Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 67)

Những yếu kém nói trên của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã tồn tại từ lâu và do chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong một thời gian dài vừa qua là ưu tiên tăng trưởng nhanh với chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng đã làm tăng nhanh nhu cầu về vốn, tín dụng và nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, tạo động lực cho số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát triển rất nhanh và nhanh hơn mức độ cải thiện về năng lực quản trị của các ngân hàng này. Trong lúc các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hoạt động với mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao thì những khó khăn về thanh khoản được NHNN hỗ trợ kịp thời nhưng căn nguyên của những khó khăn đó không được xử lý triệt để. Do được Chính phủ và NHNN đảm bảo về khả năng chi trả đã góp phần làm cho ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu các ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự an toàn, lành mạnh của ngân hàng mình bị xem nhẹ.

Bên cạnh đó môi trường kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô kém ổn định, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế biến động bất thường, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế về năng lực

cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và hệ thống pháp luật được ban hành chưa thật sự đồng bộ và thiếu sự ổn định.

Ngoài ra, chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các TCTD thì phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Nhiều quy định, chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng đã được đổi mới theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn còn rất chậm so với các hệ thống ngân hàng khác trong khu vực và tụt hậu so với sự tiến bộ của các chuẩn mực quốc tế. Các tiêu chuẩn cấp phép, các chuẩn mực an toàn chưa chặt chẽ, chưa kiềm chế mức độ rủi ro gia tăng trong hoạt động ngân hàng và chưa được bảo đảm tuân thủ nghiêm túc đã thúc đẩy quy mô hệ thống các NHTM tăng nhanh cùng với sự tích lũy rủi ro ngày càng lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng phân tích định lượng phi tham số theo mô hình phân tích bao dữ liệu được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy hạn chế của phương pháp này là ở khâu lựa chọn các ngân hàng đại diện các nhóm nghiên cứu có thể chưa hợp lý, hơn nữa việc lựa chọn các yếu tố đầu vào và đầu ra có thể chưa đo lường đúng hiệu quả thật của một ngân hàng so với các ngân khác trong mẫu nghiên cứu nhưng bài viết này có thể cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động thực sự của 18 ngân hàng thương mại cổ phần nghiên cứu nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam nói chung.

Trong nhóm nghiên cứu, số liệu ước lượng cho thấy tỷ lệ các ngân hàng không đạt hiệu quả hoạt động khá cao, chiếm 50% mẫu nghiên cứu, có 44,44% các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu cần tăng quy mô hoạt động để tăng hiệu quả toàn bộ. Kết quả này đã chứng minh sự cần thiết khi một mặt các ngân hàng thương mại cổ phần phải nâng cao năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ ngân hàng hiện đại để tăng hiệu quả kỹ thuật mặt khác phải tăng quy mô hoạt động ngân hàng thông qua cơ cấu ngân hàng, tái cấu trúc vốn chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)