1.1.3. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)