Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐƯA ĐÓN HỌC SINH TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 47)

Các thang đo được mã hóa như hóa như bảng 3.1 đã trình bày ở trên. Các thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mền SPSS 16 với các phân tích sau:

Phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach Alpha để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tiếp theo là thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích này giúp thu nhỏ và tóm tắt lại các dữ liệu thu thập được. Đồng thời, phân tích này giúp tập hợp, điều chỉnh lại các biến ban đầu nhằm đưa một mô hình chính xác hơn mô hình ban đầu. Trong phân tích nhân tố khám phá, phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp Principal component Analysis và phép xoay Varimax để phân nhóm các nhân tố, sau mỗi lần phân nhóm, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO (Kaiser_Mayer_Olkin) phải lớn hơn 0.5 và hệ số tải nhân tố - factor loading – trong bảng Rotated Component Matrix phải có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ của các biến trong một nhân tố và tổng phương sai trích phải lớn hoặc bằng 50%. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích hồi quy để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám EFA, các nhân tố sẽ được phân tích hồi quy để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính. Đồng thời, bước này giúp đánh giá mức độ phù hợp mô hình hồi quy được xây dựng ở trên.

Cuối cùng sẽ kiểm tra có sự khác biệt về ý định tiếp tục sử dụng của cá nhân có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu gồm hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Trước hết, trên cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng thang đo sơ bộ cho nghiên cứu Sau đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính nhằm mục đích tìm kiếm, bổ sung, bỏ bớt biến quan sát cho các nhân tố. Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phát phiếu yêu cầu trả lời cho 20 phụ huynh đang và đã sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh, kết quả giúp xác định được 13 yếu tố. Sau đó, thảo luận nhóm với 7 người và kết quả có được là xác định 19 biến quan sát cho các nhân tố. Nghiên cứu định lượng sử dụng các thang đo có được sau khi nghiên cứu định tính đưa vào bảng khảo sát và phát trực tiếp cho khách hàng.

Chương này, tác giả cũng đề cập đến việc chọn mẫu, mẫu được chọn là 150 và giới thiệu sơ lược các phân tích sẽ được thực hiện sau khi đã có đủ thông tin yêu cầu.

Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả của các phân tích được đề cập ở chương này.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐƯA ĐÓN HỌC SINH TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)