Giải pháp từ phía Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 79)

Từ các phân tích chỉ số tài chính cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình ở các ngân hàng nhóm 1 cao hơn trung bình các nhóm khác mà cụ thể là các ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần chi phối bởi Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao là do các ngân hàng này được bảo hộ quá nhiều. Vì vậy, Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng là khó thực hiện được.

Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng và mức độ vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Các đối tượng này vi phạm với những hành vi như lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng các sơ hở của pháp luật gây thiệt hại rất lớn cho xã hội với các sai phạm chủ yếu như vi phạm quy định về cho vay vượt giới hạn quy định, hạ thấp điều kiện cho vay, đánh giá không đúng giá trị tài sản đảm bảo, các sai phạm này phát sinh một phần là do cá nhân cố ý phạm pháp nhưng nguyên nhân mang tính cốt lõi là do hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến tài chính ngân hàng, dân sự còn chồng chéo, không đồng bộ với nhau.

Do đó, để ngăn chặn vấn đề này Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực cho mọi tổ chức hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, hệ thống pháp luật này còn cần phải đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, qua đó mà có thể đưa hệ thống luật pháp và các quy định trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát sự cạnh

tranh, phát hiện các sai phạm một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều đó Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đã thực sự phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng chưa, đã phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế chưa, có như vậy việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý mới thực sự là một công cụ hiểu quả để quản lý ngành tài chính ngân hàng nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng.

Cho đến nay, vai trò, chức năng và năng lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thực sự phù hợp với tiến trình phát triển của hệ thống tài chính. Giải pháp đặt ra là để thực hiện có hiệu quả vai trò chức năng của mình trong việc điều hành và quản lý các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước hết cần nâng cao năng lực quản lý điều hành tài chính, năng lực xây dựng và củng cố chính sách, năng lực dự báo tình hình và các biến cố tài chính có thể xảy ra từ những diễn biến tài chính trên thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ NHNN. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN phải đổi mới theo hướng tiếp thu kinh nghiệm quản lý, cơ cấu chức năng của các Ngân hàng Trung ương ở nhiều quốc gia có ngành tài chính ngân hàng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một Ngân hàng Trung ương hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của mình trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.

Là một tổ chức không thực hiện chức năng kinh doanh, thương mại hay đầu tư nhưng không có nghĩa là NHNN không cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vì có ứng dụng các công nghệ mới, NHNN mới có kỹ thuật quản lý các NHTM một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ

thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Với vai trò là cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ các hoạt động ngân hàng, NHNN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ, dàn trải kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ của một số ngân hàng vừa qua.

Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra nội bộ, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, NHNN cần giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong việc quản lý các NHTM, áp dụng các thông lệ quốc tế trong kiểm tra, giám soát hoạt động của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP không chỉ cần có sự nỗ lực của bản thân các NHTM mà còn cần sự giúp đỡ từ phía NHNN, Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Qua đó, nhiều giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô. Đầu tiên, cần cải cách môi trường luật pháp, hệ thống pháp luật quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các NHTM, bản thân các NHTMCP cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thông qua xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới, tiếp tục tăng trưởng cho vay theo mục tiêu mà NHNN đã đặt ra, tăng trưởng huy động vốn qua kênh tiền gửi khách hàng, xử lý triệt để nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng mà trọng tâm là tái cấu trúc vốn và tái cơ cấu mô hình quản lý hiện tại, nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành các NHTM sao cho phù hợp với quy mô hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng nhân sự, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của NHTM và góp phần vào công cuộc phát triển và lành mạnh hóa thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam.

KẾT LUẬN

Một nền tài chính quốc gia muốn hoạt động an toàn, lành mạnh và tăng trưởng ổn định phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Qua “Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012” với số ngân hàng được chọn đại diện cho nghiên cứu là 18 ngân hàng chia ra làm ba nhóm theo quy mô tổng tài sản bằng các phương pháp phân tích chỉ số tài chính và phương pháp bao dữ liệu DEA, tác giả đã đưa ra các đánh giá tổng quan về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung. Trên cơ sở những phân tích này, tác giả đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành lang pháp lý có hiệu quả, áp dụng đầy đủ các chuẩn mức quốc tế như về chế độ hạch toán, tỷ lệ an toàn vốn...và đây thực sự là nhóm giải pháp mang tính chất tiền đề giúp cho các ngân hàng thương mại cổ phần triển khai các giải pháp của mình như nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao chất lượng lao động, hạn chế nợ xấu…

Danh mục các tài liệu tiếng Việt

1. Công ty CP Chứng khoán Phương Nam, 2013. Báo cáo phân tích ngành ngân hàng năm 2012. TP. Hồ Chí Minh, năm 2013.

2. Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, 2010. Phương pháp luận tính bộ chỉ số tài chính cho Stox.vn và Stox.ProTM. Hà Nội, tháng 6 năm 2010.

3. Đặng Thị Thu Hằng, 2013. Các nhân tố làm nên sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 11, trang 39-42.

4. Lan Hương, 2012. Phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 18, trang 24-26.

5. Nguyễn Hữu Mạnh, 2012. Vấn đề sở hữu chéo trong quá trình giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 24, trang 36-39.

6. Nguyễn Thị Hồng Xuân, 2012. Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Tạp chí Ngân hàng, số 20, trang 27-33.

7. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

8. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Banker et al., 1984, Some models for estimating technical and scale inefficiencies in data envelopment analysis, Management Science, 30:1078- 1092.

2. Charnes et al., 1978. Measuring the efficiency of decision making units.

European Journal of Operational Research, 2:429-444.

3. Donsyah Yudistira, 2004. Efficiency in Islamic Banking: An empirical analysis of eighteen banks. Leicestershire: Loughborough University.

4. Farrell, 1957. The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society, 120:253-290.

5. Jehovaness Aikaeli, 2008. Commercial Banks Efficiency in Tanzania. In CSAE Conference: Economic Development in Africa. Oxford, UK 1-23 March 2008, UK: St. Catherine's College.

6. Majid Karimzadeh, 2012. Efficiency Analysis by using Data Envelop Analysis Model: Evidence from Indian Banks. Uttar Pradesh: University of Saravan. 7. Md. Rashedul Hoque and Md. Israt Rayhan, 2012. Data envelopement analysis

of banking sector in Bangladesh. Dhaka: University of Dhaka.

8. Mohammad Hanif Akhtar, 2002. X-efficiency Analysis Of Commercial Banks in Pakistan: A preliminary investigation. Multan: B. Z. University.

9. Seiford and Thrall, 1990. Recent developments in DEA: The mathematical programming approach to frontier analysis. Journal of Econometrics, 46:7- 38.

10.Sevcovic et al., 2001. DEA analysis for a large structured bank branch network. Bratislava: Comenius University.

11.Velid Efendíc, 2009. Efficiency of the Banking Sector Of Bosnia-Herzegovina with Special Reference to Relative Efficiency of the Existing Islamic Bank. Sarajevo: University of Sarajevo.

 

2. Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3. Vốn tự có cơ bản = vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + các quỹ dự trữ + lợi nhuận không chia

4. Tổng tài sản bình quân

Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu năm - Tổng tài sản cuối năm 2

5. Vốn chủ sở hữu bình quân (vốn tự có cơ bản bình quân) Vốn tự có cơ bản

bình quân =

Vốn tự có đầu năm - Vốn tự có cuối năm 2

6. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA).

ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

7. Tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có (ROE)

ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

8. Thu nhập lãi gồm:

 Thu nhập lãi tiền gửi

 Thu nhập lãi cho vay khách hàng

 Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ  Thu lãi cho thuê tài chính

 Thu khác từ hoạt động tín dụng 9. Chi phí lãi gồm:

 Chi phí hoạt động tín dụng khác

10. Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi – Chi phí lãi 11. Tổng tài sản có sinh lời gồm:

 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam  Tiền gửi và cho vay các TCTD khác  Chứng khoán đầu tư

 Cho vay khách hàng 12. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tổng tài sản có sinh lời bình quân

13. Tổng thu nhập hoạt động = + Thu nhập lãi – Chi phí lãi

+ Lãi ( - Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ

+ Lãi ( - Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi ( - Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi ( - Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi ( - Lỗ) thuần từ hoạt động khác

+ Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 14. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần

Tỷ trọng thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tổng thu nhập hoạt động

15. Nợ phải trả lãi gồm:

 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Việt Nam  Tiền gửi và vay các TCTD khác

 Tiền gửi khách hàng  Phát hành giấy tờ có giá

17. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = Tiền mặt và vàng + Tiền gửi tại NHNN Việt Nam Tổng thu nhập hoạt động

Nguồn:

- Các công thức số 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 12, 16 tham khảo từ Trần Huy Hoàng (2011).

- Các công thức còn lại tham khảo từ Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus (tháng 6, năm 2010).

Bảng 2.1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.2: Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác; Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế; Lợi nhuận sau thuế của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.4: Cho vay khách hàng; Tiền gửi của khách hàng của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.5: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự; Chi phí lãi và các chi phí tương tự của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; Chi phí hoạt động của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.7: Tiền mặt và vàng; Tiền gửi tại NHNN Việt Nam của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.8: Chứng khoán đầu tư; Các khoản đầu tư của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.9: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Việt Nam; Phát hành giấy tờ có giá của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.10: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng; Nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.11: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng; Tài sản cố định của 18 NHTMCP nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012.

2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản ICB 193.590.357 243.785.208 367.712.191 460.420.078 503.530.259 TCB 59.360.485 92.581.504 150.291.215 180.531.163 179.933.598 MBB 44.346.106 69.008.288 109.623.198 138.831.492 175.609.964 STB 68.438.569 104.019.144 152.386.936 141.468.717 152.118.525 VCB 222.089.520 255.495.883 307.621.338 366.722.279 414.475.073 ACB 105.306.130 167.881.000 205.102.950 281.019.319 176.307.607 VPB 18.587.010 27.543.006 59.807.023 82.817.947 102.576.275 LVB 7.452.949 17.366.930 34.984.722 56.132.336 66.412.697 VIB 34.719.057 56.635.118 93.826.929 96.949.541 65.023.406 SHB 14.381.310 27.469.197 51.032.861 70.989.542 116.537.614 SEA 22.473.979 30.596.995 55.241.568 101.092.589 75.066.716

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)