Bệnh viêm phổi lợn do P.multocida gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 38)

* Nguyên nhân:

Vi khuẩn P. multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tụ

huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, P. multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây lên bệnh viêm phổi lợn.

* Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng

- Thể quá cấp tính: Con vật chết đột ngột, có hiện tượng xung huyết và xuất huyết khắp cơ thể, bại huyết, các niêm mạc và phủ

tạng tụ máu, thấm tương dịch, nhất là ở tim có điểm xuất huyết, hạch lâm ba sưng đỏ, thủy thũng, thấm nước, hầu viêm, thấm tương dịch, lách sưng tụ máu, thận ứ máu. Da có nốt đỏ hoặc tím bầm, phổi xuất huyết, thủy thũng, thấm tương dịch (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [9]; (Nguyễn Xuân Bình, 2005) [2].

- Thể cấp tính:

Con vật có bệnh tích thùy phế viêm và tụ máu tứng đám, nhất là vùng sâu và phía sau phổi có nhiều vùng gan hóa cứng ở các thời kỳ khác nhau, thấm tương dịch đỏ nhạt, khi cắt thấy có vân, có hạt nhiều màu sắc, các mô cứng nổi lên, có nhiều ổ hoại tử, viền màu vàng bẩn, tổ chức liên kết giữa các tiểu thùy dày lên, thấm nước thủy thũng nhưng không xuất huyết. Khí quản phế quản tụ máu, xuất huyết có bọt nhớt màu hồng. Màng phổi viêm dính vào lồng ngực, có khi có chấm xuất huyết, chứa nước ngoại xuất,

có mủ màng gi, sợi huyết. Ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất, có khi lầy nhày có sợi huyết trong lồng ngực. Hầu viêm thủy thũng, thấm tương dịch vàng. Dạ dày, ruột viêm cata, tụ máu xuất huyết. Lách hơi sưng, đỏ

sẫm, có ổ viêm cứng, có khi lách bình thường. Hạch lâm ba ngực, hầu sưng tụ máu. Hạch màng treo ruột sưng thấm nước, thận ứ máu đỏ sẫm. Ở dưới da có những mảng đỏ sẫm, tím bầm ở bụng, ngực khoeo chân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978a) [10].

- Thể mãn tính: Phổi viêm mãn tính, có vùng gan hóa hoại tử vàng xám cứng, có áp xe, có khi bị carein hóa như fomal, đám bã đậu hóa, phế quản viêm mãn tính, màng phổi dày ra, vùng phổi bị hoại tử có chỗ dính vào lồng ngực. Hạch lâm ba, khớp xương, mô liên kết dưới da có những đám bã đậu, gan và lách có đám cazein hóa.

Loại P. aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho gia cầm. Gà, vịt thường mắc bệnh nặng và hay sảy ra những ổ dịch lớn, giết chết nhiều con. Bệnh tích chủ yếu là viêm ngoại tâm mạc, tim sưng, bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng, gan hơi sưng có những nốt hoại tử màu vàng nhạt, lấm tấm nhưđầu đinh ghim.

P. multocida có khả năng gây bệnh cho người. Thông thường người mắc bệnh Pasteurellosis do bị súc vật bệnh cắn hoặc cào gây nhiễm khuẩn cục bộ

tại chỗ với những đặc điểm nhưđau, phù nề hoặc có những triệu chứng toàn thân. * Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng

Phòng bệnh bằng vệ sinh

+ Khi chưa có dịch.

- Cần loại trừ những yếu tố giúp bệnh dễ phát sinh như vệ sinh kém, dinh dưỡng thiếu, khai thác sử dụng không hợp lý, chuồng trại lạnh, ẩm, lầy lội,...

- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ với những lợn ở diện tiêm phòng. - Thực hiện cách ly khi bổ xung lợn mới vào đàn.

- Cấm xuất, nhập gia súc trong khu vực có dịch. - Cách ly gia súc bệnh, điều trị tích cực.

- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng nước vôi 10%, NaOH 2%.

Phòng bệnh bằng vắc xin

Ở Việt Nam những năm gần đây, một số tác giảđã nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng lợn, trong đó có các loại vắc xin:

+ Vắc xin tụ huyết trùng lợn keo phèn: Chế từ chủng P. multocida

Trung Quốc do Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương và Công ty thuốc Thú y Trung ương sản xuất. Với ưu điểm của vắc xin là có miễn dịch cao, độ an toàn khá tốt, hiện nay đang được sử dụng rộng rãi.

+ Vắc xin tụ - dấu: Do Xí nghiệp thuốc thú y TW sản xuất, hiện nay sản xuất bằng phương pháp lên men sục khí nên có đậm độ vi khuẩn cao, rút liều tiêm xuống thấp từ 2ml đến 3ml/con. Vắc xin có độ an toàn cao, đang

được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc.

* Điều trị bệnh tụ huyết trùng

Có thể sử dụng huyết thanh này dùng phòng bệnh và chữa bệnh nhanh cho trâu, bò, lợn, gà. Sau khi tiêm kháng huyết thanh 24 giờ, con vật có miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Thường dùng trong bao vây và dập tắt ổ dịch, phòng bệnh cho gia súc khi vận chuyển.

Ở Việt Nam, Viện vắc xin Nha Trang cũng đã chế kháng huyết thanh đa giá tụ huyết trùng trên ngựa đểđiều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và lợn.

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc kháng sinh dùng điều trị

bệnh tụ huyết trùng có kết quả cao như: Streptomycin kết hợp với peniciclin, Neomycin, Nofloxacin, Kanamycin 10%, Kanatialin, Spectilin, Lincomycin 10%, Gentamycin 4%… Phối hợp với thuốc trợ sức, trợ lực như: Vitamin C, Vitamin B1, trợ tim, hô hấp: Cafein…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)