Bệnh viêm phổi do virut gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 31)

Bệnh viêm phổi do vi rút gây ra gồm: - Vi rút gây bệnh cúm lợn

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không những cho lợn mà cho cả loài người, vi rút cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra

mọi lứa tuổi lợn, nhưng nặng nhất và chết nhiều nhất là lợn từ 1-5 tuần tuổi. Tác nhân gây bệnh là vi rút cúm H1N1, H3N2, H3N1… Các chủng vi rút cúm gia cầm phân lập được từ lợn bệnh là chủng A/swine/Kanagawa/2/78 (H1N2), chủng A/Tokyo/6/73 (H3N2) và chủng A/Kumamato/22/76 (H1N1)

phân lập từ Tây Ban Nha. Đặc biệt chủng này có kháng nguyên N1 tương tự

như N2 của các chủng trên (Nguyễn Xuân Bình, 2005) [2].

Các vi rút cúm có thể gây bệnh cho người, cho các loài gia súc, gia cầm và chim hoang dã trong đó có lợn. Các nhà khoa học xác định vi rút cúm có 2 kháng nguyên bề mặt là H và N luôn thay đổi. Hiện nay, người ta đã phân lập

được nhiều chủng vi rút thuộc tup A có 9 kháng nguyên N xếp từ N1, N2 đến N9 và 16 kháng nguyên H từ H1, H2 đến H16 (theo tổ chức Y tế thế giới). Từ

9N và 16H có thể tạo ra 144 vi rút cúm và chúng có thể gây ra 256 dạng cúm cho người và động vật.

Trong môi trường tự nhiên, vi rút cúm có thể tồn tại từ 3 đến 30 ngày vẫn giữ nguyên độc lực gây bệnh. Vi rút bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt độ trên 65 độ C trong 30 phút. Các loại thuốc sát trùng diệt được vi rút cúm là: Formol 2%, 2% của PVP, iodine 10%, Virkon S, dung dịch xút 5%, nước vôi 10%, B.K.Vet.

* Đặc điểm dịch tễ: Bệnh cúm lợn được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A nghĩa là bệnh cực kỳ nguy hiểm, lây lan rất nhanh ở các lứa tuổi, nhưng lợn con từ 1 - 5 tuần tuổi bị bệnh nặng và tỷ lệ chết cao nhất.

Bệnh cúm lợn có thể lây sang gia cầm và ngược lại, từ đó lây sang người. Năm 1918, trên thế giới đã có 20 triệu người bị chết do vi rút H1N1, sau đó những quan sát, thống kê của các chuyên gia y học (WHO) cho thấy: Từ 1959 đến 1983 đã có khoảng 24 triệu người ở lứa tuổi 14 -30 bị nhiễm vi rút cúm lợn và bị chết ở nhiều quốc gia. Vi rút cúm gia cầm khi vào lợn có thể

gây đột biến gen, tạo các chủng vi rút cúm có độ lực cao. Bệnh cúm lợn lây lan qua đường hô hấp là chính. Bệnh phát ra quanh năm, nhưng chủ yếu là vào thời gian chuyển mùa thời tiết ấm sang thời tiết lạnh.

* Triệu chứng lâm sàng: Thời gian ủ bệnh: 2 - 5 ngày, rất ít khi 4 ngày. Lợn bị bệnh thể cấp tính đột ngột bùng phát và lây lan nhanh ra toàn

đàn với tỷ lệ rất cao (gần 100%), sốt cao 41,5 – 420 C. Lợn bệnh buồn bã, nằm tụm đống với nhau, khi bị xua đuổi thì chúng đi loạng choạng, run rẩy rồi

nằm bệt, thở khó và thở nhanh (thở thể bụng). Vì thở khó, lợn phải ngồi như

chó ngồi, ăn kém hoặc bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi, có những mảng phát ban đỏở tai chân, mõm và ở phần da mềm như bụng, bẹn…

Lợn con theo mẹ từ 1 - 5 tuần tuổi chết rất nhanh và tỷ lệ chết cao. Những dấu hiệu lâm sàng rất nặng diễn ra 2 - 4 ngày đầu, nhưng sau đó cũng giảm đi rất nhanh. Sức khỏe của lợn được hồi phục sau 6 - 7 ngày. Tuy nhiên, có một số lợn vẫn thở khó và ho không giảm do viêm đường hô hấp chính phát và thứ phát.

Phần lớn lợn lớn trên 5 tuần tuổi có tỷ lệ chết ít, khoảng 4 - 5%. Lợn bị

chết chủ yếu do viêm phế quản - phổi nặng và nếu bệnh ghép với các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác như: Mycoplasma, liên cầu khuẩn

(Streptococcus), tụ huyết trùng (Pasteurella)… thì tỷ lệ chết sẽ cao hơn.

Lợn nái mang thai khi nhiễm vi rút cúm sẽ bị bệnh nặng hơn so với lợn vỗ béo và thường bị sảy thai sau 3 - 5 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh. Nếu không bị sảy thai thì lợn nái bệnh sinh ra con yếu ớt, khó nuôi và chết dần.

* Bệnh tích mổ khám: Mổ khám lợn chết do bệnh cúm từ 1 - 5 tuần tuổi cho thấy: Phế quản và phổi có nhiều dịch nhầy thẩm xuất và bọt. Niêm mạc phế quản có những đám tụ huyết đỏ, phổi và chùm hạch phổi, hạch phế quản sưng phù nề. Cắt ngang các thùy phổi thấy có nhiều dịch lẫn với các đám sợi huyết chảy ra và hiện tượng này cũng thấy ở trong các tiểu phế quản, làm tắc nghẽn lưu thông không khố, đó chính là nguyên nhân gây khó thở. Ở một số

lợn bị bệnh nặng còn thấy các tiểu thùy phổi tụ huyết màu xám đỏ, sưng phù thũng chiếm 30 - 50% thể tích của phổi. Niêm mạc mũi lợn bệnh cũng có hiện tượng sưng phù nề, tụ huyết và chảy dịch nhầy.

* Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng: Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh (gần 100% đàn lợn), lợn sốt cao, khó thở và ho do viêm phổi và viêm phế

quản - phổi. Lợn ở lứa tuổi 1 - 5 tuần bị bệnh nặng, có tỷ lệ chết đến 40%, nhưng ở lợn trưởng thành, lợn vỗ béo tỷ lệ chết thấp 4 - 5 %.

Chẩn đoán miễn dịch: Các phương pháp ngưng kết hồng cầu (HI, HA). Phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA) được áp dụng để chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh cúm lợn.

* Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh. Do vậy khi dịch cúm xảy ra, người ta áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn thứ phát.

Cách ly chuồng có lợn bị cúm với các chuồng khác, không di chuyển lợn ra khỏi chuồng. Phải bao vây, tiêu độc triệt để khu chuồng như: Phun thuốc sát trùng mạnh PVP.Iodine 10%, Virkon.S, B.K.Vet, rắc vôi bột xung quanh chuồng, cử người nuôi riêng lợn chuồng đó với đầy đủ các trang bị bảo hộ (khẩu trang, áo quần bảo hộ, ủng, găng tay, kính và mũ bảo hộ).

Cho lợn ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu, thêm rau xanh, củ quả rửa sạch và thái nhỏ sẽ làm cho lợn chóng hồi phục.

Sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, hoặc pha nước cho uống. Có thể dùng một trong các kháng sinh và cách chữa của bệnh suyễn lợn để

ngừa bệnh thứ phát và giảm tỷ lệ chết, chống biến chứng và còi cọc. Thuốc phải dùng cho cảđàn lợn trong chuồng, thời gian sử dụng 4 - 5 ngày liền:

+ Pig.Mix: 8kg/tấn thức ăn/ngày + Gentafam 1: 4kg/tấn thức ăn/ngày + Flumequin 20: 10ml/lít nước

* Phòng bệnh: Không nuôi chung các lứa tuổi lợn khác nhau trong cùng một chuồng hoặc trong một khu vực với một số loài gia cầm và chim hoang khác. Tổ chức tiêm vắc xin cho đàn lợn trong vùng có lưu hành bệnh hoặc các trại lợn giống, nếu có điều kiện.

Hiện nay, các loại vắc xin vô hoạt được sử dụng ở nhiều nước trên thế

giới như:

+ Flusure RTU của Mỹ, là vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm lợn. Tiêm lần 1 cho lợn con lúc 3 tuần tuổi và sau 3 tuần tiêm nhắc lại lần 2 (mỗi con

tiêm sâu bắp thịt 2ml vắc xin). Sau đó nếu nuôi tiếp thì cứ 6 tháng tiêm lại một lần.

+ Flusure/Respisure RTU: Vắc xin vô hoạt đa giá của Mỹ phòng bệnh cúm và suyễn lợn (cách dùng và phương pháp dùng như vắc xin Flusure RTU).

Với lợn nái và đực giống, tiêm vắc xin chống cúm 2ml/con lúc 21 ngày trước khi phối giống, sau đó một năm tiêm định kỳ 2 lần cách nhau 6 tháng.

- Vi rút gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS)

* Nguyên nhân:

Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn mà trong một thời gian dài trước đây vẫn gọi là “Bệnh bí hiểm”, không rõ nguyên nhân. Ngày nay các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ nghiên cứu, tìm ra vi rút gây bệnh (1990).

Đó là một loại vi rút thuộc họ Togaviridae, có ARN đặt tên là Lelystad

đã gây ra hội chứng rối loạn sinh sản như: Sảy thai, chết lưu thai, lợn con chết yểu sau khi sinh và trạng thái viêm phổi lợn con và lợn choai (Nguyễn Bá Hiên, 2007) [3].

* Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chủng vi rút, tuổi, giới tính, điều kiện môi trường... và sự kế phát của một số vi sinh vật khác.

Triệu chứng lâm sàng được thể hiện rất khác nhau, theo ước tính cứ

3 đàn lần đầu tiếp xúc với mầm bệnh thì một đàn không có biểu hiện, một

đàn có biểu hiện mức độ vừa và một đàn biểu hiện ở mức độ nặng. Lý do của việc này đến nay vẫn chưa có lời giải thích. Tuy nhiên, với những đàn khoẻ

mạnh thì mức độ bệnh cũng giảm nhẹ hơn và cũng có thể vi rút tạo nhiều biến chủng với độc lực khác nhau. Thực tế, nhiều đàn có huyết thanh dương tính nhưng không có dấu hiệu lâm sàng (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [11]. Mỗi loại lợn và ở từng lứa tuổi khi mắc bệnh có những biểu hiện khác nhau:

Ở lợn nái trong giai đoạn cạn sữa: tháng đầu tiên khi bị nhiễm vi rút, lợn biếng ăn từ 7 - 14 ngày (10 - 15% đàn), sốt 39 - 400 C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1 - 6%), tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%), đẻ non (10 - 15%), động đực giả (3 - 5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.

Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.

Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào tình trạng tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy...

Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ... Tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp xe, thể trạng gày yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể lên tới 15%.

* Bệnh tích

Mức độ bệnh tích đại thể của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản phụ thuộc nhiều vào độc lực của vi rút và quá trình diễn biến của bệnh.

Hầu hết các trường hợp lợn nhiễm do vi rút PRRS đều không thể

quan sát được bệnh tích. Bệnh tích đặc trưng của bệnh là viêm phổi hoại tử

và thâm nhiễm đặc trưng bởi các đám phổi bị đặc lại, chắc trên các thuỳ

phổi. Thuỳ bị bệnh thường có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc lại (hiện tượng nhục hoá). Trên bề mặt cắt ngang của phổi lồi ra và khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới của thuỳ đỉnh. Về mặt tổ chức phôi thai học thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, mộ số trường

hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (pneumocyse) làm cho phế

nang bị nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang (Nguyễn Hữu Nam, 2007) [4].

Ngoài ra hạch amidan thường sưng lên, sung huyết hoặc xuất huyết. Thận của tất cả các loại lợn thường có những nốt xuất huyết to hơn đầu

đinh ghim do đó dễ bị nhầm với bệnh dịch tả lợn.

Một số bệnh tích không thực sự điển hình như não sung huyết, lách nhồi huyết, gan đôi khi có những nốt hoại tử nhỏ hoặc xuất huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.

* Dịch tễ học

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và có thể ghép với các loại mầm bệnh khác, do

đó làm ốm chết nhiều lợn nhiễm bệnh. Hội chứng lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó ở Châu Âu và Châu Á vào những năm 90. Cho đến nay chưa có nước nào trên thế giới khẳng định là đã thanh toán được bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng tập trung chủ yếu ở lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ. Bệnh có ảnh hưởng đến tất cả các kiểu nuôi nhốt hay thả rông, tập trung hay phân tán, quy mô đàn, tình trạng sức khoẻ, kiểm dịch, cách ly lợn nhập đàn, lợn mắc bệnh.

* Phòng và chống bệnh + Sử dụng vắc xin

Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc hiệu điều trị hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề

kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu là ngăn ngừa bệnh kế phát. Chính vì vậy, để phòng chống bệnh ngoài việc chăn nuôi an toàn sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng tốt ...thì tiêm vắc xin phòng bệnh cũng là một giải pháp.

tình trạng mẫn cảm của gia súc với chủng vi rút gây bệnh.

Hiện nay, trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành của Bộ

Nông nghiệp và PTNT có 3 loại vắc xin nhập khẩu gồm: Porcilis PRRS của Intervet – Hà Lan; Amervac PRRS của Hipra – Tây Ban Nha và BSL.PS.100 của Bestar – Singapore. Hai loại vắc xin Intervet – Hà Lan và Hipra – Tây Ban Nha được sản xuất từ chủng vi rút PRRS thuộc dòng Châu Âu. Vắc xin PSL-PS100 của Bestar – Singapore là loại vắc xin sống nhược độc được sản xuất từ vi rút dòng JK - 100 thuộc dòng Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi nuôi tại Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)