KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 59)

2.4.1. Kết quả điều tra về tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp ở lợn rừng nuôi tại trại chăn nuôi động vật hoang dã thuộc Chi nhánh công ty NC&PT động thực vật bản địa.

Kết quảđiều tra tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp của đàn lợn rừng nuôi tại trại chăn nuôi động vật hoang dã thuộc Chi nhánh công ty nghiên cứu & phát triển

động thực vật bản địa được trình bày tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình nhiễm bệnh hô hấp ở lợn rừng nuôi tại Trại chăn

nuôi động vật bán hoang dã

STT Diễn giải Đơn vị tính Kết quả

1 Tổng số lượt lợn theo

dõi con 602

2 Số lượt lợn mắc bệnh con 106

3 Tỷ lệ mắc % 17,61

Ghi chú: Tổng số lượt lợn theo dõi là số lợn nuôi từng tháng trong thời gian thí nghiệm.

Kết quả điều tra cho thấy, trong thời gian thí nghiệm, chúng em theo dõi tổng số 602 lượt con lợn nuôi từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2014, trong đó có 106 con nhiễm bệnh đường hô hấp. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp của lợn rừng là 17,61%. Đây là một con số cần suy nghĩ trong chăn nuôi lợn rừng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn rừng trong nghiên cứu của chúng em là chưa cao. Nguyễn Xuân Bình và cs (2007) [2] nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi – màng phổi

ở lợn nhà đã rút ra kết luận như sau: Lợn thịt giai đoạn 2-3 tháng tuổi tỷ lệ

mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể.

Như chúng ta đã biết, ở ngoài tự nhiên lợn rừng có khả năng thích nghi tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao. Tuy nhiên trong điều kiện chăn nuôi

theo phương thức bán chăn thả thì có khá nhiều lợn bị nhiễm bệnh đường hô hấp. Việc nuôi với mật độ cao (Thông thường khoảng 20-30 con/một đàn) là nguyên nhân gây nên hội chứng hô hấp của lợn. Một nguyên nhân nữa bãi chăn thả không có bóng cây, lợn thường xuyên tiếp xúc với thời tiết thay đổi (nắng, mưa, gió rét…). Vì vậy, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cần chú ý công tác phòng và trị bệnh đường hô hấp, để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao. Khu chăn thả cần có bóng cây hoặc phên che nắng mưa, hoặc hạn chế thả

lợn trong những thời tiết bất lợi, dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp.

2.4.2. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo lứa tuổi

Kết quảđiều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo lứa tuổi của lợn thí nghiệm được trình bày tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi

Tuổi lợn (Tháng tuổi) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) SS – >2 90 5 5,56 2– >3 85 10 11,76 3– > 4 82 15 18,29 4– > 5 88 20 22,73 5– >6 86 25 29,07 6– >7 96 16 16,67 7– >8TT 75 10 13,33 Tính chung 602 106 17,61

Kết quả theo dõi cho thấy, ở các giai đoạn tuổi, tỷ lệ lợn nhiễm bệnh

tuổi và giảm dần từ 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi. Giai đoạn sơ sinh tỷ lệ

nhiễm chỉ là 5,56%. Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 18,29 %. Giai

đoạn 5 - 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm là 29,07%, giai đoạn 6 – 7 16,67% và giai

đoạn 7 – 8 tháng tuổi thì tỷ lệ nhiễm chỉ là 13,33 %. Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ giữa tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp với lứa tuổi của lợn, lợn từ 3 – 6 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao, lợn trong giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi và từ 7 – 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp thấp hơn.

Điều này theo chúng em, một phần là tính mẫn cảm của lợn giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi đối với bệnh đường hô hấp cao hơn các giai đoạn còn lại. Cùng với

đó là giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi khi lợn lớn hơn, khả năng chống bệnh tốt hơn, nên mức độ nhiễm bệnh giảm xuống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 59)