- Các chi phí phát sinh khác
4.2. Xác định lợi nhuận
Lợi nhuận là phần giá trị mới sáng tạo ra, là phần dư sau khi lấy giá trị sản phẩm trừ đi các khoản chi phí.
Trong thực tế hiện nay người nuôi cá sẵn có ao, lồng, bè, lao động gia đình nên chưa xác định được rạch ròi chi phí ao, lồng, bè, số công lao động của gia đình. Vì vậy, lợi nhuận được tính tương đối như sau:
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
Tổng thu là khoản tiền mà người nuôi thu được từ việc bán cá
Nếu tổng thu > tổng chi phí ta sẽ có lợi nhuận > 0 thì lợi nhuận được tính như trên được gọi là lãi.
Nếu tổng thu = tổng chi, gọi là hòa vốn
Nếu Tổng doanh thu < chi phí kinh doanh ta sẽ có lợi nhuận < 0, gọi là lỗ.
Bảng 6.5.1. Tính hiệu uả nuôi
TT NỘI DUNG Đ.VỊ TÍNH CHU KỲ 1 CHU KỲ 2 CHU KỲ 3
1 Chi phí thức ăn (1) 2 Chi phí giống (2) 3 Chi phí khác (3) 4 Tổng chi (4) [= (1) + (2) + (3)] 5 Giá thành sản phẩm (5) [= (4) : sản lượng ] 6 Giá bán (6) 7 Tổng thu (7) [= sản lượng x (6)] 8 Lợi nhuận [= (7) – (4)]
5. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm
Kết quả nuôi cá diêu hồng, cá rô phi qua nhiều năm được ghi nhận như sau: - Năng suất trung bình:
+ Nuôi ao thâm canh: 10 - 20 tấn/ha + Nuôi lồng, bè: 30 - 40kg/m3
- Trọng lượng trung bình: 500 g/con - Tỉ lệ sống: 80%
- Hệ số thức ăn: 1,5 – 1,8
Người nuôi có thể dựa vào kết quả trên để so sánh, đánh giá với kết quả nuôi ở cơ sở của mình
Bảng 6.5.2. Kết uả nuôi
TT NỘI DUNG Đ.VỊ TÍNH CHU KỲ 1 CHU KỲ 2 CHU KỲ 3
1 Ngày thả
2 Ngày thu hoạch
3 Thời gian nuôi Ngày
4 Kích thước ao nuôi, lồng, bè nuôi
m2
5 Số lượng cá thả Con
6 Mật độ Con/ m2
7 Lượng cá thu hoạch Kg
8 Năng suất Tấn/ha
9 Cỡ cá thu hoạch Con/kg
10 Tỷ lệ sống %
11 Lượng thức ăn sử dụng Kg
12 Tỷ lệ tăng trung bình g/con/ngày
Để cho các vụ nuôi tiếp theo đạt kết quả tốt hơn, người nuôi cần có những nhận xét rút kinh nghiệm xem những việc nào đã thực hiện tốt, những việc nào thực hiện chưa tốt, với những nội dung sau:
Bảng 6.5.3. Nhận xét, rút kinh nghiệm ua vụ nuôi
TT Nội dung Kết quả
thực hiện
Rút kinh nghiệm
1 Chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi
Cải tạo ao nuôi
Vệ sinh lồng, bè trước khi nuôi Xử lý nước trước khi thả giống
2 Lựa chọn và thả giống Nơi bán giống Chọn con giống Mật độ, mùa vụ thả giống 3 Chăm sóc, quản lý Lựa chọn thức ăn
Chế biến, bảo quản thức ăn Cho cá ăn
Kiểm tra tăng trọng Xử lý nước
Quản lý ao, lồng, bè nuôi
4 Phòng trị bệnh
Phòng bệnh Xử lý bệnh
5 Thu hoạch và tiêu thụ
Tiêu thụ cá Thu hoạch cá
Vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ
6 Các nội dung khác
6. Quản lý hồ sơ nuôi
Trong Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thì các cơ sở nuôi thủy sản phải ghi nhật ký và lưu giữ toàn bộ hồ sơ về hoạt động sản xuất để phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phẩm sau này.Nội dung nhật ký và hồ sơ lưu gồm:
- Các thông tin về cá giống: số lượng, chất lượng, tình trạng sức khỏe, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống.
- Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lượng môi trường nước và sức khỏe cá nuôi.
- Các thông tin về thức ăn: lượng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi. - Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của cá sau khi sử dụng.
- Tốc độ sinh trưởng của cá: kiểm tra tốc độ sinh trưởng (trọng lượng) của cá 15 ngày/lần.
- Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ cá, năng suất, sản lượng, phương thức thu hoạch và giao sản phẩm.
- Các thông tin cần thiết khác.
Một số biểu mẫu trong nuôi cá (Xem phần phụ lục)
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:
1.1. Tỷ lệ sống là gì? Cho ví dụ
1.2. Cho biết năng suất trung bình của cá diêu hồng, cá rô phi nuôi trong ao và trong lồng, bè?
1.3. Hệ số thức ăn FCR là gì? Hãy cho biết hệ số thức ăn trung bình của cá diêu hồng, cá rô phi khoảng bao nhiêu?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập số 6.5.1: Tính lợi nhuận cho một vụ nuôi cá biết: + Năng suất bình quân: 16 tấn/ha/vụ
+ Diện tích ao nuôi: 2500m2
+ Chi phí sản xuất trung bình: 60.000.000 đồng
+ Các khoản chi phát sinh khác: chiếm 10% chi phí sản xuất trung bình + Giá bán bình quân tại thời điểm thu hoạch là: 30.000 đồng/kg cá.
2.2. Bài tập số 6.5.2. Đánh giá kết quả nuôi, rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo
C. Ghi nhớ:
- Thực hành thu mẫu để ghi lại trọng lượng cá trung bình; tỷ lệ sống của cá phải ngẫu nhiên, đại diện.
- Tính chi phí, lợi nhuận phải chính xác, cẩn thận.
- Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi sau phải với điều kiện thực tế, khả thi. - Cần ghi nhật ký và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:
1. Vị trí:
Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Chuẩn bị ao; Chuẩn bị lồng, bè; Chọn và thả giống; Chăm sóc và quản lý; Phòng trị bệnh. Mô đun có phần lý thuyết để giới thiệu, phần nội dung thực hành và bài tập.
2. Tính chất:
Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Xác định thời điểm thu hoạch; Thu hoạch và bảo quản; Vận chuyển cá thương phẩm và đánh giá kết quả nuôi. Mô đun được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại nuôi có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá.
II. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch;
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Kỹ năng:
- Chọn được nơi tiêu thụ cá;
- Xác định đúng thời điểm thu hoạch;
- Thực hiện được các thao tác thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá đúng kỹ thuật;
- Tính được kết quả của quá trình nuôi. 3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ qui định an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại
bài dạy
Địa điểm điểm
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
Mã bài Tên bài Loại bài dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* an toàn chất lượng cá thương phẩm MĐ06-02 Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Tích hợp Cơ sở sản xuất 8 2 6
MĐ06-03 Bài 3. Chuẩn bị thu hoạch Tích hợp
Cơ sở sản
xuất 16 2 14
MĐ06-04 Bài 4. Thu hoạch và vận chuyển Tích hợp
Cơ sở sản xuất
18 2 14 2
MĐ06-05 Bài 5. Đánh giá kết quả nuôi Tích hợp
Cơ sở sản xuất
12 2 8 2
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng
60 10 42 8
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành
4.1. Bài tập số 6.1.1. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch
- Mục tiêu: Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch
- Nguồn lực: Nội dung thảo luận nhóm, giấy Ao, viết lông, bảng
- Cách thức thực hiện: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm từ 5 - 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Thảo luận nội dung + Trình bày nội dung
- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và trình bày 15 phút.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Trình bày được các nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch
4.2. Bài thực hành số 6.2.1. Kiểm tra sức khỏe của cá qua hoạt động và qua hình thái.
- Mục tiêu: Đánh giá được sức khỏe của cá trước khi thu hoạch
- Cách thức tổ chức: chia mỗi nhóm 5- 6 học viên - Nhiệm vụ cá nhân:
+ Quan sát hoạt động của cá + Quan sát hình thái của cá + Đánh giá sức khỏe của cá - Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên đánh giá đúng sức khỏe của cá nuôi.
4.3. Bài thực hành số 6.2.2. Kiểm tra khối lượng trung bình của cá trước khi thu hoạch
- Mục tiêu: Xác định được khối lượng trung bình của cá trước khi thu hoạch
- Nguồn lực: Ao, lồng, bè nuôi cá tại trại nuôi hoặc hộ gia đình, chài, vợt thu mẫu; cân đồng hồ, giấy, viết.
- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 - 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Thu mẫu cá + Cân cá
+ Tính khối lượng trung bình của cá - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả xác định cỡ cá của các nhóm.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên xác định đúng khối lượng trung bình cá trong ao tại thời điểm thực hành.
4.4. Bài thực hành số 6.3.1.Thu mẫu, dự tính khối lượng đàn cá thu hoạch
- Mục tiêu: Dự tính được khối lượng đàn cá thu hoạch
- Nguồn lực: Ao, lồng, bè nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, chài, vợt thu mẫu cá; cân đồng hồ, giấy, viết.
- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5- 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Thu mẫu cá + Cân cá
+ Dự tính khối lượng đàn cá thu hoạch - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên xác định đúng khối lượng trung bình, dự tính được khối lượng đàn cá thu hoạch.
4.5. Bài thực hành số 6.3.2. Chuẩn bị bể lót bạt chứa cá - Mục tiêu: Làm được nơi chứa cá bằng bể lót bạt
- Nguồn lực: Tấm bạt, gỗ, dây chì, đinh, búa
- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5- 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Làm khung gỗ + Lót bạt
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: Bể lót bạt chắc chắn, bằng phẳng, đều đặn
4.6. Bài thực hành số 6.4.1. Thực hành thu hoạch cá tại cơ sở nuôi - Mục tiêu: Thực hiện được việc thu hoạch cá
- Nguồn lực: Ao, lồng, bè nuôi cá tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, máy bơm, lưới kéo, cân, rổ, sọt, bể chứa cá, sổ ghi chép, bút
- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 – 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Kéo lưới (hay thu lưới) + Thu cá
+ Cân cá và tính khối lượng + Chuyển cá vào bể chứa - Thời gian hoàn thành: 6 giờ.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thao tác đúng kỹ thuật và sản lượng thu hoạch của các nhóm.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Học viên thực hiện thu hoạch đúng kỹ thuật.
+ Lượng cá trong mỗi mẻ lưới là kết quả đánh giá của từng nhóm.
4.7. Bài thực hành số 6.4.2. Thực hành vận chuyển cá sống - Mục tiêu: Vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ, tỉ lệ sống trên 98%
- Nguồn lực: Nguyên liệu cá diêu hồng, cá rô phi sống; đá xay; nước sạch; thùng cách nhiệt; nhiệt kế; dụng cụ sục khí.
- Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 – 6 học viên/nhóm, mỗi nhóm thực hành cho một thùng cá phục vụ vận chuyển sống.
- Nhiệm vụ của mhóm: + Chuẩn bị dụng cụ
+ Đong (cân) nước cho nước vào thùng + Cân cá cho vào thùng
+ Sục khí
+ Vận chuyển đến điểm tiêu thụ - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Học viên thực hiện các bước bảo quản cá sống đúng yêu cầu kỹ thuật; + Sau 4 giờ, tỉ lệ cá sống phải đạt trên 98%.
4.8. Bài tập số 6.5.1: Tính lợi nhuận cho một vụ nuôi cá biết: + Năng suất bình quân: 16 tấn/ha/vụ
+ Diện tích ao nuôi: 2500m2
+ Chi phí sản xuất trung bình: 60.000.000 đồng
+ Các khoản chi phát sinh khác: chiếm 10% chi phí sản xuất trung bình + Giá bán bình quân tại thời điểm thu hoạch là: 30.000 đồng/kg cá. - Tiêu chí: Tính được hiệu quả kinh tế của vụ nuôi cá
- Nguồn lực: máy tính, đề bài.
- Cách thức: mỗi học viên nhận một đề bài và thực hiện. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên tính đúng kết quả lợi nhuận vụ nuôi cá dựa trên các thông tin giáo viên cung cấp.
4.9. Bài tập số 6.5.2: Đánh giá kết quả nuôi, rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo
- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy Ao, viết lông, bảng - Cách thức: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 5 – 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Đánh giá kết quả nuôi
+ Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo + Trình bày nhóm
- Thời gian hoàn thành mỗi nhóm: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi; các nhóm thảo luận, viết trên giấy Ao, đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi; giáo viên nhận
xét, đánh giá, kết luận.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các nhóm trình bày được các nội dung về đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi cá.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài thực hành số 6.1.1. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Hoạt động nhóm Giáo viên quan sát hoạt động các nhóm
2. Trình bày nội dung Nội dung đầy đủ, trình bày rõ ràng
3. Thời gian Đúng thời gian qui định
Đánh giá chung: Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch
Giáo viên quan sát, lắng nghe và nhận xét
5.2. Bài thực hành số 6.2.1. Kiểm tra sức khỏe của cá qua hoạt động và qua hình thái.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ
2. Quan sát hoạt động của cá Mức độ quan sát, nhận xét của học viên 3. Quan sát hình thái của cá Mức độ quan sát các bộ phận cơ thể cá Đánh giá chung: Đánh giá được
sức khỏe của cá
Giáo viên quan sát học viên thực hiện thao tác kỹ thuật
5.3. Bài thực hành số 6.2.2. Thu mẫu cá để kiểm tra khối lượng trước khi thu hoạch
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Thu mẫu kiểm tra Đúng phương pháp
Cân cá Chính xác