Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về đất ở
STT Họ tên Vị trí đất Diện tích (m2) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
1 Chu văn Luân VT1,KV3 350 400.000 140.000.000 2 Nguyễn văn Kiểm VT1,KV3 320 400.000 128.000.000 3 Ngô đình Hướng VT1,KV3 295,3 400.000 118.120.000 4 Nguyễn văn Tuy VT1,KV3 237 400.000 94.800.000 5 Hoàng trung Đức VT1,KV3 420 400.000 168.000.000 6 Nguyễn văn Hùng VT1,KV3 200 400.000 80.000.000 7 Lê xuân Huy VT1,KV3 192.5 400.000 77.000.000 8 Nguyễn văn Mạnh VT1,KV3 310 400.000 124.000.000 9 Ngô đình Hiền VT1,KV3 411 400.000 164.400.000 10 Nguyễn văn Hải VT1,KV3 125 400.000 50.000.000 11 Nguyễn xuân Tự VT1,KV3 256 400.000 102.400.000 12 Trần mạnh Hùng VT2,KV2 219 400.000 87.600.000 13 Nguyễn trung Kiên VT2,KV2 512,2 400.000 204.880.000 14 Lê đình Khải VT2,KV2 113 400.000 45.200.000
STT Họ tên Vị trí đất Diện tích (m2) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 15 Trần văn Chung VT2,KV2 293 400.000 117.200.000 16 Hoàng văn Tuyên VT2,KV2 197 400.000 78.800.000 17 Hoàng văn Tiến VT2,KV2 321,5 400.000 128.600.000 18 Nguyễn văn Sơn VT2,KV2 537 400.000 214.800.000 19 Nguyễn thị Hằng VT3,KV1 219 350.000 76.650.000 20 Nguyễn thị Chín VT3,KV1 311 350.000 77.750.000 21 Nguyễn văn Thạo VT3,KV1 288 350.000 100.800.000 22 Nguyễn văn Thanh VT3,KV1 367,2 350.000 128.520.000 23 Trần thị Tươi VT3,KV1 701 350.000 245.350.000 24 Trần văn Mạnh VT3,KV1 89,8 350.000 31.430.000 25 Nguyễn văn Chính VT3,KV1 421 350.000 147.350.000 26 Hoàng văn Dương VT3,KV1 495 350.000 173.250.000 27 Nguyễn hưng Hải VT3,KV1 238 350.000 83.300.000 28 Nguyễn văn Dũng VT3,KV1 612 350.000 214.200.000 29 Nguyễn huy Quyết VT4,KV1 251 240.000 60.240.000 30 Nguyễn văn Tuy VT4,KV1 709,5 240.000 170.280.000 31 Nguyễn văn Chiến VT4,KV1 210,5 240.000 50.520.000 32 Nguyễn huy Tiến VT4,KV1 221,5 240.000 53.160.000 33 Hoàng văn Anh VT4,KV1 198 240.000 47.520.000 34 Nguyễn văn Cường VT4,KV1 271,1 240.000 65.064.000 35 Hoàng thị Tuyết VT4,KV2 161,5 180.000 29.070.000 36 Trần văn Hưng VT4,KV2 254 180.000 45.720.000 37 Hoàng văn Tiếp VT4,KV2 192 180.000 34.560.000 38 Nguyễn văn Hợi VT4,KV2 139,6 180.000 25.128.000 39 Nguyễn thị Xuân VT4,KV2 199,8 180.000 35.964.000 40 Nguyễn bá Xuyên VT4,KV2 221 180.000 39.780.000 41 Nguyễn thị Duyên VT4,KV2 419 180.000 75.420.000 42 Nguyễn văn Thủy VT4,KV2 361 180.000 64.980.000 43 Hoàng văn Tráng VT4,KV2 448.1 180.000 80.658.000 44 Nguyễn văn Khánh VT4,KV2 229 180.000 41.220.000 45 Đào thị Huyền VT4,KV2 521 180.000 93.780.000
STT Họ tên Vị trí đất Diện tích (m2) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 46 Hoàng văn Khách VT4,KV2 100,5 180.000 18.090.000 47 Nguyễn duy Anh VT4,KV2 91,9 180.000 16.542.000 48 Nguyễn văn Quyết VT4,KV2 45.3 180.000 8.154.000 49 Trần văn Nam VT4,KV2 437.1 180.000 78.678.000 50 Hà ninh Tân VT4,KV2 339 180.000 61.020.000 51 Trần văn Thưởng VT4,KV2 297 180.000 53.460.000 52 Hoàng văn Lựu VT4,KV2 118,6 180.000 21.348.000 53 Phạm văn Đài VT4,KV2 412.5 180.000 75.870.000 54 Hoàng văn Nga VT4,KV2 128.5 180.000 23.130.000 55 Phạm tiến Luận VT4,KV2 91.3 180.000 16.434.000 56 Trần văn Thu VT4,KV2 56,8 180.000 10.224.000 57 Trần công Viễn VT4,KV2 421.4 180.000 75.852.000 58 Hoàng văn Thị VT4,KV2 112.8 180.000 20.304.000 59 Hà đức Thọ VT4,KV2 446 180.000 80.280.000 60 Lưu văn Cương VT4,KV2 194 180.000 34.920.000 61 Nguyễn xuân An VT4,KV2 299.5 180.000 53.910.000 62 Nguyễn văn Huynh VT4,KV2 119.5 180.000 21.510.000 62 Lý văn Hùng VT4,KV2 78 180.000 14.040.000 64 Lê thị Huyền VT4,KV2 210 180.000 37.800.000 65 Hoàng văn Thành VT4,KV2 212 180.000 38.160.000
Tổng 18.262,0 5.175.190.000
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng, 2012) 4.3.5.3. Kết quả bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu
Qua xem xét và tổng hợp biên bản tính toán chi tiết của các hộ gia đình trong khu vực dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho thấy, công tác bồi thường đã thống kê chi tiết đến từng hạng mục của công trình kiến trúc và nhà cửa.
Kết quả thống kê về nhà cửa, vật kiến trúc được thể hiện chi tiết qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả bồi thường về tài sản trên đất STT Loại tài sản Số lượng Đơn vị tính Diện tích Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Nhà xây móng gạch, tường gạch, điện nổi, trần nhựa, mái lợp tôn 62 m2 3848,9 1.230.000 4.734.196.200 2 Sân láng xi măng 31 m2 1954,5 90.000 175.908.600 3 Bếp xây gạch, móng gạch, nền láng xi măng, hoành gỗ, điện nổi 30 m2 941,42 950.000 894.349.000 4 Nhà tắm, nhà vệ sinh xây gạch, nền láng xi măng, mái lợp prô 23 m2 181,8 1.120.000 203.616.000 5 Chuồng gà 19 m2 290,81 530.000 154.129.300 6 Chuồng trâu 17 m2 133,94 620.000 83.042.800 7 Chuồng lợn 14 m2 403,3 1.050.000 423.465.000 8 Ống nước 17 m 563,4 17.500 9.859.500 9 Hố phân, bể phốt 11 m3 66,92 1.220.000 81.642.400 10 Bể nước 15 m3 54,37 1.690.000 91.885.300 11 Hàng rào tre 3 m 278 10.000 2.780.000 12 Kè gạch, móng đá 12 m2 325,54 1.100.000 358.094.000 13 Kệ bếp, trụ đỡ 15 m2 30,04 320.000 9.612.800 14 Giếng nước 15 m2 139,07 612.000 85.110.840 15
Mái trái nền láng xi măng, trụ xây gạch, hoành gỗ, mái lợp prô
17 m2
488,56
645.000
315.121.200
16 Tường rào xây gạch, bổ trụ,
không trát 39 m
2
1502,2
255.000
383.058.450
17 Sân bê tông 11 m2 542,74 135.000 73.269.900
Tổng 8.079.141.290
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, 2012)
Nhìn vào kết quả ta thấy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã thực hiện tương đối tốt nội dung về thống kê, kiểm kê về nhà ở và các công trình gắn liền với đất thu hồi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện kiểm kê đánh giá chất lượng cũng như vật liệu thi công hàng mục công trình.
Công tác thống kê, kiểm kê về cây cối, hoa màu trong khu vực dự án cũng được tiến hành tốt, chi tiết và cụ thể từng loại cây về số lượng và giá tiền. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.8:
Bảng 4.8. Đánh giá kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu trong khu vực dự án
STT Cây cối,
hoa màu Đơn vị tính Số lượng
Đơn giá (đồng) Thành tiền 1 Lúa m2 59813,6 4000 239.254.400 2 Ngô m2 9586,5 3200 30.676.800 3 Sắn m2 3660 5000 18.300.000 4 Xoài Cây 110 220.000 24.200.000 5 Mít Cây 94 140.000 13.160.000
6 Vải thiều Cây 351 269.000 94.419.000
7 Nhãn Cây 102 174.000 17.748.000
8 Bưởi Cây 64 36.000 2.304.000
9 Khế Cây 130 82.000 10.660.000
10 Đu đủ Cây 52 32.000 1.664.000
11 Ổi thường Cây 185 35.000 6.475.000 12 Ổi lai Cây 150 66.800 12.024.000 13 Cây cảnh
h > 1m Cây 118
20.000
2.360.000
14 Bí Khóm 90 15.000 1.350.000
15 Chuối tiêu Cây 262 50.000 13.100.000
16 Ớt Cây 150 5.000 750.000
17 Rau xanh m2 3.410,4 6000 20.462.400
STT Cây cối,
hoa màu Đơn vị tính Số lượng
Đơn giá (đồng) Thành tiền xiêm 19 Khoai sọ m2 9840 3000 29.520.000 20 Chanh Cây 22 42.000 924.000 21 Đỗ m2 165 6000 990.000 22 Gấc Cây 59 150.000 8.850.000 23 Na Cây 215 255.000 54.825.000 24 Gừng, nghệ m 2 74 7.500 555.000 25 Nhót Cây 30 100.000 3.000.000 26 Hồng Cây 100 300.000 30.000.000 27 Tre thường Cây 157 37.000 5.809.000 28 Dứa m2 860 5000 4.300.000 29 Mía vàng m2 320 40.000 12.800.000 30 Mía mật m2 99,2 42.000 4.164.400 31 Cây cảnh h < 0.5m Cây 123 10.000 1.230.000 32 Táo Cây 120 120.000 14.400.000 33 Thanh long Cây 45 300.000 13.500.000 34 Nho Cây 40 112.000 4.480.000 35 Chuối lá Cây 120 27.000 3.246.000 36 Khoai tây m2 2350 5000 11.750.000 Tổng 720.451.000
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, 2012)
Bảng 4.9. Kết quả bồi thường cây lâm nghiệp STT Loại cây Đơn vị tính Số
lượng Đơn giá
Thành tiền 1 Đường kính gốc từ 20 -50 cm Cây 150 72.000 10.800.000 2 Đường kính gốc từ 13 -20 cm Cây 450 56.000 25.200.000 3 Đường kính gốc từ 10 -13 cm Cây 320 48.000 15.360.000 4 Đường kính gốc từ 5 -10 cm Cây 735 39.000 28.665.000 5 Đường kính gốc từ < 5 cm Cây 615 10.000 6.150.000 Tổng 86.175.000
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp
huyện Yên Dũng, 2012) 4.3.5.4. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng
Tổng kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tổng kinh phí bồi thường
STT Nội dung chi phí bồi thường, hỗ trợ Tổng kinh phí
I Đền bù thiệt hại về đất, tài sản, VKT, cây
cối hoa màu 18.182.042.790
1 Bồi thường về đất đai 5.175.190.000
2 Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc 8.079.141.290
3 Bồi thường về cây cối, hoa màu 720.451.000
4 Di chuyển mồ mả 45.525.000
5 Hỗ trợ tiền tự mua đất di chuyển mộ 25.000.000 6 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 4.136.735.500
II Chi phí tổ chức giải phóng mặt bằng 451.168.000 III Chi phí thẩm định dự toán đền bù 35.662.000 Tổng chi phí đền bù: ( I + II + III) 18.668.872.790
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, 2012)
Qua bảng 4.10 cho thấy tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi phí tổ chức thực hiện của dự án là 18.668.872.790 đồng. Trong đó kinh
phí bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghiệp là nhiều nhất, với số tiền là 4.136.735.500 đồng vì số tiền chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm kể từ khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ là khá cao, mức hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết- định-36-2011-QD-UBND ngày 20/01/2011 quy định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền là 2,5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
4.4. Thực trạng đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất của dự án
4.4.1. Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ về tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ thường và hỗ trợ
Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến chỗ ở, đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Trước hết người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.
- Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.
- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.
- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà… Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.
- Tất nhiên, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được
tiền bồi thường thì không đầu tư mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút… Và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.
* Đánh giá sự nhận xét của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng
Để đánh giá công tác bồi thường GPMB một cách chính xác, hiệu quả thì chúng ta không thể chỉ dựa vào sách vở, các văn bản có liên quan hay những lời nhận xét một phía của các cán bộ chuyên trách mà còn phải đánh giá từ phía người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ công tác bồi thường GPMB. Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực GPMB và tiến hành tổng hợp số liệu đã điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 4.11:
Bảng 4.11. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác bồi thường GPMB tại Dự án
STT Nội dung điều tra
Tổng số phiếu
(30)
Tỷ lệ
(%) Nguyên nhân, ý kiến
1
Chưa thoả đáng về mức bồi thường:
- Về đất 1 3,33 Mức giá thấp
- Về cây cối, hoa màu 0 0 - Về tài sản, vật kiến trúc 0 0 2 Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý 1 3.33 Mức hỗ trợ còn thấp 3 Đồng ý di chuyển 28 93,34 (Nguồn: Tổng hợp từđiều tra của tác giả) Qua bảng 4.11 ta thấy:
- Có 01 hộ gia đình chưa đồng ý với mức bồi thường về đất, họ cho rằng mức bồi thường như vậy là thấp hơn so với giá thị trường, vì đa phần các hộ này đều có đất bám mặt đường. Các hộ đều cảm thấy thoả đáng về mức bồi thường cây cối, hoa mầu và tài sản, công trình, vật kiến trúc trên đất.
- Các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường bằng 50% giá đất ở, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo ý kiến của 01 người dân là còn thấp. Họ cho rằng với mức hỗ trợ như vậy khó có thể giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống được, vì các hộ có đất bị thu hồi đều là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nên họ rất khó có thể kiếm được một công việc ổn định, muốn kinh doanh thì thiếu vốn, mặt bằng và muốn được tuyển dụng thì lại không có tay nghề và đã quá tuổi để tuyển dụng vào Nhà máy.
- Do giá bồi thường, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đã được nâng lên mức cao hơn kể từ khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, nên hầu hết các hộ đều nhất trí nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và họ thực sự tin tưởng, ủng hộ đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đã đề ra để bàn giao mặt bằng đúng thời hạn đảm bảo cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi.
4.4.2. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ
Số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Kết quả điều tra thể hiện tại bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân
STT Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra Tỷ lệ % 30 100,00
1 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 9 30,0
2 Mua sắm đồ dùng 10 33,30
3 Gửi tiết kiệm 2 6,67
4 Đầu tư học nghề 5 16,60
5 Tìm kiếm việc làm mới 4 13,43
Có 30,0% số tiền bồi thường được sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 33,30% số tiền được sử dụng để mua sắm đồ dùng (ti vi, tủ lạnh, xe máy, đồ dùng sinh hoạt…); 6,67% số tiền được gửi vào ngân hàng; 16,60% số tiền được dùng để tìm kiếm việc làm mới như: mở cửa hàng kinh doanh, mua nguyên liệu sản xuất…; Đầu tư và học nghề chiếm 13,43% tổng số tiền được đền bù.
Mặc dù đa số hộ bị thu hồi hết đất sản xuất nhưng việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý. Khi nhận được tiền đền bù đa số các hộ dân đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và cho việc học hành của con cái còn thấp so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng.
4.4.3. Tác động đến thu nhập
Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất tổng hợp kết