Bệnh viêm phổi – màng phổi lợn là một bệnh đường hô hấp lây lan mạnh, bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan hóa và viêm dính thành ngực.
Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
* Dịch tễ học
+ Loài mắc bệnh: Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh cho lợn
ở mọi lứa tuổi nhưng mẫn cảm nhất ở lợn choai (lợn từ 2 - 5 tháng tuổi). * Thời gian xảy ra bệnh trong năm:Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bùng phát vào vụ Hè – Thu khi nhiệt độ và ẩm độ tăng cao.
* Điều kiện vệ sinh: Hệ hô hấp có nhiệm vụ thường xuyên trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. Chính vì vậy, chuồng trại ẩm ướt, mất vệ
sinh sẽ dẫn tới tiểu khí hậu chuồng nuôi có nồng độ khí độc như NH3, H2S, CO2,... cao làm cho lợn hàng ngày phải hít một lượng khí độc vào cơ thể, lâu dần sẽ bị trúng độc (ở dạng mãn tính) làm cho sức đề kháng của con vật bị
giảm sút. Mặt khác, chuồng trại có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae phát triển mạnh. Như vậy, điều kiện vệ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của con vật cũng như sự phát triển của mầm bệnh: Nếu điều kiện vệ sinh kém sẽ làm cho bệnh viêm phổi – màng phổi xảy ra dễ dàng và lây lan mạnh, ngược lại điều kiện vệ sinh tốt không những giúp cho con vật khỏe mạnh mà còn hạn chế được dịch bệnh (Cù Hữu Phú và cs., 2002) [8].
* Cách lây lan:Nguồn bệnh chủ yếu là lợn mang trùng, bệnh có thể lây trực tiếp từ con ốm do thở, hắt hơi, ho làm cho nước dãi, mũi bắn sang cho con khỏe hoặc bệnh có thể lây gián tiếp thông qua không khí ở khoảng cách ngắn so mầm bệnh có thể tồn tại một thời gian ở môi trường ngoài (John Carr, 1997. Trích từ Cù Hữu Phú và cs., 2002) [8].
* Triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính (Taylor, D.J 2005) [18].
- Thể quá cấp:
Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số
hô hấp tăng, thở khó, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Lợn bệnh thấy có bọt máu lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh.
Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Trước khi chết thấy tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn chết có thể chết mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Thể cấp tính
Triệu chứng tương tự như thể quá cấp nhưng tiến triển chậm hơn. Lợn sốt cao trên 410C, ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy, nôn mửa, mắt có dửđôi khi nhầm với cả dịch tả.
- Thể cấp tính đa số lợn chết, một số con chữa được. Lợn chết trong vòng 1-4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.
- Thể mãn tính
Thể này xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ
(40,5 - 410C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dử, dịch mũi đặc và đục.
- Bệnh tích
+ Thể quá cấp: Lợn chết không có bệnh tích điển hình, lợn vẫn to béo.
+ Thể cấp tính và mãn tính: Màng phổi viêm dính Fibrin kèm theo chảy máu và dịch. Viêm màng bao tim, viêm phổi dính sườn, tích nước vàng đục có lẫn máu ở trong ngực. Phổi có màu sẫm và cứng lại ( phổi bị gan hóa).
Các ổ áp xe chứa đầy mủ nằm rải rác khắp phổi. Có bọt khí lẫn máu trong đường hô hấp.
- Chẩn đoán
Dựa trên kết quả nghiên cứu về lịch sử bệnh của đàn, triệu chứng lâm sàng, kiểm tra bệnh tích, phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Với lợn sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để xét nghiệm và chẩn đoán, lợn chết có thể
+ Chẩn đoáng lâm sàng và giải phẫu: Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh tích của bệnh. Phân biệt với bệnh: Tụ huyết trùng, suyễn, cúm lợn, bệnh liên cầu khuẩn.
+ Chẩn đoán vi khuẩn học
Kiểm tra trên kính hiển vi: Vi khuẩn hình cầu trực, bắt màu Gram âm. Bồi dưỡng, phân lập trong các môi trường: Bệnh phẩm là nuôi cấy trên môi trường thạch máu và các môi trường khác để kiểm tra đặc tính sinh hóa: Dung huyết, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, Indol (- ), Glucose (-), Urease (+), Maltosa (+), Mannitol, Mannaose, Xylose (+)...
- Phòng và điều trị bệnh viêm phổi – màng phổi
* Phòng bệnh: Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng cách tẩy uế
chuồng trại trước khi chuyển đàn mới vào mỗi ô chuồng, định kỳ phun sát trùng các dãy chuồng 1 tuần/lần, chuồng khô, sạch, không ứ đọng phân nước tiểu, nước rửa chuồng. Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Trộn thuốc Nova Mycoplasma phòng bệnh đường hô hấp vào thức ăn hoặc nước uống: 1g/1,5 lít nước , 1,5 g/kg thức ăn
Ngoài ra, còn phải chú ý hạn chế stress nhưđảm bảo mật độ chuồng nuôi hợp lý, giữ tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
* Điều trị bệnh: Biện pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh. Khi dùng kháng sinh, để đạt hiệu quả cao, an toàn, chữa khỏi bệnh, ít tốn kém, không ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng vật nuôi, đồng thời tránh và hạn chế quá trình tạo sự nhờn thuốc của vi khuẩn bắt buộc phải tuân thủ
các nguyên tắc điều trị.
Các kháng sinh thường được sử dụng điều trị bệnh viêm phổi – màng phổi như: Rifapicin, Ceftazidine, Ciprofloxacin, Amoxycillin, Neomycin, Amikacin... Tuy nhiên để nâng cao hiệu quảđiều trị cần phải làm kháng sinh
đồđể xác định mức độ mẫn cảm.
Dùng kháng sinh điều trị có thể kết hợp với: Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
Diclofenac 2,5% có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Bcomplex, Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, điều trị kết hợp công tác hộ lý và chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường các biện pháp vệ sinh và hạn chế các tác nhân stress.