Thành tựu quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 61)

Trình độ học vấn của đội ngũ công nhân ở Hà Nội

Từ năm 1986 đến nay, để đáp ứng yêu cầu thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới, giai cấp công nhân nước ta nói chung cũng như đội ngũ công nhân ở Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ học vấn của mình.

Trước đây do cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp bị kéo dài đã tạo cho người công nhân tính ỷ lại, thụ động trông chờ vào doanh nghiệp, chờ đợi nâng lương theo thời gian. Trong cơ chế hiện nay dù người lao động làm việc trong thành phần kinh tế nào thì mục tiêu chung của các doanh nghiệp cũng xuất phát từ việc các doanh nghiệp phải thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả để đối phó với tính khắc nghiệt của sự cạnh tranh trên thị trường và sự đe dọa của phá sản. Đặc biệt với đội ngũ công nhân ở Hà Nội thì cố gắng học tập nâng cao trình độ là một điều tất yếu bắt buộc nếu họ không muốn bị thị trường đào thải, hơn nữa muốn kiếm được việc làm thì phải có trình độ học vấn để có điều kiện nâng cao tay nghề. Thực tế trên địa bàn thành phố chứng minh rằng, trong những năm gần đây, tỷ lệ công nhân trẻ, khỏe có trình độ học vấn đạt tỷ lệ cao trong đội ngũ công nhân. Theo số liệu thông kê của liên đoàn lao động thành phố Hà Nội năm 2012 trong 178.914 công nhân trực tiếp sản xuất thì: tiểu học có 1392 (chiếm 0,8%), trung học cơ sở có 23754 (chiếm 13,3%), trung học phổ thông có 153768 (chiếm 85,9%) [39].

Như vậy phần lớn công nhân thủ đô đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chỉ còn một số nhỏ công nhân có trình độ tiểu học, tỷ lệ này đã cao hơn so với bình quân cả nước đây là một lợi thế cho sự phát triển kinh tế Thủ đô. Ngoài ra trình

58

độ học vấn cao của đội ngũ công nhân còn tạo ra lợi thế cơ bản trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để thủ đô tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó khả năng cạnh tranh của lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế được tăng cường, tạo thuận lợi cho quá trình trí thức hóa công nhân ở những bước tiếp theo.

Để nâng cao trình độ học vấn cho giai cấp công nhân trong những năm gần đây thành phố đã quan tâm tới việc đào tạo văn hóa cho công nhân thông qua hình thức học bổ tức văn hóa, học ngoại ngữ, học tin học, vi tính… Từ năm 2007 đến nay, đã có 13.404 công nhân học bổ túc văn hóa, 36.498 người học đại học, 358.319 người học ngoại ngữ, tin học và con số này ngày càng gia tăng. Một điều đáng mừng là tỉ lệ công nhân tham gia các lớp học ngoại ngữ tin học ngày càng tăng năm 2008 có 4.610 người, năm 2010 có 36.980 người năm 2012 có 358.319 người [39]. Học ngoại ngữ để người công nhân có thể vận hành được thiết bị máy móc ngoại nhập và tạo khả năng tiếp thu nhanh công nghệ hiện đại. Khi người công nhân hiểu được nội dung các chữ ghi trên thiết bị điều khiển sẽ tránh được những sai sót trong quá trình vận hành máy móc và có thể tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy hoặc đi học tập ở nước ngoài.

Như vậy chúng ta có thể thấy ngày càng có nhiều công nhân nhận thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao trình độ học vấn, tự giác khắc phục khó khăn về thu nhập, tiền lương và các vấn đề xã hội khác để tự vươn lên hoàn thiện mình bằng việc học tập; học tập văn hóa, học tập trong lao động sản xuất và học tập trong đời sống thực tiễn nhằm thực hiện trí thức hóa chính mình để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì đội ngũ công nhân Hà Nội còn gặp nhiều vấn đề trong quá trình nâng cao trình độ học vấn, trình độ học vấn của đội ngũ công nhân Hà Nội nói chung còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

59

Mặc dù trình độ học vấn của đội ngũ công nhân Hà Nội được nâng lên đáng kể, và là một trong những địa phương cao nhất cả nước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng của Thủ đô cũng như cả nước. Số lượng công nhân có trình độ tiểu học, trung học cơ sở vẫn còn chiếm tỷ lệ cao hơn nữa trình độ học vấn giữa các khu vực trên địa bàn là chưa đồng đều. Trình độ học vấn của công nhân nam cao hơn công nhân nữ, năm 2001 tỷ lệ công nhân nữ tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 16,2% thấp hơn so với tỷ lệ nam 20,6%, công nhân nữ có trình độ trung học cơ sở 23,7%, nam 11,7%, công nhân nữ có trình độ trung học phổ thông 60%, nam 67,7% [22, tr.99]. Sự chênh lệch này có nguyên nhân từ tác động của yếu tố lịch sử, văn hóa, địa lý, kể cả bị ảnh hưởng của quan niệm định kiến giới, vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội mà chung ta phải từng bước khắc phục.

Sự hạn chế về học vấn còn là một trong những khó khăn cho việc vận dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động vào hội nhập kinh tế quốc tế của đội ngũ công nhân Hà Nội nói riêng và toàn bộ giai cấp công nhân Việt Nam nói chung. Mặt khác chất lượng giáo dục đào tạo của Thủ đô cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trí thức hóa công nhân, đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu trí thức hóa công nhân, đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu của sản xuất.

Hạn chế về trình độ học vấn của đội ngũ công nhân ở Hà Nội nói riêng và công nhân cả nước nói chung đã trở thành một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội 11 tháng đầu năm 2012 Hà Nội có 11.835 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 8951 công nhân phải tạm nghỉ việc, mất việc làm. Số lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng, có khoảng 23.000 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong năm [36].

Sự chuyển dịch lao động từ các doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân ngày càng gia tăng. Phần lớn số lao động ở khu vực nhà nước di chuyển tới các doanh nghiệp tư nhân là những người có năng lực chuyên môn kỹ

60

thuật và có khả năng ngoại ngữ. Chính sự chuyển dịch lao động này đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp tư nhân ngược lại đã làm thiệt hại cho các doanh nghiệp nhà nước. Việc di chuyển lao động có chuyên môn , kỹ thuật ở các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn thành phố vừa là hạn chế của bản thân người công nhân về ý thức giai cấp, ý thức chính trị đồng thời vừa là một thực tế khách quan khi mà nhu cầu lao động có trình độ cao ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng cao và gắn liền với nó là điều kiện và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mà các doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng thỏa đáng. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là phải có những chính sách đãi ngộ đối với công nhân, đặc biệt là công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề cao, mặt khác phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao một các liên tục thường xuyên để tránh sự thiếu hụt về nguồn nhân lực này.

Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công nhân ở Hà Nội

Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp không thể chỉ hiểu theo nghĩa đơn thuần công nhân có tay nghề bậc mấy, mà quan trọng hơn là công nhân được đào tạo như thế nào? Kết quả công việc như thế nào? Trên thực tế khi xem xét kỹ năng nghề nghiệp của công nhân chúng ta không chỉ căn cứ theo tiêu chí bậc thợ bởi vì hiện nay, mỗi ngành có số bậc thợ khác nhau. Ngay trong cùng một ngành lại tùy thuộc vào tính chất công việc sản xuất nên chỉ cho phép công nhân có đủ trình độ mới có thể lên hết bậc của ngành. Vì vậy việc đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của công nhân nước ta hiện nay cũng gặp những khó khăn phức tạp nhất định và cũng mang tính chất tương đối.

Theo số liệu thông kê của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội trong số 178.914 công nhân trực tiếp sản xuất thì: số công nhân có trình độ sơ cấp là 22821 (chiếm 12,8%), công nhân có trình độ trung cấp là 28158 (chiếm 15,7%), công nhân có trình độ đại học 48036 (chiếm 26,8%), công nhân có trình độ trên đại học 3225 (chiếm 1,8%) [39]. Như vậy có thể thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học trên địa bàn khá cao so với mặt bằng trung cả nước, đây là một lợi thế để thành phố phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao.

61

Do nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng nguồn nhân lực lao động chất lượng cao trên địa bàn thành phố nên các loại hình đào tạo và chủ thể đào tạo ở thành phố rất đa dạng để đảm bảo sản xuất phát triển, vừa phù hợp với điều kiện bản thân người lao động ở những trình độ khác nhau vừa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ sở đào tạo, chủ doanh nghiệp và bản thân người lao động trong quá trình trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều loại hình đào tạo; chính quy tập trung, tại chức; các trung tâm dạy nghề đoàn thể tư nhân; doanh nghiệp nhận vào làm rồi đào tạo; vừa làm vừa học tại doanh nghiệp…

Ngoài việc đào tạo chính quy lần đầu, trong thời gian làm việc công nhân trong các doanh nghiệp còn được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình bằng nhiều hình thức khác nhau: tự đào tạo và đào tạo lại. Năm 2008 có 1.474 đơn vị tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho 19.234 cho công nhân, năm 2010 có 2.942 đơn vị tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho 193.692, năm 2012 có 10.131 lượt cơ sở tổ chức đào tạo, đòa tạo lai và nâng cao tay nghề cho 149,844 công nhân lao động [34, 35, 36]. Các số liệu trên cho thấy ngày nay không chỉ bản thân người công nhân, Đảng, Nhà nước mà cả doanh nghiệp và toàn xã hội đều quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân - lực lượng lao động nòng cốt, đi đầu tiên phong trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khóa VIII), Đảng ta chỉ rõ: tăng cường quy mô học nghề bằng nhiều hình thức, kế hoạch đào tạo tay nghề phải theo sát chương trình kinh tế - xã hội của từng vùng, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động, cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tăng cường đầu tư, củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng các trường trọng điểm, đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động.

62

Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả. Số lượng người lao động qua đào tạo ngày càng tăng, nhiều trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm mới được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của người lao động có được công ăn việc làm ổn định, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nói chung, đồng thời góp phần thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ trí thức hóa công nhân ngày càng đạt hiểu quả.

Ngày 12/3/2010 Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Hà Nội tổ chức công bố kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2009. Có 14/21 trường đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 (cấp độ cao nhất). Trong số các trường đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 năm 2009 thì có 12 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp. Việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng hiệu quả đào tạo và là cơ sở để các trường đào tạo nghề phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Mặt khác, kết quả kiểm định dạy nghề cũng là những thông tin hữu ích để các nhà tuyển dụng tìm nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chuyên môn, có bài bản, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Bên cạnh các trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề thì Công đoàn các cấp đã phối hợp với các tổ chức liên quan, duy trì phát triển các hình thức thi đua đa dạng, phong phú; vận động công nhân viên, viên chức lao động, phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, tiế kiệm hoàn thành các công trình, sản phẩm mới, kịp thời khen thưởng, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến và nhân rộng điển hình tiến bộ. Công đoàn thành phố đã phát động nhiều phong trào thi đua trong thời kỹ mới: phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo với năng suất chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; phong trào học tập nâng cao trình độ mọi mặt đá ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống các biểu hiện tiêu cực sách nhiễu, phiền hà, làm trái pháp luật, chống các tệ nạn xã hội.. Các phong trào trên địa bàn Thủ đô, trọng tâm là các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động

63

sáng tạo” thời gian qua đã phát triển rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu. Với sự tham gia, đề xuất của Liên đoàn lao động thành phố, danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” trong phong trào “Lao động giỏi”, “Sáng kiến, Sáng tạo Thủ đô” trong phong trào “Lao động sáng tạo” đã trở thành danh hiệu thi đua của Thành phố, được Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng, tôn vinh hằng năm. Các phong trào “Thi đua liên kết phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”, hay các phong trào mang đặc trưng ngành nghề như phong trào của công nhân ngành Xây dựng, Giao thông vận tải, Thương mại du lịch… được duy trì và phát triển rộng rãi, sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo công nhân lao động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của Thủ đô. Từ năm 2007 - 2012 đã có gần 100.000 lượt công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” các cấp, trong đó có gần 10.000 lượt công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở và 597 “Công nhân giỏi Thủ đô”; 56.638 lượt cá nhân đạt danh hiệu “Sáng kiến, Sáng tạo” ở cơ sở, 457 lượt cá nhân được Ủy ban nhân dân – Liên đoàn lao động thành

Một phần của tài liệu Trí thức hóa đội ngũ công nhân ở Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 61)