Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực truyền thống

Một phần của tài liệu Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 THPT (nâng cao) theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 26)

phát triển năng lực truyền thống

Phương pháp KTĐG truyền thống thường là bài kiểm tra bao gồm: kiểm tra TNKQ và tự luận, được cụ thể hóa thành các câu hỏi lựa chọn hoặc câu hỏi mở, được thực hiện dưới dạng viết, nói, thực hành, do giáo viên biên soạn hoặc là bài kiểm tra chuẩn hóa

- Công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS tho phương pháp truyền thống bao gồm:

* Tư luân

• •

TL là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình. Đây là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dùng để ra đề KT viết. Loại trắc nghiệm này có ưu, nhược điểm như sau:

- Ưu điểm: Tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận của mình do đó có thể ĐG được hoạt động này của HS; có thể thấy được quá trình tư duy của HS để đi đến đáp án, nhờ đó mà ĐG chính xác hơn về trình độ, năng lực của HS.

- Nhược điểm:Do HS tự viết câu trả lời và bài giải nên phương án trả lời của HS cũng rất đa dạng và phong phú. Việc ĐG các phương án ừả lời cũng như bài giải này sẽ thiếu tính khách quan vì phụ thuộc nhiều vào chủ quan của ngưòi chấm; việc chấm bài khó khăn, mất nhiều thòi gian; điểm số có độ tin cậy thấp vì khó xác định được một cách đơn ừị các tiêu chí ĐG, cũng như chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên (tâm trạng và sự mệt mỏi của người chấm, thứ tự các bài chấm, chữ viết...) có thể ảnh hưởng đến việc cho điểm. Việc sử dụng các

phương tiện kỹ thuật hiện đại để chấm bài cũng như phân tích câu hỏi, đề KT, đặc biệt là khi KTĐG một số lớn HS gặp nhiều khó khăn.

* Trắc nghiệm khách quan

- TNKQ là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lòi thì câu trả lòi phải là câu ngắn và chỉ có duy nhất một cách viết đúng. Trắc nghiệm này được gọi là “ khách quan” vì tiêu chí ĐG là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm.

- Một số dạng trắc nghiệm khách quan thường dùng:Có 5 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tuy nhiên trong thực tế người ta thường sử dụng 4 loại câu hỏi trắc nghiệmsau đây: ghép đôi, điền khuyết, sắp lại thứ tự và câu hỏi nhiều lựa chọn.

+ Loại câu hỏi TN nhiều lựa chọn (Multiple choise question- MCQ): Đây là loại câu hỏi được sử dụng rộng rãi nhất. Dạng câu hỏi này thường đưa ra 1 nhận định và 4 đến 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào 1 phương án đúng hoặc đúng nhất. Khi viết câu hỏi TN thì điều quan trọng là phải làm sao cho những câu nhiễu "hấp dẫn" gàn giống với câu đúng, bắt buộc HS phải đọc kỹ bài học, dùng các thao tác lập luận chính xác mói có thể phát hiện sự thiếu chính xác của câu nhiễu, từ đó phát hiện câu trả lời đúng.

+ Loại câu hỏi TN điền khuyết: có 2 dạng gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn hoặc những câu phát biểu có một hay nhiều chỗ trống mà HS phải điền những cụm từ hay những con số thích hợp vào chỗ trống đó. Nói chung đây là loại câu TN có câu trả lời "tự do", HS có cơ hội trình bày những ý tưởng sáng tạo của mình.

+ Loại câu TN trả lời ngắn: Với loại câu TN này, HS phải sắp lại thứ tự các dòng để có được một đoạn văn bản hợp lý, hợp logic. Khi soạn câu hỏỉ phải diễn đạt câu hỏi một cách tường minh, chú ý cấu trúc ngữ pháp. Dùng những câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách diễn đạt đơn giản nhất.

+ Loại câu hỏi TN ghép đôi: Câu hỏi, bài tập dạng này thường gồm 2 cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. HS phải chọn những kết hợp hợp lý giữa 1

dòng của cột này vói 1 hay những dòng thích hợp của cột kia.Khi soạn câu hỏi TNKQ dạng ghép đôi phải chú ý cột câu hỏi và cột trả lời không nên bằng nhau, nên có số câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn; dãy thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến nhau.

-Phân tích câu hỏi và để thi trắc nghiệm

Phân tích thống kê các câu hỏi TN để xem xét từng câu hỏi cũng như toàn bộ bài TN có đạt được những mục đích đề ra hay không. Điều đó phụ thuộc vào mục đích của bài TN.

Nguyên tắc chung để phân tích câu hỏi của một bài TN là ta thường so sánh câu trả lời của mỗi câu hỏi đó với điểm số chung của toàn bài với mong muốn có nhiều học sinh (ở nhóm khá giỏi) và đồng thòi có ít học sinh (ở nhóm yếu) trả lời được câu hỏi đó, nghĩa là phổ các điểm của một lớp học sinh phải trải càng rộng càng tốt. Nếu không đạt được điều đó, có thể câu hỏi TN soạn chưa chính xác hoặc nội dung kiến thức chưa được dạy đúng yêu cầu.

Việc phân tích câu trả lời của học sinh xác định các chỉ số về độ khó, độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy của một câu hỏi, một bài TN.

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam và trên thế giói, trong mẫu phân bố chuẩn, người ta thường chia mẫu học sinh thành 3 nhóm:

- Nhóm điểm cao (H): chọn 27 % học sinh đạt điểm cao nhất (có thể dao động trong khoảng từ 25 % - 33 %)

- Nhóm điểm thấp (L): chọn 27 % học sinh đạt điểm thấp nhất (có thể dao động trong khoảng từ 25 % - 33 %)

- Nhóm trung bình (M): khoảng 46 % học sinh còn lại.

Việc chia nhóm chỉ là tương đối, đối với các lớp ít học sinh thì sai số thống kê là khá lớn.

a, Đ Ộ K H Ó C Ủ A C Â U /ỉởỉ':Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải

xem câu hỏi đó là khó đối với đối tượng nào. Nhờ việc thể nghiệm trên các đối tượng

học sinh phù hợp, ngưòi ta có thể đo độ khó bằng công thức: p — ° F °

Trong đó R là số học sinh làm bài đúng, n là số học sinh tham gia làm bài.

Theo tác giả Dương Thiệu Tống, có thể phân loại độ khổ của một câu hỏi theo kết quả trả lòi của học sinh như sau:

- Nếu p > 70% : là câuTN dễ

- Nếu p G (40% - 70%) : là câu TN có độ khó trung bình

- Nếu p e (30% -40%) : là câu TN tương đối khó - Nếu p < 30% : là câuTN khó

b, Đ Ộ P H Â N B I Ệ T . Đ Ộ phân biệt (hay còn gọi là độ bách phân)

là độ đo khả năng của câu hỏi phân biệt rõ kết quả bài làm của một nhóm HS có năng lực khác nhau.

Công thức tính độ phân biệt: D = ^ T %

Trong đó: С- là số ngưòi trong nhóm cao trả lời đúng câu TN T - là số người trong nhóm thấp trả lời đúng câu TN

n- là tổng số học sinh dự thi TN Phân loại chỉ số D của một câu TN là: - Nếu D > 40% : độ phân biệt rất tốt. - Nếu D e (30% -39%) : độ phân biệt tốt

- Nếu D e (20%—29%) : độ phân biệt tiling bình

- Nếu D < 19% : độ phân biệt thấp.

+ Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi tốt: Sau khi đã phân tích và tính toán thì các câu hỏi thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào danh mục các câu hỏi hay.

- Độ khó:40% < P < 60% - Độ phân biệt: D > 30%

c, Đ Ộ G I Á T R Ị C Ủ A B À I T R Ắ C N G H Ỉ Ệ N V L A khái niệm cho

biết mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng cái mà nó định đo.

Độ giá trị sẽ giúp chúng ta biết được TN ta đang dùng có giúp chúng ta rút ra kết luận đúng vào đặc điểm cần nghiên cứu hay không.

Một bộ bài tập TN muốn có độ giá tri tốt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các bài tập TN phải tiêu biểu cho một hệ thống cơ bản các bài tập. - Số bài tập TN phải đủ lớn để KTĐG.

- Hệ thống cơ bản các bài tập phải phản ánh đúng đặc điểm, mục đích cần đánh giá.

Vì vậy khi soạn thảo đề TN cần xác định rõ cấu trúc các bài tập của nó. Độ gía trị liên quan chặt chẽ đến mục đích và đối tượng kiểm tra. Ta phân biệt có các loại giá trị sau:

- Độ giá trị tiên đoán: tò điểm số trong kì thi TN của mỗi học sinh, chúng ta muốn tiên đoán mức độ thành công trong học tập của học sinh đó ừong tương lai.

- Độ giá tri đồng thời: nói lên sự tương quan giữa các điểm số của bài TN với sự đo đồng thời các tiêu chí khác có liên quan mà bài TN muốn đo lường.

- Độ giá trị nội dung: là mức độ bao trùm một cách thỏa đáng nội dung cụ thể của từng môn học, thì bài TN đó được coi là có độ giá trị về nội dung.

“Trước khi xác định tính chất giá trị này, chúng ta nêu rõ mục tiêu giảng dạy, loại khả năng hoặc kiến thức phải nắm sau khi học tập, các tài liệu học sinh càn phải đọc, tính quan trọng tương đối giữa các phàn trong chương trình. Như vậy, mức độ giá ttị được ước lượng bằng cách so sánh nội dung đề cập trong các câu hỏi và nội dung của chương trình chứ không dựa trên hệ số giá tri đi từ việc khảo sát thực nghiệm như hai trường hợp trên”.

- Độ giá trị cấu trúc: là giá trị liên quan đến các loại học tập được qui định trong các mục tiêu dạy và học, chẳng hạn một bài TN gồm những câu hỏi chỉ đề cập đến khả năng như học thuộc lòng các công thức, các định lí thì không có giá trị đo lường kiến thức thông hiểu, phân tích, tổng họp.

d, Đ Ộ T I N C Ậ Y C Ủ A B À I T R Ắ C N G H I Ệ M : Độ tin cậy

thường được định nghĩa: như là mức độ chính xác của phép đo, tức là bài TN tốt phải đo được cái càn đo ở mức độ chắc chắn và chính xác nhất có thể được.

Theo Quentin Stodola và Kalmer Stordahl: “Vé mặt lý thuyết, độ tin cậy có thể được xem như là một sổ đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát và điểm

Theo tác giả Dương Thiệu Tống: “Một bài trắc nghiệm được xem là đáng tin cậy khi nó cho ra những kết quả có tính vững chắc, ổn định. Điềunày có nghĩa là, nếu làm bài trắc nghiệm ẩy nhiều lần mỗi học sinh vẫn sẽ giữ được thứ hạng tương đối của mình trong nhóm ”[26].

Trong thực nghiệm, để ước tính độ tin cậy của một bài TN, người ta thường sử dụng các công thức sau:

í X ’ \

* Công thức Kuder - Richardson (KR20): R = Trong đó k - là số lượng câu TN

p - là tỉ lệ những câu tó lời đúng đối với một câu hỏi riêng biệt q - là tì lệ những câu trả lời sai đối với một câu hỏi riêng biệt s - là độ sai lệch chuẩn của điểm số bài

* Công thức KR2:

Khi mức độ khó của các câu hỏi bằng nhau, người ta dùng công thức

M2

M-R = R =

k-1

Trong đó: k - là số lượng câu TN M - là điểm trung bình của bài TN s - là độ sai lệch chuẩn của điểm số bài TN

* Công thức Spearman - Brown:

Nếu chiều dài của bài TN tăng lên k lần sẽ làm tăng độ tin cậy ban đầu lên thành Rk theo công thức: Rk = -—^ ——

1 + (k — 1)R

I.4.2.I. Phưong pháp kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực không truyền thống

Phương pháp này bao gồm các kiểu KTĐG: Quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, nhật kí người học, bài báo thường kì, bài tập lớn, đánh giá thực hành, tự đánh giá và đánh giá đồng cấp.

3

1

-Phương pháp quan sát:

+ Dùng để tìm hiểu một phần nhỏ về kiến thức, chưa tìm hiểu nhiều về kĩ năng, cách học tập và thông tin về cảm xúc của HS.

+ Mục tiêu: Khẳng định những dự đoán về KQHT của HS và khám phá ra những khía cạnh mới mà trước đây chưa được biết.

+ Yêu cầu: Phải phân tích tình huống một cách có hệ thống và sáng tạo, ừánh định kiến cũng như những quan sát không mang tính đánh giá.

-Phương pháp phỏng vẩn sâu và hội thảo:

+

Mục tiêu: Có thông tin về quá trình học tập của HS

+ Yêu cầu: HS được thể hiện ý tưởng cá nhân, GV giữ đúng vai trò là người cố vấn.

+ Tiến hành: Trước hoặc sau một hoạt động chính khóa.

+ Cách làm: Có thể sử dụng một danh sách câu hỏi để làm khung cho cuộc phỏng vấn nhung cũng có thể phỏng vấn dưói dạng mở, chỉ dựa vào số ít câu hỏi hoặc có thể hoàn toàn không dựa vào câu hỏi. Câu hỏi nếu có cũng có thể tập trung vào các kĩ năng tuy duy và kiến thức, cảm xúc khác nhau.

-Phương pháp nhật kí người học, bài thu hoạch học tập hàng ngày, báo cáo thường kỳ:

+

Cách làm: Yêu cầu HS ghi lại những gì đã học và những gì họ cảm

nhận được mỗi ngày.

+ Ưu điểm: Tài liệu này chứa đựng một lượng thông tin lớn và quý giá để đánh giá, bao gồm các thông tin tự đánh giá của HS và các đặc điểm tâm lí khác.

+ Hạn chế: Phương pháp đánh giá này thường chỉ dừng ừong đánh giá quá trình và phụ thuộc nhiều bởi tính chủ quan của HS.

-Phương pháp đánh giá dựa trên thực hành:

+

Cách làm: Đưa ra các dạng bài tập yêu cầu HS suy nghĩ và thực hành

một nhiệm vụ học tập, có thể là ở dạng bài tự luận hoặc giải một bài toán, làm một đề tài nhỏ.

+ ưu điểm: Có thể thu thập được những minh chứng mà không có phương pháp nào thu được YÍ dụ như về kĩ năng giải quyết vấn đềm khuyến khích học sinh học tập theo tư duy bậc cao.

+ Khó khăn: Đảm bảo độ tin cậy của kết quả, việc đảm bảo kiểm ưa hết các nội dung học tập, việc định nghĩa NL, tổ chức đánh giá và chấm bài.

- Tự đánh giá và đánh giá đồng cấp:

Tự đánh giá là việc HS tự đánh giá chính mình dựa ttên các tiêu chí giống như đánh giá của GV. Đánh giá đồng cấp là khi các đối tượng HS tham gia đánh giá lẫn nhau dựa trên tiêu chí đã xác đinh.

Một phần của tài liệu Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 THPT (nâng cao) theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w