Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 100)

trong doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vũ khí để giai cấp công nhân hạn chế tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh chỉ có thể là các tổ chức của nó. Các tổ chức này chính là đầu mối quan trọng, qua đó, chúng ta có thể tiến hành các hoạt động tập hợp giáo dục đội ngũ công nhân, thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp; giác ngộ chính trị cho công nhân; tổ chức các phong trào thi đua hướng vào các hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo môi trường lao động thuận lợi cho cho quá trình trí thức hóa công nhân. Đồng thời, các tổ chức này cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách của doanh nghiệp, qua đó, kịp thời can thiệp trong các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của công nhân.

Vì vậy, để phát triển đội ngũ công nhân cần đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp, phát huy vai trò của công đoàn trong giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ chính trị, học vấn, tay nghề cho công nhân. Để làm được điều đó cần phải:

Đối với tổ chức cơ sở Đảng: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng theo tình thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ

97

chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” và Hướng dẫn số 38 – HD/BTCTW ngày 9/3/2010 của Ban tổ chức Trung ương nhằm nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động để tập hợp, tổ chức và huấn luyện đội ngũ công nhân ngày càng phát triển, phát huy tinh thần làm chủ của công nhân, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp và của bản thân công nhân.

Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phát triển đảng viên trong công nhân là một chủ trương lớn của Đảng được tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu tăng tỷ lệ đảng viên trong công nhân, trong số những công nhân kết nạp đảng hàng năm ưu tiên đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố, công nhân nữ, công nhân trẻ. Muốn vậy, các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp cần phải có quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thật cụ thể về việc kết nạp đảng viên trong công nhân; các chi bộ đảng cần chủ động, nhiệt tình trong công tác tạo nguồn để kết nạp những công nhân trẻ, thông qua các phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân để phát hiện, bồi dưỡng giới thiệu về tổ chức Đảng những công nhân tích cực có đủ tiêu chuẩn để xét kết nạp vào Đảng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào tổ chức Đảng thực sự quan tâm sâu sát, đề ra chỉ tiêu kế hoạch phát triển đảng cụ thể trong công nhân thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Đối với tổ chức Công đoàn: Công đoàn với tư cách là một tổ chức giáo dục, rèn luyện công nhân, phải làm cho bản thân mỗi người công nhân hiểu rõ và nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, và để thực hiện được sứ mệnh đó bản thân công nhân phải không ngừng phấn đấu, vươn lên về mọi mặt, tiến tới trở thành công nhân trí thức. Để phát triển quá trình trí thức hóa công nhân, Công đoàn cần phải:

Thứ nhất, Công đoàn tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược

98

hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô; thực hiện tốt công tác tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền xây dựng các chính sách cho công nhân, nhất là những chính sách khuyến khích tạo động lực cho công nhân học tập để phát triển toàn diện như: chính sách đào tạo mới, đào tạo lại công nhân; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, tay nghề cao; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo trong các doanh nghiệp và hệ thống chính trị các cấp từ công nhân ưu tú…

Thứ hai, Công đoàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công nhân, nhất là tuyên truyền về những kinh nghiêm, các gương điển hình tiên tiến trong công nhân; nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức rèn luyện, tác phong công nghiệp, chấp hành kỷ luật lao động và ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thứ ba, Công đoàn các cấp, nhất là Công đoàn cơ sở tổ chức khảo sát nắm

vững trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ của công nhân lao động; tuyên truyền vận động và tổ chức cho công nhân lao động đăng ký học tập nâng cao trình độ; xây dựng kế hoạch, bàn với người sử dụng lao động đưa chỉ tiêu nâng cao trình độ người lao động vào thỏa ước lao động tập thể của đơn vị; tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho người lao động tham gia học tập; vận động thành lập quỹ khuyến học tại các doanh nghiệp để thu hút mọi nguồn lực; sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các chủ doanh nghiệp hỗ trợ cho công nhân lao động học tập. Tổ chức sơ, tổng kết khen thưởng công nhân lao động có nhiều thành tích trong học tập, những công nhân biết phấn đấu vươn lên trở thành công nhân trí thức.

Thứ tư, Công đoàn thành phố Hà Nội tổ chức có hiệu quả hơn nữa phong

trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân, trọng tâm là các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”… Qua các phong trào thi đua, cần tuyên

99

dương xứng đáng và tuyên truyền nhân rộng những gương công nhân điển hình, có thành tich xuất sắc trong công nhân thủ đô.

Thực hiện tốt các giải pháp đó nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp Công đoàn thành phố về trách nhiệm của mình trong việc đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ cho công nhân lao động; đồng thời làm cho công nhân lao động thấy được việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để có việc làm phù hợp và thu nhập đảm bảo cuộc sống trong nền kinh tế thị trường, vừa để thực hiện trách nhiệm của mình đối với thành phố và đối với đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thưa XI “Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Đối với tổ chức Đoàn thanh niên cần phải có sự chủ động phối hợp với tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo giáo dục rèn luyện đội ngũ công nhân, chú ý tới đội ngũ công nhân trẻ để họ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt. Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để khơi dậy lòng hăng hái, tinh thần nhiệt huyết, hăng say của lớp công nhân trẻ trong việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, phát huy sáng tạo để phát triển sản xuất. Bồi dưỡng tri thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới cho công nhân, tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp. Đồng thời, thông qua tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn thanh niên tích cực phát động và tổ chức các phòng trào thi đua lao động sáng tạo, qua đó rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng và nâng cao không ngừng trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho công nhân, lập kế hoạch tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thành lập các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật trẻ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; chú trọng kết hợp tinh thần sáng tạo của công nhân trẻ với công nhân lớn tuổi…

Ngoài ra, Trung ương và thành phố cần nghiên cứu, triển khai thành lập tổ chức Hội phụ nữ trong các doanh nghiệp, trước hết là trong các doanh nghiệp nhà nước để tạo chỗ dựa cho nữ công nhân nói chung, nữ công nhân Hà Nội nói riêng trong quá trình lao động sản xuất; trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,

100

chính đáng cũng như danh dự, nhân phẩm của nữ công nhân; động viên nữ công nhân học tập, rèn luyện, phân đấu vươn lên để có được vị trí xứng đáng trong hệ thống sản xuất của nền công nghiệp hiện đại.

Trong điều kiện các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp còn yếu và mỏng thì việc phối hợp giữa các tổ chức trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Sự phối hợp này sẽ làm tăng thêm sức mạnh của các tổ chức cùng hợp lực cho mục đích chung vì sự phát triển của doanh nghiệp và vì lợi ích chính đáng cảu công nhân từ đó tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình trí thức hóa công nhân.

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 100)