Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 91)

pháp đào tạo nghề

Muốn đất nước phát triển thì giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước. Đảng, Nhà nước ta luôn xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo là hướng đầu tư chủ đạo và được coi là tích cực nhất, hiệu quả nhất cho sự phát triển. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng

88

thành công chủ nghĩa xã hội trước hết phải nâng cao trình độ trí tuệ của giai cấp công nhân. Giáo dục và đào tạo là một phương thức đắc lực để nâng cao trình độ dân trí, trang bị kỹ năng nghề nghiệp, năng lực lao động sáng tạo cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bộ phận nắm giữ các ngành mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân; muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đội ngũ công nhân phải có sức khỏe, tri thức tay nghề, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chính trị, ý thức pháp luật…đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khi bàn tới vai trò của giáo dục - đào tạo, đại hội IX nhấn mạnh “Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, là điều kiện phát triển nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [14, tr.57]. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ trí thức hóa công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cần thiết phải đổi mới giáo dục, đào tạo trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp sau:

Trước hết, phải xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách hướng nghiệp

ở các cấp học để giúp cho học sinh, sinh viên định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Chính sách hướng nghiệp giúp cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp tương lai để học sinh tự đánh giá bản thân và chọn cho mình một nghề nghiệp mình thích và phù hợp với bản thân. Hệ thống chính sách hướng nghiệp đối với sinh viên quan trọng nhất là việc tư vấn việc làm cho sinh viên thông qua những hoạt động cụ thể như tư vấn chọn nghề, bồi dưỡng các kỹ năng tự tạo việc làm, kỹ năng tìm việc, phát triển quan hệ với các cơ sở sử dụng lao động, xây dựng hệ thống thông tin về đào tạo, trợ giúp việc làm… Muốn vậy, thành phố cần phải xây dựng khung chính sách về giáo dục hướng nghiệp với những nội dung trên và đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng đội ngũ công nhân đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng trong thời gian tới.

89

Thứ hai, Thành phố phải xây dụng kế hoạch đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ công nhân thích ứng với mục tiêu phát triển của từng giai đoạn cụ thể.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học để bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Theo đó, các trường đại học, cao đẳng cần phát triển chương trình đào tạo theo hướng tăng kiến thức thực tế kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng ngoại ngữ. Dưới góc độ quản lý nhà nước, cần hoàn thiện chương trình liên thông “dọc” và sớm xây dựng chương trình liên thông “ngang” từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng chính quy, đại học hoặc từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề. Đồng thời “nhất thể hóa” hai trình độ đào tạo trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp. Có như vậy mới thu hút được thanh niên học nghề và khi có sự liên thông, xã hội sẽ bớt đi áp lực và đại học bằng mọi giá. Được như vậy sẽ đẩy mạnh quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân trên địa bàn thành phố.

Tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp. Đồng thời, phải tăng cường công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để các trường đại học, cao đẳng được giao chỉ tiêu chú ý nhiều hơn đến yếu tố lao động, góp phần điều chỉnh sự mất cân đối cung - cầu lao động, tránh nghịch lý thiếu, thừa một số ngành như hiện nay. Điều nay cũng đã được đặt ra như một yêu cầu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2010: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”.

Thứ ba, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển dạy nghề một cách đồng bộ, tập trung ngân sách nhà nước thỏa đáng cho đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ở trình độ cao. Cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong

90

đó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp với doanh nghiệp. Chính quyền có nhiệm vụ không chỉ dừng lại ở việc giáo dục, đào tạo các kiến thức cơ bản ban đầu, mà còn phải vươn xa hơn trong việc tổ chức ra các cơ sở giáo dục, đào tạo bậc cao, vì chỉ có giáo dục, đào tạo bậc cao mới có thể tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc, trông chờ vào sự đầu tư của chính quyền các cấp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục, đào tạo do hạn chế về kinh phí. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng và thiết thực hiện nay là chính quyền phải tìm được đối tượng liên kết có đủ tiềm lực kinh tế đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Đối tượng đó chính là các cơ sở tư nhân. Cần có những chính sách hợp lý, thiết thực để khuyến khích các cơ sở tư nhân tham gia vào việc cung cấp một số dịch vụ giáo dục, đào tạo cho đội ngũ công nhân.

Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu

của thời kỳ mới. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng các cơ sở dạy nghề mà quan trọng hơn là cần phải tăng chất lượng của các cơ sở dậy nghề theo tiêu chí trình độ khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Đại hội XI của Đảng khẳng định cần phải: “Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế” [19, tr216]. Muốn làm được điều đó, không có cách nào khác, thành phố cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hiện đại cho hệ thống các trường đào tạo nghề thông qua chính sách cho các trường vay vốn để mua sắm thiết bị phục vụ thực hành, khắc phục tình trạng lao động chỉ được đào tạo lý thuyết, mang tính hàn lâm mà thiếu kiến thức thực tế. Hình thành các trung tâm day nghề trọng điểm có chất lượng cao để đào tạo những ngành, nghề mũi nhọn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn, tránh tình trạng lãng phí trong đào tạo, cũng là để công nhân tiếp cận được với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Tăng cường mời các chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực với các hình thức đa dạng như mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy, tổ chức cho sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp. Cần phải thường xuyên tiến

91

hành lựa chọn, đào tạo một bộ phận công nhân ưu tú thành những nhà quản trị kinh doanh giỏi và các cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới và với phương thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế thị trường.

Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình trí thức hóa đội ngũ

công nhân. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, thành phố cần phải có những chính sách cụ thể để khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường dạy nghề từ bậc trung cấp đến cao đẳng đẩy mạnh liên doanh, liên kết đào tạo nghề với các trường nghề tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Những trường nằm trong chương trình mục tiêu, chương trình trọng điểm lựa chọn một số nghề đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển, tổ chức giảng dạy bằng tiếng Anh những nghề mà thị trường quốc tế có nhu cầu tuyển dụng. Xây dựng một số trung tâm huấn luyện nghề cao cấp để đào tạo có chiều sâu một đội ngũ công nhân có hàm lượng chất xám, kỹ năng tay nghề bậc cao phục vụ các ngành sản xuất với công nghệ cao, mũi nhọn làm việc trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc có thể tham gia xuất khẩu lao động.

Đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho các trường đại học trên địa bàn thành phố mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ hội cho sinh viên được học tập ở nước ngoài. Thành phố cần có những chính sách tuyển chọn những công nhân giỏi nghề, những sinh viên học tập đạt kết quả cao để đưa đi học tập và đào tạo thêm ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và lao động kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 91)