Phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo môi trường khoa học để nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 89)

doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo môi trường khoa học để nâng cao hiệu quả của quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) khẳng định cần phải: “Phát triển khoa học, công nghệ làm động lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng trưởng”.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Ưu tiên phát triển công nghệ cao…Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài”.

Trước yêu cầu và những định hướng đó, thủ đô Hà Nội cũng phải có kế hoạch cụ thể nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực khoa học công nghệ, nắm bắt và

86

vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của thế giới để hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất mới có trình độ tiên tiến, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Để phát triển khoa học công nghệ, thành phố cần phải phát triển hơn nữa thị trường khoa học công nghệ gắn với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thường xuyên tổ chức các chợ, hội chợ, các trung tâm giới thiệu, trao đổi sản phẩm khoa học công nghệ mới; hình thành và khai thác các hiệu quả các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; tăng mức đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng của thành phố, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện hơn nữa để phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động nghiên cứu công nghệ); phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ; tiến hành rà soát, bổ sung và đổi mới các chính sách thuế, tín dụng và chế độ tài chính để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ; có chính sách bảo trợ, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ được sáng tạo trên địa bàn thành phố, tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức khoa học công nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp, giữa các lĩnh vực khoa học công nghệ để có khả năng giải quyết các vấn đề lớn của sản xuất, của khoa học công nghệ và nhu cầu của đời sống xã hội; tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát hiện, nuôi dưỡng, đào tạo và sử dụng, phát huy tài năng, tôn vinh nhân tài để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, mà cụ thể và trực tiếp là bộ phận công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao, kỹ sư, cử nhân tài năng, nhất là cho các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin và vật liệu mới, bưu chính viễn thông, cơ khí - tự động hóa, công nghệ sinh học, dầu khí, dịch vụ cao cấp…

Hà Nội cần phải có cơ chế, chính sách, phương án tài chính mạnh hơn nữa để vừa khuyến khích, vừa đòi hỏi doanh nghiệp đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và năng lực cạnh tranh. Tính cạnh tranh hiện nay trên thị trường ngày càng cao, nhu cầu của người tiêu dùng về

87

chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, xu hướng phát triển của thế giới đang là xu hướng phát triển bền vững nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường nên việc đổi mới công nghệ doanh nghiệp là một nhu cầu cấp thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại ngày nay.

Thành phố cần nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, theo hướng lấy doanh nghiệp làm trọng tâm trong hoạt động khoa học công nghệ, hình thành tam giác liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học để tạo sức mạnh tổng hợp liên ngành. Việc đổi mới công nghệ hiện nay, theo nhiều chuyên gia, cần phải diễn ra cả hai mặt bí quyết và thiết bị. Việc thay đổi thiết bị mới để chuyển nhanh các công nghệ lạc hậu theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực là cần thiết, đồng thời, thành phố cũng cần có sự phát triển công nghệ đột phá thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu như không có sự đốt phá thì đến năm 2015 hay 2020 chúng ta dù có công nghệ mới ở một số mặt nhưng không thể làm chủ nó mà chủ yếu là nhập khẩu.

Ngoài ra, Trung ương và thành phố cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ đặc quyền trong một số ngành kinh tế; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn, tiếp thu, làm chủ các công nghệ nhập từ nước ngoài; thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ thực hiện việc ứng dụng tri thức, ý tưởng sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới vào sản xuất, dịch vụ; ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử, áp dụng các mô hình phân phối, giao dịch hiện đại và hoạt động thương mại nhằm phát triển nhanh thị trường cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 89)