Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)

3.4.1. Điu tra s liu th cp

- Thu thập tài liệu từ UBND huyện Yên Dũng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng.

- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.4.2. Điu tra s liu sơ cp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (bằng phiếu điều tra). Em đã tiến hành điều tra 30 hộ nằm trong khu vực dự án. Số lượng phiếu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các hộ, trong đó các hộ được phỏng vấn bao gồm cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được phỏng vấn bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau.

3.4.3. Phương pháp tng hp và x lí s liu

- Phương pháp thống kê: Tính toán và trình bày các số liệu đã thu thập được bằng số trung bình hoặc tổng trên phần mềm Word, Excel. Các số liệu được trình bày như diện tích, đơn giá, số tiền bồi thường…

- Phương pháp so sánh: Số liệu về trung bình và tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường, đơn giá bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án được so sánh với giá thị trường, với khung giá của Chính phủ và quyết định bảng giá của huyện Yên Dũng.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang

4.1.1. V trí địa lý

Yên Dũng có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương + Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang + Phía Tây giáp huyện Việt Yên

+ Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh

Thị trấn Neo là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, nằm trên ngã ba tỉnh lộ 398 và 299. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với hệ thống giao thông thủy và đường sắt khá thuận lợi là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới.

Với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, TP Bắc Giang, TP Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các trung tâm này. Huyện cũng được xác định là một trong 4 đơn vị trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới.

4.1.2. Địa hình, địa mo

Huyện Yên Dũng có địa hình khá đa dạng

Dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thụy, Tiến Dũng và thị trấn Neo có độ cao +20m đến +230m cắt ngang địa bàn huyện. Phần lãnh thổ còn lại là địa hình bằng có độ dốc <30

, cao độ phổ biến từ +2m đến +15m, chiếm 72,9% diện tích tự nhiên. Tùy theo độ cao tuyệt đối và tình hình úng ngập trong mùa mưa, có thể chia vùng đồng bằng thành 3 dạng địa hình khác nhau:

+ Địa hình vàn cao: 2.516,69 ha (11,77%) + Địa hình vàn: 6.702,59 ha (31,35%) + Địa hình thấp: 4.811,46 ha (22,5%)

4.1.3. Khí hu, thi tiết

Yên Dũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu của huyện có những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C vào tháng 6, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 13,10C. Tổng tích ôn trong năm 8500 - 90000C. Nhìn chung nhiệt độ phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới (mùa lạnh).

+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.450 mm; những năm cao có thể đạt tới 2.358 mm. Trong năm có khoảng 134,4 ngày mưa nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập chung nhiều vào các tháng 6 - 7. Các tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 - 12.

+ Độ ẩm: Độ ẩm khung khí trung bình 81%, thấp nhất 79% vào tháng 11 - 12, cao nhất 83% vào tháng 6.

Nhìn chung Yên Dũng có khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nền nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Với nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn cho phép Yên Dũng có thể trồng nhiều vụ trong năm.

4.1.4. Tài Nguyên nước, sông ngòi

4.1.4.1. Tài nguyên nước mặt

Yên Dũng có 3 con sông lớn chảy qua:

- Sông Cầu: Chảy dọc ranh giới giữa huyện Yên Dũng và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chiều dài 25km.

- Sông Thương: Chảy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài qua địa bàn huyện 34km.

- Sông Lục Nam: Chạy dọc ranh giới huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, chiều dài 6,7km.

4.1.4.2 Tài nguyên nước ngầm

Hiện tại chưa có các công trình điều tra, khảo sát đánh giá một cách cụ thể về nguồn và trữ lượng nước ngầm cũng như khả năng khai thác trên địa bàn huyện. Qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm ở huyện khá

phong phú. Khảo sát các giếng khoan ở các hộ gia đình cho thấy, mực nước ngầm tầng nóng ở vào khoảng 15 - 20m, lưu lượng nước khá lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, chất lượng nước nhiều khu vực chưa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt do nhiễm ôxit sắt.

4.1.5. Tài nguyên khoáng sn

Yên Dũng không có các loại khoáng sản có giá trị và trữ lượng cao để khai thác theo quy mô công nghiệp, trừ Cao lanh với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn. Ngoài ra dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoảng sét để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng như gạch, ngói...

4.1.6. Tài nguyên rng

Theo số liệu thống kê đất đai thời điểm 01/01/2007 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 2.138,53 ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên. Qua nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên không còn, chủ yếu là rừng trồng với các loại cây như keo, bạch đàn, thông... Trữ lượng rừng trồng thấp, sản lượng khai thác hàng năm bình quân khoảng 1.800m3

gỗ tròn và 4.200 ste củi.

Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả dài ngày, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: Do rừng bị khai thác và nạn săn bắn khó kiểm soát nên động vật rừng chỉ còn một số loài thú nhỏ.

4.1.7. Tài nguyên đất

Theo tài liệu thổ nhưỡng do Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) xây dựng năm 2005, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 5 nhóm đất và 12 loại đất chính như sau:

+ Nhóm đất phù sa: Diện tích 13.996,87 ha (65,47% tổng diện tích đất tự nhiên). Loại đất này phân bố ở ven sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. Do sự chia phối của địa hình, khí hậu và tác động của con người trong quá trình khai thác sử dụng đã làm phân hóa nhóm đất này thành 5 loại đất chính (đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước).

+ Nhóm đất bạc màu: Diện tích 1.083,47 ha (5,07% diện tích tự nhiên) với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc điểm nghèo đạm, lân nhưng giàu kali, đất tơi xốp, thoát nước thích hợp với cây lấy củ, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 3,498,49 ha (16,36% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này phân bố ở các xã có dãy Nham Biền chạy qua, đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ. Nhóm đất đỏ vàng có 4 loại chính (đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa). Phần lớn diện tích nhóm đất này ( trừ nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa) có tầng đất mỏng, ít thích hợp với trồng cây nông nghiệp. Hướng sử dụng chính là trồng rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.

+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 100,68 ha (0,47% tổng diện tích tự nhiên). Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của các loại đất nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 178,38 ha (0,82 tổng diện tích tự nhiên) phân bố bố ở các xã có dãy Nham Biền chạy qua. Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém.

Nhìn chung, đất đai huyện Yên Dũng khá đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Các nhóm đất phù sa, bạc màu, dốc tụ, thích hợp với trồng các loại cây ngắn ngày như: lúa, ngô, rau đậu, khoai tây, lạc… Nhóm đất đỏ vàng ở khu vực chân đồi, tầng dầy đất thích hợp trồng một số loại cây ăn quả như: vải, na, hồng.

4.1.8. Đặc đim kinh tế - xã hi

4.1.8.1. Về kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp:

- Về trồng trọt: Tổng diện tích lúa toàn huyện là 14.145 ha, đạt 98,65% kế hoạch (KH), sản lượng trên 82.713 tấn, năng suất trung bình 58,5 tạ/ha.

Trong đó, tổng diện tích lúa hàng hóa 3.965 ha, chiếm 28,03%; diện tích lúa cao sản 4.420 ha, chiếm 31,25%; diện tích lúa sản xuất theo kỹ thuật SRI, “3 giảm 3 tăng” 4.935ha, chiếm 34,9%; diện tích gieo sạ 2.543 ha, chiếm 18%tổng diện tích. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày vụ mùa 448 ha, cây rau màu thực phẩm 3.238 ha. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn và “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa diện tích 50ha tại xã Cảnh Thụy, “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất khoai tây diện tích 50ha tại xã Tư Mại. Chỉ đạo khắc phục hậu quả do cơn bão số 4, số 5 gây ra; phân bổ trên 6 tạ hạt rau giống, 28 tấn thóc giống của tỉnh hỗ trợ cho các xã, thị trấn khắc phục hậu quả cơn bão số 4, số 5.

- Về chăn nuôi, thú y: Chỉ đạo duy trì, phát triển số lượng gia súc, gia cầm. Tổng đàn lợn 73.500 con, đạt 100,68% KH; đàn trâu 1.250 con, đạt 78,13% KH; đàn bò 8.500 con, đạt 85% KH; tỷ lệ bò lai Zebu đạt 83%; đàn gia cầm 850.000 con, đạt 100% KH. Năm 2012, xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm có biểu hiện chứng bệnh tai xanh ở đàn lợn tại một số xã và dịch cúm gia cầm ở xã Tân Liễu, UBND huyện đã tập trung cao các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

- Về thuỷ sản: Tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ phát triển nuôi cá thâm canh, mở rộng mô hình bán thâm canh, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi, kết hợp lúa cá..., nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 1.067 ha, đạt 100% KH, sản lượng thủy sản 3.747 tấn.

- Về lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm, đã hoàn thành xây dựng 130 km đường băng cản lửa, đạt 108,3% KH, hạ cấp thực bì 10 ha rừng trồng. Tổ chức tốt cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2012. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn; đã kiểm tra, xử lý 8 vụ vi phạm với 2,741m3 gỗ các loại, thu 51,5 triệu đồng, nộp ngân sách trên 9,5 triệu đồng.

- Công tác phục vụ sản xuất: Chỉ đạo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất; chủ động kiểm tra, rà soát công trình kênh mương, xây dựng phương án chống úng cho lúa; tổ chức tiêu úng nhanh, kịp thời diện tích

bị ngập do ảnh hưởng của cơn bão số 4, số 5. Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, hướng dẫn nhân dân phòng trừ sâu bệnh. Triển khai các mô hình sản xuất mới, áp dụng và mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức 200 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tăng cường quản lý về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật... Tiến hành kiểm tra hoạt động của các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; rà soát, cấp đổi giấy chứng nhận cho 100 trang trại trên địa bàn. b. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chỉ đạo các xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đăng ký các tiêu chí thực hiện năm 2012. Cơ bản các xã đăng ký thực hiện từ 2-3 tiêu chí; có 3 xã: Tân Liễu, Tân An, Đồng Việt đăng ký thực hiện 1 tiêu chí. UBND huyện phê duyệt xong Đề án xây dựng nông thôn mới của 9 xã và Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 3 xã còn lại là: Trí Yên, Đồng Việt, Tân Liễu; cơ bản các xã còn lại đã xây dựng xong dự thảo Đề án, đang xin ý kiến đóng góp của các ngành liên quan.

Chỉ đạo xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hoá vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu suất lao động; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; lựa chọn, khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. Năm 2012, triển khai 8 mô hình phát triển sản xuất tại 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới, trong đó có 5 mô hình về sản xuất lúa chất lượng cao, 1 mô hình về phát triển chăn nuôi lợn nái lai, 2 mô hình về trồng cây vụ Đông.

Chỉ đạo 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới thực hiện vốn đầu tư năm 2012. Vốn ngân sách tỉnh và Trung ương là 11,23 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 9,7 tỷ; vốn sự nghiệp 1,53 tỷ đồng. Vốn ngân sách huyện 2 tỷ, trong đó: vốn đầu tư phát triển 1,6 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 0,4 tỷ đồng.

c. Giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản

- Về giao thông: Chỉ đạo triển khai xây dựng cứng hóa 22,1 km đường giao thông nông thôn, đạt 105,2% KH; mở mới 11 km, đạt 314% KH; rải cấp

phối 32,3 km, đạt 95% KH; duy tu sửa chữa 65,3 km, đạt 108,8% KH; xây rãnh dọc 2.950 m, đạt 84,2% KH. Tích cực triển khai thực hiện các công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. Chỉ đạo giải tỏa hành lang đường bộ. Thường xuyên kiểm tra hoạt động xe chở khách và hoạt động chở khách ngang sông.

Tập trung cao công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, lập biên bản 3.615 trường hợp vi phạm, xử phạt 1,5 tỷ đồng, đăng ký mới 2.213 mô tô. Năm 2012, trên địa bàn huyện xảy ra 7 vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)