Chuẩn bị nhân công

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ06 -Thu hoạch và tiêu thụ cá diêu hồng cá rô phi (Trang 26)

C. Ghi nhớ

6.Chuẩn bị nhân công

Khi thu hoạch, để đảm bảo cá khỏe mạnh, thì cần phải đủ nhân công có sức khỏe, kinh nghiệm, để thực hiện các công việc cho nhanh lẹ

- Đối với ao nuôi, các công việc chính khi thu hoạch: bơm nước; kéo lưới; xúc cá; chuyển cá vào nơi chứa. Thông thường, với diện tích ao khoảng 500m2, dự kiến khối lượng thu hoạch khoảng 7 - 8 tấn thì cần chuẩn bị khoảng 15 - 20 nhân công thu hoạch.

- Đối với lồng, bè nuôi, việc thu hoạch cá tương đối nhẹ hơn so với ao vì chỉ cần thu lưới lồng là xúc cá. Mỗi đợt thu hoạch cho lồng nuôi cần 8 - 10 nhân công

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

1.1. Viết hợp đồng bán cá

1.2. Liệt kê các dụng cụ, qui cách, dùng để thu hoạch cá

2. Bài tập thực hành:

2.1. Bài thực hành số 6.3.1.Thu mẫu, dự tính khối lượng cá thu hoạch 2.2. Bài thực hành số 6.3.2. Chuẩn bị bể lót bạt chứa cá

C. Ghi nhớ:

Chuẩn bị cho thu hoạch cá:

- Dự tính khối lượng cá thu hoạch - Hợp đồng bán cá với cơ sở tiêu thụ

Bài 4. THU HOẠCH VÀ V N CHUYỂN Mã bài: MĐ 06-04

Giới thiệu bài:

Thu hoạch và vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ là công đoạn cuối của quá trình nuôi. Chất lượng cá sau thu hoạch cũng như hiệu quả của quá trình nuôi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như xác định đúng thời gian thu hoạch; thời tiết, sức khỏe cá; phương pháp và kỹ thuật đánh bắt, vận chuyển.

Mục tiêu:

- Sử dụng được các dụng cụ thu hoạch cá; - Thực hiện việc thu hoạch và vận chuyển; - Ý thức về chất lượng, vệ sinh thực phẩm.

A. Nội dung: 1. Thu hoạch cá

1.1. Thu hoạch cá nuôi trong ao Bơm (hoặc tháo) nước ao: Bơm (hoặc tháo) nước ao:

- Mực nước trong ao còn khoảng 0,8 – 1m thì thuận tiện cho việc kéo kưới thu hoạch. Tùy theo điều kiện của ao nuôi mà làm giảm bớt nước bằng máy bơm hoặc tháo nước qua cống thoát.

Hình 6.4.1. Bơm nước ao

- Dự tính thời gian bơm nước sao cho nước cạn vào sáng sớm hoặc chiều tối ngày dự kiến bắt cá. Nếu dự kiến thu hoạch cá vào sáng sớm thì cần tiến hành bơm nước từ đêm và tiến hành thu cá ngay từ sáng sớm càng tốt.

Kéo lưới thu hoạch cá:

Bước 1. Thả lưới:

Thả lưới ở một đầu ao thích hợp, có độ sâu mực nước thấp, hướng kéo lưới thuận theo chiều gió và kiểm tra đường lưới sau thả tránh để cuốn lưới, treo lưới.

Hình 6.4.2. Thả lưới

Bước 2. Kéo lưới:

Kéo lưới dưới nước phải được đảm bảo giềng phao luôn nổi trên mặt nước, giềng chì luôn sát đáy. Kéo đều hai đầu lưới, để cho lưới cong tự nhiên.

Hình 6.4.3. Kéo lưới

Bước 3. Thu lưới

- Khi tới bờ đối diện, lựa chọn vị trí thích hợp để thu lưới bắt cá.

- Khi thu lưới thì kéo giềng chì, thu phần lưới, tiếp theo là là kéo giềng phao và thu đều hai đầu lưới.

Bước 4. Thu cá

Người đứng dưới ao dùng rổ xúc cá cho vào sọt, chuyền cho người đứng trên bờ để nhanh chóng đưa cá đến nơi chứa.

Hình 6.4.5. Thu cá

Bước 5. Rửa cá để loại bỏ rác, sình đất trước khi chuyển vào nơi chứa.

Hình 6.4.6. Rửa cá

1.2. Thu hoạch cá nuôi trong lồng, bè

Bước 1. Thu lưới lồng:

Tháo dây cột lưới và thu lưới lồng để cho cá gom lại.

Bước 2. Xúc cá:

Dùng rổ, sọt nhựa xúc cá cho vào thùng

Hình 6.4.8. Xúc cá

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ06 -Thu hoạch và tiêu thụ cá diêu hồng cá rô phi (Trang 26)