thường và hỗ trợ
Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến chỗ ở, đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Trước hết người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.
- Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.
- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.
- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà… Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.
- Tất nhiên, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được
tiền bồi thường thì không đầu tư mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút… Và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.
* Đánh giá sự nhận xét của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng
Để đánh giá công tác bồi thường GPMB một cách chính xác, hiệu quả thì chúng ta không thể chỉ dựa vào sách vở, các văn bản có liên quan hay những lời nhận xét một phía của các cán bộ chuyên trách mà còn phải đánh giá từ phía người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ công tác bồi thường GPMB. Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực GPMB và tiến hành tổng hợp số liệu đã điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 4.11:
Bảng 4.11. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác bồi thường GPMB tại Dự án
STT Nội dung điều tra
Tổng số phiếu
(30)
Tỷ lệ
(%) Nguyên nhân, ý kiến
1
Chưa thoả đáng về mức bồi thường:
- Về đất 1 3,33 Mức giá thấp
- Về cây cối, hoa màu 0 0 - Về tài sản, vật kiến trúc 0 0 2 Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý 1 3.33 Mức hỗ trợ còn thấp 3 Đồng ý di chuyển 28 93,34 (Nguồn: Tổng hợp từđiều tra của tác giả) Qua bảng 4.11 ta thấy:
- Có 01 hộ gia đình chưa đồng ý với mức bồi thường về đất, họ cho rằng mức bồi thường như vậy là thấp hơn so với giá thị trường, vì đa phần các hộ này đều có đất bám mặt đường. Các hộ đều cảm thấy thoả đáng về mức bồi thường cây cối, hoa mầu và tài sản, công trình, vật kiến trúc trên đất.
- Các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường bằng 50% giá đất ở, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo ý kiến của 01 người dân là còn thấp. Họ cho rằng với mức hỗ trợ như vậy khó có thể giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống được, vì các hộ có đất bị thu hồi đều là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nên họ rất khó có thể kiếm được một công việc ổn định, muốn kinh doanh thì thiếu vốn, mặt bằng và muốn được tuyển dụng thì lại không có tay nghề và đã quá tuổi để tuyển dụng vào Nhà máy.
- Do giá bồi thường, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đã được nâng lên mức cao hơn kể từ khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, nên hầu hết các hộ đều nhất trí nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và họ thực sự tin tưởng, ủng hộ đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đã đề ra để bàn giao mặt bằng đúng thời hạn đảm bảo cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi.
4.4.2. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ
Số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân
STT Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Tỷ lệ % 30 100,00
1 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 9 30,0
2 Mua sắm đồ dùng 10 33,30
3 Gửi tiết kiệm 2 6,67
4 Đầu tư học nghề 5 16,60
5 Tìm kiếm việc làm mới 4 13,43
Có 30,0% số tiền bồi thường được sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 33,30% số tiền được sử dụng để mua sắm đồ dùng (ti vi, tủ lạnh, xe máy, đồ dùng sinh hoạt…); 6,67% số tiền được gửi vào ngân hàng; 16,60% số tiền được dùng để tìm kiếm việc làm mới như: mở cửa hàng kinh doanh, mua nguyên liệu sản xuất…; Đầu tư và học nghề chiếm 13,43% tổng số tiền được đền bù.
Mặc dù đa số hộ bị thu hồi hết đất sản xuất nhưng việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Khi nhận được tiền đền bù đa số các hộ dân đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và cho việc học hành của con cái còn thấp so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng.
4.4.3. Tác động đến thu nhập
Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra thể hiện qua bảng 4.13 như sau:
Bảng 4.13. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)
30 100
1 Số hộ có thu nhập cao hơn 4 13,33
2 Số hộ có thu nhập ít thay đổi 15 50,00
3 Số hộ có thu nhập kém đi 11 36,67
(Nguồn: Tổng hợp từđiều tra của tác giả)
Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của người dân. Thu nhập bình quân được tính theo các chỉ số khác nhau như theo hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/tháng.
Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân (Bảng 4.13) cho thấy: số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 13,33%, những hộ này đa phần là sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán dịch vụ và đầu tư vào sản xuất (đồ gỗ, cung cấp vật liệu xây dựng…); 50,0% số hộ có thu nhập ít thay đổi và 36,67% số hộ có thu nhập kém đi. Tuy nhiên, những hộ có thu nhập không đổi cho biết
họ đã phải rất cố gắng để duy trì và đảm bảo mức thu nhập đó như đi làm phu hồ, xe ôm... và công việc không ổn định. Thu nhập kém đi là do các hộ này không biết tính toán trong chi tiêu, sử dụng tiền bồi thường không hợp lý (cờ bạc, chơi bời, nghiện hút, tê nạn khác). Khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc.
50.00% 36.67%
13.33%
Số hộ có thu nhập cao hơn Số hộ có thu nhập ít thay đổi Số hộ có thu nhập kém đi
Hình 4.4. Thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất