Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp sau: * Phòng bệnh khi chưa có dịch:
- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý.
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ
dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với dịch bệnh.
Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô, sạch vào mùa hè, mật
Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất bao gồm: Vệ sinh, tiêu
độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng; kiểm soát nồng
độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi.
Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu chứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: Kiểm tra lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới
đưa vào sử dụng.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Hiện nay đã có các loại vắc xin phòng các bệnh trong hội chứng bệnh đường hô hấp như: Vắc xin suyễn, vắc xin phòng bệnh viêm phổi – màng phổi... Góp phần tích cực trong công tác phòng bệnh.
* Phòng khi có dịch
Bệnh vềđường hô hấp phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới
đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật có sức đề
kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.
Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập vào hoặc những lợn ốm.
Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crezin 5-10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.
Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm kháng sinh Oremincin, Tetramycin vào thức ăn để phòng bệnh.